“Mở đường” phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 11/10/2023 | 15:46
0
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, tuy thách thức có nhiều, nhưng vùng Bắc Trung Bộ vàDuyên hải miền Trung có không ít cơ hội để phát triển.

Nhiều cơ hội để phát triển

Sáng 11/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị điều phối vùng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Tại hội nghị, thay mặt cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì lập Quy hoạch vùng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, Quy hoạch vùng Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành quốc gia về tổ chức không gian phát triển.

Quy hoạch còn giúp “mở đường”, tạo ra các động lực phát triển, tiềm năng phát triển, không gian phát triển mới của quốc gia, của vùng và thể hiện cụ thể trên phạm vi không gian của từng địa phương.

Xác định rõ vị trí vai trò của quy hoạch, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, ngay từ những ngày đầu tổ chức lập Quy hoạch vùng, Bộ KH&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng để triển khai lập Quy hoạch vùng.

Kinh tế vĩ mô - “Mở đường” phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị điều phối vùng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là "mặt tiền" của quốc gia và "khúc ruột" của Tổ quốc, là "cửa ngõ" ra biển cả và "bệ đỡ" cho các tỉnh Tây Nguyên.

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2020 bình quân 7,3%/năm, cao hơn tốc độ tăng cả nước cùng giai đoạn (6,36%/năm). Quy mô kinh tế của vùng năm 2020 đạt 1.157 nghìn tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2010.

Tuy thách thức có nhiều, nhưng theo Bộ trưởng, cơ hội cũng không ít để phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Đó là có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển, phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn, sáng tạo, bền vững và bao trùm; các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển dịch chuỗi cung ứng tới Việt Nam; tiềm năng đón khách du lịch quốc nội và quốc tế ngày càng tang sau đại dịch Covid-19; cũng như cơ chế, chính sách từ Trung ương giúp thúc đẩy các nền tảng hạ tầng cho phát triển.

7 nhận diện, đề xuất đột phá

Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế nêu trên, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đã đưa ra 7 nhận diện, đề xuất có tính mới, đột phá.

Một là, tầm nhìn phát triển đến năm 2050, phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung theo đúng tinh thần Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị là vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển.

Theo đó, đây sẽ là vùng có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu…

Kinh tế vĩ mô - “Mở đường” phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Hình 2).

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị.

Hai là, tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng trọng yếu, đặc biệt là giao thông và logistics, năng lượng, hạ tầng thông tin và chuyển đổi số, giáo dục, đào tạo, y tế, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Ba là, phát triển không gian kinh tế ven biển có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung phát triển một số khu vực động lực, cực tăng trưởng gắn với các trung tâm chuyên ngành về kinh tế biển lớn tầm khu vực và quốc tế, bao gồm:

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Tiểu vùng Trung Trung Bộ gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Tiểu vùng Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bốn là thu hút, kết nối và huy động mọi nguồn lực đầu tư, mọi thành phần kinh tế để đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế Vùng, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tập trung phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển với trọng tâm là liên kết giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển.

Năm là tăng cường hợp tác và liên kết liên tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội như Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An; Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình; Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa.

Sáu là phát triển hệ thống đô thị, đặc biệt là dải đô thị ven biển, gắn kết chặt chẽ với phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp để hỗ trợ hiệu quả cho việc phát triển các trung tâm kinh tế biển theo hướng nâng cao mật độ các hoạt động kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và hội nhập quốc tế của các đô thị, có bản sắc đặc trưng của đô thị sinh thái biển hiện đại, thông minh, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bảy là phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường. Tạo chuyển biến về chất lượng trong giáo dục và đào tạo; đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với thế mạnh và định hướng phát triển vùng, coi đây là một trong những khâu đột phá cho phát triển vùng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT sẽ tham vấn, lấy ý kiến của các thành viên, ủy viên của Hội đồng điều phối vùng, các cơ quan, tổ chức liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học đối với bản dự thảo Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên cơ sở đó, Bộ KH&ĐT sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng để trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Bổ sung 4.000 tỷ đồng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL

Chủ nhật, 08/10/2023 | 20:23
Thủ tướng quyết định bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 3, 19/09/2023 | 06:01
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng đã ký Quyết định về thành viên của Hội đồng.

10 nhiệm vụ trọng tâm trong Quy hoạch tổng thể quốc gia

Thứ 5, 20/04/2023 | 11:26
Quy hoạch tổng thể quốc gia lần đầu tiên được xây dựng với tư duy mới, tầm nhìn mới để tìm kiếm không gian, cơ hội phát triển mới, tạo nên những giá trị mới.
Cùng tác giả

Thủ tướng: Khuyến khích các dự án lớn của doanh nghiệp Trung Quốc

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Thủ tướng: Sớm giải quyết nguồn vật liệu cho cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 20:01
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng yêu cầu giải quyết xong các vấn đề về mỏ nguyên vật liệu ngay trong tháng 5 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:48
Chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Cùng chuyên mục

Dự thảo Kinh doanh xăng dầu có vượt quá thẩm quyền của một Nghị định?

Thứ 3, 14/05/2024 | 13:10
Tại Hội thảo góp ý về dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu, Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, nhiều nội dung trong dự thảo vượt quá thẩm quyền của một Nghị định.

PGS.TS Ngô Trí Long: Cần xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Thứ 3, 14/05/2024 | 12:53
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn cần thiết như giai đoạn trước và về lâu dài cần nghiên cứu xóa bỏ quỹ này.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Khi tàu hỏa tiến vào thị trường du lịch: Kỳ vọng vươn xa hơn

Thứ 2, 13/05/2024 | 20:00
Nắm bắt cơ hội du lịch, đường sắt ở Việt Nam nỗ lực như "đóa hoa nở muộn", nhằm bắt kịp thời cơ để bắt kịp xu thế của khách hàng.

Tp.HCM: Đầu tư công nghệ để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững

Thứ 2, 13/05/2024 | 19:00
Nuôi chim yến tại Tp.HCM được xác định là một trong những nghề tiềm năng, có khả năng thu nguồn lợi kinh tế cao nên số lượng nhà nuôi yến tăng lên rất nhanh.
     
Nổi bật trong ngày

Khi tàu hỏa tiến vào thị trường du lịch: Kỳ vọng vươn xa hơn

Thứ 2, 13/05/2024 | 20:00
Nắm bắt cơ hội du lịch, đường sắt ở Việt Nam nỗ lực như "đóa hoa nở muộn", nhằm bắt kịp thời cơ để bắt kịp xu thế của khách hàng.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Giá vàng 13/5: Vàng SJC "bốc hơi" hàng triệu đồng mỗi lượng

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:26
Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước rớt hàng triệu đồng đối với vàng SJC, mua vào chỉ còn 85,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 14/5: Vàng trong nước và thế giới “rơi tự do”

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:05
Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng trước phiên đấu thầu vàng, vàng thế giới cũng đảo chiều sụt giảm trước áp lực chốt lời.

Tp.HCM: Đầu tư công nghệ để nghề nuôi chim yến phát triển bền vững

Thứ 2, 13/05/2024 | 19:00
Nuôi chim yến tại Tp.HCM được xác định là một trong những nghề tiềm năng, có khả năng thu nguồn lợi kinh tế cao nên số lượng nhà nuôi yến tăng lên rất nhanh.