Một năm buồn của ngành thép Việt

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 05/02/2023 | 08:30
0
Từ những doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen,... đến những doanh nghiệp nhỏ hơn, năm 2022 có thể được coi là năm kinh doanh “bết bát” của ngành thép Việt.

Đồng loạt báo lỗ quý IV/2022

Trong mùa báo cáo tài chính quý IV/2022, thép là một trong những nhóm ngành gây thất vọng nhất với bức tranh lợi nhuận đầy ảm đạm. Sau đà lao dốc lợi nhuận từ đỉnh kể từ đầu năm 2021, hầu hết doanh nghiệp ngành này đã trải qua ít nhất một kỳ kinh doanh thua lỗ trong năm 2022.

Là doanh nghiệp đứng đầu thị phần về thép xây dựng, Tập đoàn Hoà Phát (HoSE: HPG) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên công bố kết quả kinh doanh với mức lỗ gần 2.000 tỷ đồng trong quý IV/2022. Cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp này lãi hơn 7.400 tỷ đồng. Lỗ quý thứ 2 liên tiếp kéo lợi nhuận cả năm 2022 giảm hơn ba phần tư, từ mức hơn 34.580 tỷ đồng về còn hơn 8.400 tỷ đồng - chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Ngay sau đó, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cũng báo lỗ hơn 410 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022, nâng mức lỗ thêm 93% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm, VNSteel lỗ hơn 820 tỷ đồng, trong khi năm 2021 có lãi gần 860 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên doanh nghiệp này có lợi nhuận âm kể từ năm 2014 và cũng là mức lỗ lớn nhất kể từ khi công bố thông tin vào năm 2011.

Thép Nam Kim (HoSE: NKG) công bố lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 âm hơn 350 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 450 tỷ đồng. Với hai quý lỗ liên tiếp, lợi nhuận doanh nghiệp này quay về mức âm sau 10 năm lãi hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng. Cả năm 2022, Thép Nam Kim lỗ 67 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi khoảng 2.225 tỷ đồng.

Trong nhóm ngành thép, không thể không kể đến “ông lớn” ngành tôn mạ - Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) cũng báo lỗ ròng 680 tỷ đòng trong quý I niên độ 2022 - 2023 (từ ngày 1/10/2022 đến 31/12/2022) dù đạt doanh thu thuần 7.917 tỷ đồng.

Việc kinh doanh dưới giá vốn cùng gánh nặng chi phí khiến Thép SMC (HoSE: SMC) cũng báo lỗ 515 tỷ đồng trong quý IV/2022 - đây cũng là khoản lỗ quý kỷ lục doanh nghiệp này từng ghi nhận kể từ khi hoạt động. Cả năm 2022, SMC ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 645 tỷ đồng - qua đó chính thức tái lỗ sau 7 năm.

Tương tự, Thép Pomina (POM) tiếp tục lỗ thêm 460 tỷ quý IV, khiến lợi nhuận cả năm 2022 của doanh nghiệp này âm hơn 1.100 tỷ đồng.

Gang thép Thái Nguyên (Tisco - UpCOM: TIS) lỗ 17 tỷ đồng trong quý IV/2022 trong khi cùng kỳ lãi 9 tỷ đồng. Cả năm 2022, công ty ghi nhận 11.697 tỷ đồng doanh thu, giảm 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế âm hơn 9 tỷ đồng trong khi năm ngoái lãi sau thuế 122 tỷ đồng.

Chi phí tăng mạnh bào mòn lợi nhuận

Năm qua, ngành thép chịu nhiều áp lực bao gồm gánh nặng chi phí tài chính từ việc lãi suất/tỉ giá tăng, gánh nặng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho,...

Tính đến hết ngày 31/12/2022, nợ phải trả của đa số doanh nghiệp thép đều đã giảm so với quý trước đó. Tập đoàn Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long đã thanh toán hơn 13.200 tỷ đồng nợ so với thời điểm cuối năm 2021 và hiện chỉ còn mức 74.222 tỷ đồng.

Song, áp lực về lãi suất cũng như biến động tỉ giá USD khiến các khoản chi phí lãi vay của Hoà Phát tăng lên từng quý, trong đó thời điểm quý IV/2022, doanh nghiệp phải chi tới 932 tỷ đồng để trả lãi vay.

Đáng chú ý, hầu hết khoản nợ phải trả của doanh nghiệp thép đến từ vay nợ tài chính như thông qua ngân hàng, vay cá nhân, trái phiếu,...  Năm 2022, dưới động của lãi suất, chi phí lãi vay của nhiều doanh nghiệp trong quý IV/2022 thậm chí đã tăng từ 2 - 3 lần so với quý đầu năm.

