Mỗi người cần nhìn lại ý thức tham gia giao thông của chính mình

Mỗi người cần nhìn lại ý thức tham gia giao thông của chính mình

Thứ 3, 06/11/2018 | 13:29
0
“Trước khi mắng các em SVTN lo chuyện bao đồng, mọi người cần xem lại ý thức tham gia giao thông của chính mình…”

Sau khi đăng tải loạt bài sinh viên tình nguyện tham gia điều hướng giao thông, đã có rất nhiều phản hồi của độc giả được gửi tới. Hầu hết các phản hồi bày tỏ sự trân trọng, cảm động trước hành động đội mưa, bất chấp vất vả và nguy hiểm đứng đường phân luồng giao thông của các em sinh viên tình nguyện. Tuy nhiên, cũng có những phản hồi thể hiện sự khó chịu, mắng các em sinh viên lo chuyện bao đồng.

Để có cái nhìn đúng đắn, nhân văn nhất về hoạt động tham gia điều tiết giao thông của sinh viên tình nguyện, Ban Biên tập xin được đăng tải nguyên văn quan điểm của độc giả Phương Anh (30 tuổi, trú tại nhà số 6, ngõ 90, phố Chính Kinh, Thanh Xuân, Hà Nội) về vấn đề này.

“Kính gứi quý Báo!

Tôi là người dân sinh sống trên địa bàn Quận Thanh Xuân (TP Hà Nội). Đoạn đường từ nhà đến cơ quan và từ cơ quan về nhà của tôi bắt buộc phải lưu thông qua tuyến phố Vũ Trọng Phụng – một trong những điểm nóng về ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm của TP. Trước đây, gần như ngày nào tôi cũng phải mất cả tiếng đồng hồ chôn chân trên tuyến phố này, chen lấn từng xen-ti-met để về nhà trong giờ tan tầm. Nhiều hôm trời mưa, đường tắc, tôi bị co cứng giữa biển người, chen chúc rất vất vả và nơp nớp nỗi lo tai nạn giao thông.

Truyền thông - Mỗi người cần nhìn lại ý thức tham gia giao thông của chính mình

Sinh viên tình nguyện ĐH Đại Nam đội mưa tham gia điều hướng, phân làn giao thông

Những lúc tắc đường chỉ mong có vài bác dân phòng, mấy anh công an hay các em SVTN đứng ra điều hướng, phân luồng giao thông giúp để nhanh chóng thoát khỏi cung đường tắc. Và may mắn thay, mấy tháng trở lại đây, đoạn đường từ cơ quan về nhà của tôi đã trở nên “dễ thở” hơn rất nhiều, không phải khổ sở bon chen và lo bị xe ngược chiều tông vào nữa vì đã có sự trợ giúp điều hướng, phân luồng của các em SVTN Trường ĐH Đại Nam.

Truyền thông - Mỗi người cần nhìn lại ý thức tham gia giao thông của chính mình (Hình 2).

Sinh viên tình nguyện ĐH Đại Nam tham gia điều hướng, phân làn giao thông

Cứ vào giờ tan tầm, các SVTN của Trường lại xếp thành hàng dài chia con phố Vũ Trọng Phụng nườm nượp người, xe qua lại thành hai làn đường. Các em tay cầm cờ hiệu, miệng thổi còi kiên nhẫn bám đường, điều hướng, phân làn giúp tuyến phố được thông suốt trong giờ cao điểm. Việc làm này tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không có các em, tuyến đường Vũ Trọng Phụng sẽ nhanh chóng “thất thủ” và rơi vào cảnh ùn tắc cục bộ do cung đường này có rất nhiều trường THPT, TCCN, CĐ, ĐH, các chung cư, trung tâm thương mại và văn phòng tập trung.

Nhiều hôm trời mưa, đi làm về thấy các em đội mưa phân luồng giao thông mà thấy thương và cảm mến vô cùng. Tôi và nhiều người đi đường khác đã tranh thủ tạt vào vỉa hè, mua tặng các em những chiếc áo mưa mỏng để mặc tránh ướt. Một số người lại mua tặng các em nắm xôi, bắp ngô, củ khoai để ăn chống đói.

