Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong ngành giao thông vận tải châu Á

Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong ngành giao thông vận tải châu Á

Thứ 5, 23/09/2021 | 07:00
0
Ba trong số các nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ chi khoảng 12 nghìn tỷ USD để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 trong ngành vận tải của nước họ.

Đó là nội dung chính của báo cáo gần đây Ngân hàng Quốc tế Hà Lan ING công bố, CNBC đưa tin.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm gần 2/3 tổng lượng phát thải CO2 ở châu Á - Thái Bình Dương và khoảng 1/3 lượng phát thải toàn cầu, ING cho biết.

Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng không carbon vào năm 2050, và Trung Quốc vào năm 2060. Mức phát thải ròng bằng 0 có nghĩa là loại bỏ nhiều khí nhà kính ra khỏi bầu khí quyển hơn so với lượng khí thải được tạo ra.

Ước tính chi phí 12,4 nghìn tỷ USD "tương đương với hơn 90% GDP năm 2020 của Trung Quốc", theo Robert Carnell, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ING và là tác giả của báo cáo.

Nó sẽ bao gồm công suất sản xuất điện mà các quốc gia cần để cung cấp cho các đội xe điện mới chạy bằng pin, đường sắt điện khí hóa, xe tải chạy bằng hydro, máy bay chạy bằng nhiên liệu hàng không bền vững và tàu chạy bằng amoniac, Carnell cho biết.

Mức giá 12,4 nghìn tỷ USD không bao gồm chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để thay thế các đội xe hiện có, lắp đặt các điểm sạc xe điện hoặc tích trữ nhiên liệu mới trong ngành, ông lưu ý.

Thế giới - Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong ngành giao thông vận tải châu Á

Thị trường giao dịch trao đổi carbon được Trung Quốc chính thức vận hành từ hôm 16/7/2021, nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon năm 2060. Ảnh: RT

Theo ING, với 30% tổng tiêu thụ năng lượng đến từ hệ thống giao thông của ba quốc gia, họ sẽ cần phải hành động nhanh chóng và áp dụng các giải pháp bền vững để đảm bảo các mục tiêu của họ nằm trong tầm tay.

Nếu Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu quá trình chuyển đổi năng lượng của họ ngay hôm nay và mở rộng nỗ lực của họ trong vòng 30-40 năm tới, chi phí để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 trong ngành giao thông vận tải sẽ ở mức có thể xoay xở được, ING cho biết.

Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia phát thải CO2 lớn nhất thế giới. Để đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0, ngành giao thông vận tải nước này cần tiêu tốn 11 nghìn tỷ USD - hay “1,8% GDP mỗi năm cho đến năm 2060”, báo cáo của ING cho biết.

Trích dẫn Triển vọng Năng lượng Tái tạo Trung Quốc 2020, ING chỉ ra rằng lượng phương tiện cho vận tải hành khách ở Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi lên 450 triệu chiếc vào năm 2050 - từ 220 triệu chiếc vào năm 2018.

Trung Quốc đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực xe điện, và ING dự đoán rằng nếu nước này sử dụng hoàn toàn xe điện chạy bằng pin vào năm 2060, tổng nhu cầu năng lượng từ các phương tiện chở khách vào năm 2050 có thể giảm đáng kể.

ING cho biết, ngành công nghiệp hàng hải của Trung Quốc sẽ đòi hỏi nhiều khoản đầu tư nhất để đạt được mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0, đồng thời cho biết thêm rằng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ước tính sẽ tăng lên khoảng 120% mức hiện nay vào năm 2060.

Tuy nhiên, trạng thái trung hòa carbon sẽ không thể đạt được nếu dầu diesel và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) không được thay thế bằng amoniac xanh, do đó sẽ phát sinh thêm chi phí 3,7 tỷ USD và thêm 433 GW công suất phát điện.

Mục tiêu trung hòa carbon của Nhật Bản và Hàn Quốc

Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đặt mục tiêu đạt trạng thái trung hòa carbon vào năm 2050.

Nhật Bản sẽ tiêu tốn 1 nghìn tỷ USD để thực hiện kế hoạch phát thải ròng bằng 0 cho hệ thống giao thông của nước này, xét về công suất phát điện cần thiết, theo dự báo của ING.

Con số này chiếm “khoảng 20% GDP hiện tại của Nhật Bản” - nhưng con số đó có thể giảm xuống còn “0,6% GDP mỗi năm nếu tính chung từ nay đến năm 2050.”

Thế giới - Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong ngành giao thông vận tải châu Á (Hình 2).

Nhật Bản đặt mục tiêu đạt trạng thái trung hòa carbon vào năm 2050. Ảnh: Climate Home News

Báo cáo cho biết, Nhật Bản đã đạt được rất ít tiến bộ trong việc khử cacbon trong nền kinh tế vì nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm hơn 2/3 nguồn cung cấp năng lượng chính của đất nước.

Theo một khía cạnh tích cực, điều này có nghĩa là “Nhật Bản có rất nhiều lợi ích để khai thác trong quá trình chuyển đổi mang lại triển vọng tiến bộ nhanh chóng”.

ING ước tính rằng, tổng chi phí năng lượng xanh để chuyển đổi ngành giao thông của Hàn Quốc hướng tới một tương lai phát thải carbon ròng bằng 0 sẽ tiêu tốn khoảng 400 tỷ USD, hay 0,6% GDP hiện tại mỗi năm khi tính chung trong 30 năm tới.

Mặc dù chi phí mà các quốc gia sẽ phải bỏ ra để chuyển đổi hệ thống giao thông của họ có thể là rất lớn, nhưng điều quan trọng cần nhớ là “tất cả khoản chi tiêu này sẽ thể hiện dưới dạng GDP”, Carnell cho biết.

Minh Đức

35 tổ chức kêu gọi nhà tài trợ điện than hàng đầu thế giới ngừng tay

Thứ 3, 14/09/2021 | 15:49
Với hơn 35 tỷ USD tài trợ cho các dự án nhiệt điện chạy bằng than ở nước ngoài, Ngân hàng Trung Quốc - BoC là nhà đầu tư than đá lớn nhất toàn cầu.

"Xã hội hydro" - mục tiêu tương lai của Hyundai Motor

Thứ 5, 09/09/2021 | 14:59
Hydro sẽ là nguồn năng lượng để vận hành “mọi thứ” vào năm 2040, Hyundai Motor - tập đoàn lớn thứ hai của Hàn Quốc tuyên bố.

Tương lai nào cho các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch?

Thứ 6, 03/09/2021 | 07:30
Nhiều nhà đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế xanh khi các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch sẽ dần dần không được chấp nhận nữa.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Mỹ nhận định thời điểm Ukraine phát động cuộc phản công mới và mục tiêu muốn đạt được

Chủ nhật, 05/05/2024 | 20:22
Ukraine sẽ hướng tới mở cuộc phản công trong năm 2025 sau khi Mỹ đã duyệt chi hỗ trợ 61 tỷ USD và sự hỗ trợ bổ sung khác từ phương Tây, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói hôm 4/5.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.
     
Nổi bật trong ngày

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:00
Sáng 5/5, Ban chỉ đạo TW kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó trưởng ban Thường trực Ban chủ trì chỉ đạo, kiểm tra buổi Tổng duyệt.

Mây dông đang kéo tới, cảnh báo Hà Nội mưa rất to

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:40
Tối 5/5, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra cảnh báo mưa lớn cục bộ, dông, lốc, sét khu vực Hà Nội.