Tồn kho xuống mức thấp nhất trong vòng 7 quý

Sau khi đẩy lượng tồn kho lên mức kỷ lục vào cuối quý II/2022, các doanh nghiệp thép đã đồng loạt giảm mạnh tích trữ trong hai quý liên tiếp sau đó.

Tồn kho toàn ngành thép tại thời điểm 31/12/2022 ước tính giảm khoảng 20.000 tỷ đồng so với cuối quý III/2022, xuống còn khoảng 66.000 tỷ đồng – mức thấp nhất trong vòng 7 quý trở lại đây. Tính chung trong nửa sau của năm 2022, tồn kho toàn ngành thép đã giảm khoảng 45.000 tỷ đồng.

Trong đó, Hòa Phát tiếp tục là cái tên xả kho mạnh nhất trong quý cuối năm với lượng tồn kho giảm gần 9.400 tỷ đồng so với đỉnh vào cuối quý trước. Tuy nhiên, tồn kho của doanh nghiệp này vẫn chiếm quá nửa trong tổng lượng tồn kho của toàn ngành thép thời điểm 31/12, với giá trị gần 34.500 tỷ đồng (đã bao gồm trích lập dự phòng giảm giá 1.236 tỷ đồng).

Không chỉ riêng Hòa Phát, tồn kho của hầu hết các doanh nghiệp thép đều đã giảm mạnh trong quý IV. Trong đó, Hoa Sen, Thép Nam Kim, VNSteel, Pomina có lượng tồn kho giảm đến hàng nghìn tỷ sau quý vừa qua.

So với con số kỷ lục cuối quý II/2022, phần lớn các doanh nghiệp thép hàng đầu đã giảm khoảng 40-70% giá trị tồn kho, ngoại trừ Thép Nam Kim và Thép Tiến Lên vẫn duy trì ở mức cao.

Ngành thép vẫn còn khó trong đầu năm 2023

Dù tiếp tục phá đáy lợi nhuận nhưng lãnh đạo Hòa Phát lại tỏ ra khá lạc quan với tình hình ngành thép. Tập đoàn nhận định ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục, đồng thời nhấn mạnh đang theo dõi sát diễn biến thị trường để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt.

Đánh giá của Hòa Phát không phải không có cơ sở khi ngành thép nói chung đang đón nhận một số tín hiệu tích cực. Giá than, nguyên vật liệu quan trọng nhất trong luyện thép đã quay đầu giảm mạnh sau thời gian dài neo cao vùng đỉnh. Điều này có thể sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận của ngành thép thời gian tới.

Hồ sơ doanh nghiệp - Một năm buồn của ngành thép Việt

Ngành thép đã qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà phục hồi trong năm 2023 (Ảnh: Hữu Thắng).

Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn trong bối cảnh nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng... Kỳ vọng của ngành thép năm nay là giải ngân đầu tư công dự kiến tăng 20-25% so với năm 2022.

Theo VNDirect, về xuất khẩu, trợ lực của ngành là giá thép có thể ít biến động hơn do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc ổn định sau khi mở cửa với nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, phục hồi thị trường bất động sản. Nhưng nhìn chung, ngành thép vẫn khó khăn ở nửa đầu năm và có thể chỉ thực sự khởi sắc vào nửa cuối năm 2023.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định tình trạng khó khăn, thua lỗ của doanh nghiệp thép có thể sẽ còn tiếp tục trong đầu năm 2023 do hoạt động xuất khẩu kém khả quan, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất; các chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất, tỉ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành thép.

Nhưng với các giải pháp mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án xây dựng, giao thông… thị trường thép vẫn nhìn thấy những "điểm sáng" trong năm 2023.

Nhận định của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) cho thấy, nhu cầu thép thế giới sẽ tăng trở lại khoảng 1% trong năm 2023 nhờ động lực là đầu tư công cũng như tình hình thiếu hụt năng lượng đã được kiểm soát trên thế giới.

Trong đó, khu vực ASEAN sẽ dẫn đầu tăng trưởng về tiêu thụ thép nhờ định hướng đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng. Đây được kỳ vọng sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của thép Việt Nam thời gian tới. Ngoài ra, nguồn cung thép thị trường châu Âu trong năm 2023 được dự báo tiếp tục thiếu hụt do giá năng lượng cao. Các doanh nghiệp của Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Thép Pomina báo lỗ nghìn tỷ, vay ngắn hạn hơn 5.000 tỷ đồng

Thứ 4, 01/02/2023 | 14:19
Trong quý IV/2022, Thép Pomina tiếp tục lỗ thêm 460 tỷ đồng khiến lợi nhuận cả năm 2022 của doanh nghiệp này âm hơn 1.100 tỷ đồng.