Vậy mà nhiều người đi đường lại bất hợp tác và thấy khó chịu trước sự có mặt của các em sinh viên tình nguyện. Tắc đường ngoài các lý do khách quan như thời tiết, giờ cao điểm thì ý thức của người tham gia giao thông là một trong những lý do chính. Nếu mọi người ai cũng có ý thức, có văn hóa khi tham gia giao thông thì tình trạng tắc đường ở Hà Nội nói chung và trên tuyến phố này nói riêng sẽ không nghiêm trọng như thời gian qua.

Thiết nghĩ, trước mắng các em lo chuyện bao đồng, mọi người cần xem lại ý thức tham gia giao thông của chính mình…”.

Lephuonganh88@gmail.com

Thu Hoè

Sinh viên trực tiếp phân luồng giao thông: Cơ hội trưởng thành từ trải nghiệm thực tế

Chủ nhật, 04/11/2018 | 16:54
“Bên cạnh những người hiểu biết, có ý thức, ủng hộ việc tham gia điều hướng giao thông của chúng em, có không ít người người phản ứng, khó chịu, bất hợp tác, chế nhạo thậm chí là chửi bới. Họ cho rằng, chúng em đứng đây chỉ khiến đường thêm tắc…”, Nguyễn Thị Thu Quỳnh – thành viên trong Đội SVTN điều hướng giao thông Trường ĐH Đại Nam chia sẻ.

Áo xanh tình nguyện điều hướng, phân luồng giao thông

Thứ 7, 03/11/2018 | 21:00
Vài tháng trở lại đây, người tham gia giao thông trên tuyến phố Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân – Hà Nội) đã quen với sự xuất hiện của những chiếc áo xanh tình nguyện điều hướng, phân luồng giao thông.
Cùng chuyên mục

Quảng cáo iPhone 15 Pro khiến iFan "rụng tim"

Thứ 4, 15/11/2023 | 11:53
Một lần nữa, khả năng nhiếp ảnh của cặp iPhone 15 Pro cao cấp lại khiến người xem phải thán phục.

Từ iPhone 11 lên iPhone 15 Pro Max sẽ "đỉnh" cỡ nào?

Thứ 7, 28/10/2023 | 09:54
Nếu nâng cấp từ iPhone 11 lên iPhone 15 Pro Max, người tiêu dùng sẽ chứng kiến sự thay đổi đáng kinh ngạc.

Chủ động "nắn dòng" thông tin sai lệch

Thứ 5, 31/08/2023 | 14:34
Theo ông Nguyễn Thành Lợi, các tổ chức cần chủ động "nắn dòng" thông tin sai lệch, tuyên truyền bài viết có tính định hướng để lấn át những thông tin tiêu cực.

Cà Mau phổ biến các kênh truyền thông, quảng bá của tỉnh

Thứ 2, 15/03/2021 | 09:42
Đó là một trong những nội dung trong Văn bản số 1018 về việc phổ biến kênh truyền thông, quảng bá tỉnh Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân ký ban hành.
     
Nổi bật trong ngày

Người đàn ông đào được cục vàng nặng 4,1kg giá hơn 6 tỷ đồng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:59
Khi đang dò kim loại, người đàn ông bất ngờ tìm thấy một cục vàng khổng lồ nặng 4,1kg có giá hơn 6 tỷ đồng.

Loài rắn lớn nhất từng sống trên Trái đất, có thể ăn thịt cả cá sấu

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:30
Loài rắn này dài tới 15 m, nặng 1 tấn và tấn công con mồi bằng cách siết chặt như trăn Anacondas.

Con cá màu đỏ bán với giá 3,8 tỷ đồng, vẫn có người xuống tiền mua

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:41
Một con cá rồng màu đỏ đã được bán với giá 3,8 tỷ đồng khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao.

Xông vào khách sạn, chồng bắt quả tang vợ ở cùng 2 người đàn ông lạ

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:38
Xông vào phòng khách sạn, người chồng bắt gặp vợ đang ở cùng với hai người đàn ông khác.

Anh nông dân kiếm trăm triệu đồng nhờ nuôi con “hiền như cục bột”

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Nhờ nuôi loài đặc sản này trong bể xi măng, anh nông dân ở miền Tây có thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm.