Lý do cần tiêm chủng bù mũi cho trẻ mầm non, tiểu học

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 30/12/2023 | 19:31
0
Công tác kiểm tra tiền sử tiêm chủng cho trẻ 3-7 tuổi khi trẻ nhập trường và triển khai tiêm chủng bù mũi cho trẻ là cần thiết.

Theo viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù mũi cho trẻ em nhập học hay còn gọi là tiêm chủng trường học là hoạt động mà Tổ chức Y tế Thế giới và CDC Hoa Kỳ đã khuyến nghị rộng rãi. Cho đến nay, đã có nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực đã triển khai tiêm chủng trường học thành công.

Mặc dù tỉ lệ tiêm chủng hàng năm có thể đạt từ 90% đến 95% trở lên với từng loại vắc-xin. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa cứ mỗi 100 trẻ sẽ có từ 5 đến 10 trẻ chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi các vắc-xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Con số trẻ thiếu hụt miễn dịch này sẽ tích lũy qua các năm thành một nhóm đủ lớn dẫn đến nguy cơ lan truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà có thể phòng ngừa được bằng tiêm chủng vắc-xin.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào. Nhóm trẻ từ 1-4 tuổi và nhóm 5-9 tuổi (độ tuổi đi học mầm non, tiểu học) là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi dịch bệnh xảy ra bên cạnh việc gián đoạn các hoạt động học tập của trẻ.

Vì vậy, công tác kiểm tra tiền sử tiêm chủng cho trẻ 3-7 tuổi khi trẻ nhập trường và triển khai tiêm chủng bù mũi cho các trẻ chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc-xin là cần thiết và hiệu quả giúp giảm số lượng trẻ bị bỏ sót không tiêm chủng, ngăn chặn dịch bùng phát trong trường học và đảm bảo sức khỏe cho các trẻ.

Sức khỏe - Lý do cần tiêm chủng bù mũi cho trẻ mầm non, tiểu học

Tiêm chủng bù mũi cho các trẻ chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc-xin  giúp giảm số lượng trẻ bị bỏ sót không tiêm chủng, ngăn chặn dịch bùng phát (Ảnh: Hữu Thắng).

Trong năm 2023, Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (Bộ Y tế) đã ghi nhận các ca bệnh bạch hầu tại Điện Biên, Hà Giang, trong đó có các trẻ 3 - 5 tuổi.

Hầu hết các ca bệnh bạch hầu đều không rõ tiền sử tiêm chủng hoặc không có bằng chứng đã được tiêm chủng đầy đủ.

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết, môi trường đông người, tiếp xúc gần, như trong các lớp học, rất dễ lây nhiễm các vi khuẩn, virus như bạch hầu, ho gà, sởi, cúm, nếu có ca bệnh. Do đó, các gia đình cho trẻ tiêm chủng đầy đủ là bảo vệ các con và bảo vệ cộng đồng.

Bà Hồng thông tin thêm, để bảo vệ trẻ nhỏ, kiểm soát nguy cơ dịch bệnh trong trường học, 2023 là năm đầu tiên Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù liều cho trẻ nhập học mầm non, tiểu học, Qua đó, tăng tỉ lệ bao phủ các vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng ở nhóm trẻ này, chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cơ quan chuyên môn đã yêu cầu các điểm tiêm chủng trong trường hợp cần thiết có thể tăng số buổi tiêm chủng nhưng không tăng số trẻ trong 1 buổi tiêm chủng, cán bộ y tế phải nắm chắc những thông tin về an toàn tiêm chủng để truyền thông đến các bà mẹ, nhằm giúp cho bà mẹ theo dõi sát trẻ sau tiêm để kịp thời xử lý khi có tình huống phát sinh không mong muốn...

Đồng thời, tăng cường giám sát các bệnh trong tiêm chủng: Giám sát bệnh sởi, rubella, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, giám sát điểm ca tiêu chảy cấp do virus rota; chuẩn bị triển khai uống vắc-xin rota là một vắc mới trong tiêm chủng mở rộng tại 33 tỉnh, thành phố từ quý II/2024.

Chương trình tiêm chủng mở rộng cũng tiếp tục tiến hành rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi cho trẻ nhập học mầm non, tiểu học tại trường học cho những trẻ chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi. Qua đó, giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch tại cộng đồng.

Trong năm 2023, hoạt động này được triển khai trên quy mô nhỏ tại 12 tỉnh, thành của 4 khu vực gồm Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Cần Thơ, Kiên Giang, Lâm Đồng.

Sức khỏe - Lý do cần tiêm chủng bù mũi cho trẻ mầm non, tiểu học (Hình 2).