Thép Tiến Lên lỗ chứng khoán 60 tỷ đồng, nắm cổ phiếu SHB, VIX, IJC

Thứ 4, 01/02/2023 | 14:17
Đến cuối 2022, Thép Tiến Lên vẫn còn ôm hơn 105 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh, tuy nhiên danh mục lại âm nặng 60%, tương đương mức lỗ 63 tỷ đồng.

“Vua tôn” Hoa Sen tiếp tục báo lỗ

Thứ 3, 31/01/2023 | 09:08
Sau khi lỗ 887 tỷ đồng trong quý trước đó, Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục báo lỗ thêm 680 tỷ đồng trong quý I niên độ tài chính 2022-2023.

“Ông lớn” thép Việt lỗ nặng, nợ vay tài chính hơn 6.000 tỷ đồng

Thứ 3, 24/01/2023 | 20:09
Trái ngược với con số lãi bùng nổ 859 tỷ đồng trong năm 2021, bước sang 2022, VNSteel lại ghi nhận khoản lỗ sau thuế hơn 831 tỷ đồng.

Kinh doanh dưới giá vốn, Thép Nam Kim báo lỗ trở lại sau 11 năm

Thứ 3, 24/01/2023 | 07:50
Thép Nam Kim ghi nhận mức lỗ 356 tỷ đồng trong quý IV và cả năm 2022 lỗ gần 67 tỷ đồng. Kể từ 2012 đến nay, đây là năm đầu tiên Thép Nam Kim báo lỗ trở lại.

Gang thép Thái Nguyên kinh doanh thua lỗ, vay nợ hơn 4.600 tỷ đồng

Thứ 6, 20/01/2023 | 19:37
Năm 2022 là năm ảm đạm của doanh nghiệp ngành thép. Gang thép Thái Nguyên cũng không ngoại lệ khi quay lại “quỹ đạo” thua lỗ trong năm tài chính vừa qua.

Hoà Phát báo lỗ thêm 2.000 tỷ đồng trong quý IV/2022

Thứ 6, 20/01/2023 | 17:18
Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long báo lỗ thêm 2.000 tỷ đồng quý IV/2022, song doanh nghiệp đánh giá ngành thép đã qua giai đoạn khó khăn nhất.
Cùng tác giả

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.
Cùng chuyên mục

Thủy sản Minh Phú: Lãi tăng vọt vẫn chưa đạt nổi 1% kế hoạch năm

Thứ 4, 08/05/2024 | 15:40
Quý I/2024, Thủy sản Minh Phú ghi nhận lợi nhuận đạt 7,2 tỷ đồng, tăng vọt so với số lỗ 98 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, song vẫn chỉ đạt 0,7% mục tiêu đề ra.

Thuduc House kinh doanh ra sao khi vẫn nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế?

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Thất thu từ mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, Thuduc House rơi vào tình cảnh ngặt nghèo khi nhận "cú đấm bồi" từ cưỡng chế thuế, hải quan.

TMT Motors: Tham vọng lớn, thất vọng nhiều

Thứ 3, 07/05/2024 | 22:59
TMT Motors đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 tăng 474,62% so với năm trước nhưng kết thúc quý I/2024, công ty chỉ mới thực hiện chưa tới 1% mục tiêu lợi nhuận.

Vì sao Thủy điện A Vương đặt mục tiêu doanh thu lẫn lợi nhuận giảm?

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:00
Thủy điện A Vương cho rằng, 2024 là một năm có nhiều khó khăn và thách thức.

Nhu cầu nước sạch tăng, Biwase báo lãi quý I/2024 tăng 22%

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:44
Một nguyên nhân khác giúp lãi của Biwase tăng là do công tác phòng chống thất thoát nước được tăng cường nên tỉ lệ thất thoát nước giảm so với kỳ trước.
     
Nổi bật trong ngày

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt vào thị trường Ấn Độ

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Việt Nam có nhiều nông sản tươi và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.

Thuduc House kinh doanh ra sao khi vẫn nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế?

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Thất thu từ mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, Thuduc House rơi vào tình cảnh ngặt nghèo khi nhận "cú đấm bồi" từ cưỡng chế thuế, hải quan.

Xuất hiện nhóm cổ đông lớn mới tại doanh nghiệp của bầu Đức

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:53
Chứng khoán LPBank và người có liên quan đã nâng sở hữu lên 89,6 triệu cổ phiếu HAG, tương ứng 8,47% vốn điều lệ và trở thành nhóm cổ đông lớn của HAGL.

Vì sao Thủy điện A Vương đặt mục tiêu doanh thu lẫn lợi nhuận giảm?

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:00
Thủy điện A Vương cho rằng, 2024 là một năm có nhiều khó khăn và thách thức.

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.