Các gia đình cho trẻ tiêm chủng đầy đủ là bảo vệ các con và bảo vệ cộng đồng (Ảnh: Hữu Thắng).

Dự kiến đến năm 2024, Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ mở rộng phạm vi triển khai thực hiện rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi cho trẻ nhập học mầm non, tiểu học tại trường học sang 30% số tỉnh thành, từ năm 2025 sẽ triển khai trên toàn quốc.

Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các quốc gia triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng cho trẻ bước vào độ tuổi đi học trong chiến lược tiêm chủng trọn đời, để đạt các mục tiêu loại trừ bệnh sởi, rubella, viêm gan B và nhiều bệnh truyền nhiễm có vắc-xin phòng.

Đến nay, việc kiểm tra tiền sử và tiêm chủng cho trẻ khi nhập học đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia…Với cách tiếp cận này nhiều quốc gia đã đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sởi, rubella và ghi nhận những hiệu quả tích cực trong phòng ngừa dịch bệnh cũng như tiết kiệm nguồn lực so với việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng bổ sung đồng loạt cho tất cả trẻ em trong cộng đồng.

Tại Việt Nam, công tác kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc-xin khi nhập học cho các trẻ chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc-xin là một hướng tiếp cận mới, phù hợp với khuyến cáo của WHO và phù hợp với xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Những lợi ích khi tiêm chủng trường học

Tiếp cận trẻ chưa hoàn thành các mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (bao gồm các nhóm khó tiếp cận, trẻ em di biến động...)

Tăng tỉ lệ bao phủ miễn dịch đối với các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin

Rà soát và cải thiện chất lượng số liệu tiêm chủng

Tăng cường việc lưu giữ hồ sơ tại gia đình

Đảm bảo sức khỏe học đường để tối ưu hóa việc học

Ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh trong trường học.

Cải thiện kiến thức về sức khỏe và tiêm chủng cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Bộ Y tế: Phòng, chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa lạnh

Thứ 3, 26/12/2023 | 15:29
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế 31 tỉnh/thành phố về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.

Bộ Y tế: Phòng chống ngộ độc thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân 2024

Thứ 2, 25/12/2023 | 10:37
Các loại thực phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn thường là các thực phẩm tươi sống, bánh mứt kẹo... nếu không được kiểm soát tốt sẽ có nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Bộ Y tế: Tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm

Thứ 7, 23/12/2023 | 16:20
Thời gian tới, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan.
Cùng tác giả

Cử tri đánh giá cao công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:30
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Hàng loạt vấn đề quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:02
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các ĐBQH xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.

Sáng nay Quốc hội khai mạc, bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:24
Vào 9h, Quốc hội họp Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.
Cùng chuyên mục

Uống nước xạ đen thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe?

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:45
Nước xạ đen ngày càng được nhiều người sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch, tuy nhiên chuyên gia cũng nêu ra nhiều điểm lưu ý khi sử dụng, bạn cần ghi nhớ.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.

Vì sao nắng nóng dễ gây ngộ độc thực phẩm?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:45
Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước, gây hoang mang, lo lắng cho người dân.
     
Nổi bật trong ngày

Cụ bà U70 trẻ như thiếu nữ nhờ 8 năm chỉ làm điều này, dễ đến nỗi ai cũng có thể làm theo

Chủ nhật, 19/05/2024 | 08:00
Một cụ bà U70 sở hữu vóc dáng trẻ trung, không chút mỡ thừa, mỗi khi ra đường bà thường bị nhận nhầm là cô gái 30 tuổi.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, tuy rẻ nhưng ví như một vị "thuốc quý"

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:30
Một loại rau ví như "cỏ nhỏ", tuy mùi vị rất khó ăn nhưng ai đã biết ăn thì lại ghiền. Không chỉ vậy nó còn là một vị thuốc quý chữa một số bệnh rất hiệu nghiệm.

Loại quả dại xưa không ai ngó nay thành đặc sản mùa hè,120.000 đồng/kg

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:25
Loại quả này có vị chua chua, chát chát lạ miệng, dùng để ăn vặt hay nấu canh chua, kho cá đều ngon.

Vào rừng đào măng, ông lão "nhặt" được túi tiền hơn 24 tỷ đồng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:30
Vụ việc xảy ra đã lâu nhưng vẫn gây rúng động dư luận Nhật Bản suốt thời gian dài.

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu nhờ nuôi con “dị ứng với nước”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:30
Cách đây khoảng 6 năm, anh Trương Dụng (ngụ ấp 61, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ) đã mạnh dạn nuôi con đặc sản này ở vùng đất Sông Nhạn và đã gặt hái thành công.