Lỗ hổng quản lý kinh tế nhìn từ các đại án ngân hàng

Lỗ hổng quản lý kinh tế nhìn từ các đại án ngân hàng

Thứ 7, 02/09/2017 | 07:00
0
Hàng loạt vụ án liên quan đến sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bị phát hiện thời gian qua, với mức thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Điển hình đại án ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Oceanbank) do Hà Văn Thắm cầm đầu đã bị đưa ra xét xử cho thấy còn những lỗ hổng trong quản lý ngân hàng.
Xã hội - Lỗ hổng quản lý kinh tế nhìn từ các đại án ngân hàng

ĐBQH Bùi Văn Phương: "Đừng nên nghĩ đơn giản, ngân hàng cổ phần không liên quan gì đến ngân hàng Nhà nước cũng như nền kinh tế".

Xung quanh vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Bùi Văn Phương, Phó trưởng đoàn ĐB Ninh Bình, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội.

PV: Đại án Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng đồng phạm đã gây thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng. Các đương sự tham gia phiên tòa có tới 727 người. Từ vụ án này đang có rất nhiều điều đặt ra, thưa ông?

ĐBQH Bùi Văn Phương: Sự việc “rút ruột” tài chính xảy ra tại các ngân hàng trong thời gian dài, điển hình là Oceanbank nhưng không bị phát hiện kịp thời cho thấy có những lỗ hổng trong quản lý.

Tôi cho rằng, hoạt động ngân hàng cho vay lãi ngoài, cho vay không đúng quy định... các cơ quan thanh tra giám sát chắc chắn sẽ biết, bản thân nội tại trong ngân hàng đó cũng biết. Cơ quan quản lý không thể không biết nhưng cả bộ máy cán bộ bị chi phối bởi một bộ phận, nhóm người không làm hết trọng trách, làm ngơ cho sai phạm.

Chúng ta không nên nghĩ đơn giản, ngân hàng cổ phần không liên quan gì đến ngân hàng Nhà nước cũng như nền kinh tế. Người ta vay huy động vào 5, nếu không có nợ xấu thì cho vay 6, các doanh nghiệp vay lại của ngân hàng, chi phí lãi vay thấp thì kinh doanh sản phẩm mới có cạnh tranh (sâu xa hơn nền kinh tế mới cạnh tranh được-PV).

Nhưng do ngân hàng làm không đúng quy định luật Các tổ chức tín dụng dẫn đến việc phải lấy lợi nhuận kiếm được trả vào nợ xấu; lãi huy động và cho vay ra chênh nhau xa sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

PV: Vậy theo ông, hiện nay đang có những kẽ hở pháp lý nào khiến cho những ông chủ ngân hàng có thể liều lĩnh “chui lọt”?

ĐBQH Bùi Văn Phương: Những năm gần đây, hệ thống pháp luật hành chính, ngân hàng đến pháp luật hình sự của chúng ta rất chặt chẽ. Nhưng có lẽ lỗ hổng không nằm ở việc ban hành pháp luật mà cốt lõi là thực thi pháp luật, phát hiện, xử lý và giải quyết những vấn đề tội phạm phát sinh trên thực tế như thế nào.

Thực tế  trong nhiều vụ án xảy ra thời gian qua cho thấy vai trò thâu tóm của một số cá nhân, họ quyết định toàn bộ hoạt động của ngân hàng dẫn đến sự làm ngơ, buông lỏng.

Chức năng thanh tra, giám sát, cảnh báo của chúng ta chưa kịp thời dẫn đến hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Cụ thể trong vụ việc Oceanbank lần này, theo tôi, cần làm rõ cả trách nhiệm của thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước.

PV: Xử lý tài sản đảm bảo là một trong những hình thức các nhà băng đang ráo riết triển khai để giải quyết tình trạng nợ xấu nhưng thực tế còn những bất cập dẫn đến “con voi chui lọt lỗ kim”. Ông đánh giá sao về thực tế này?

ĐBQH Bùi Văn Phương: Theo đánh giá của tôi, lỗ hổng liên quan đến nhiều yếu tố trong cả tổng thể. Tôi đơn cử, câu chuyện cho vay vượt tài sản đảm bảo đang diễn ra khá phổ biến. Quốc hội đã ra nghị quyết xử lý nợ xấu và cho phép tổ chức tín dụng thu hồi tài sản bảo đảm để thu lại khoản nợ. Thế nhưng, hiện nay tồn tại thực trạng tiền cho vay lớn hơn tài sản bảo đảm do việc đánh giá tài sản bảo đảm không sát.

Tôi từng chất vấn bộ Xây dựng liên quan đến mức đơn giá kỹ thuật về mặt xây dựng. Ví dụ, doanh nghiệp xây tòa nhà, giá trị thực chỉ 1.000 tỷ đồng nhưng nếu căn cứ vào định mức và đơn giá của Nhà nước cũng như các tiêu chí liên quan, họ áp giá là 3.000 tỷ đồng.

Như vậy, nếu tính định mức 3.000 tỷ đồng, doanh nghiệp có thể vay ngân hàng lên tới 2.000 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp cứ  vô tư “thất bại”, đến hạn phải trả đã có tài sản bảo đảm rồi, vậy trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn đánh giá, thẩm định tài sản ở đâu?

Bên cạnh việc xác định đơn giá không sát với thực tế, điều đáng quan tâm là có sự móc nối, lợi dụng kẽ hở giữa người cho vay và người vay. Nợ xấu ngân hàng phải lo trả bằng cách huy động lãi vay cao để có lợi nhuận. Lãi huy động và cho vay xa nhau thì nền kinh tế phải gánh chịu, sức cạnh tranh nền kinh tế không còn.

PV: Qua quá trình xét xử những vụ án ngân hàng thời gian qua càng cho thấy trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như ngân hàng. Tuy nhiên, các cơ quan này dường như vẫn chưa làm hết trách nhiệm?

ĐBQH Bùi Văn Phương: Vấn đề quản lý Nhà nước trong hoạt động ngân hàng chính từ ngân hàng Nhà nước mà ra và đơn vị này phải chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát, cảnh báo.

Chậm thanh tra, phát hiện và để xảy ra sự việc như vậy thì ngân hàng Nhà nước không thể thoái thác trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, còn có vai trò của đơn vị kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng...

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!             

Đỗ Thơm - Hương Lan

 

 

"Bóng hồng” của Hà Văn Thắm khai gì tại tòa?

Thứ 4, 30/08/2017 | 11:00
Hồng Tứ khai nhiều lần xin Thắm dừng việc cho Tứ đứng tên trong Công ty BSC bởi bị cáo không được phân công làm gì, ngay đến trụ sở công ty Tứ cũng không biết.

Xét xử Hà Văn Thắm: Người đứng đầu Oceanbank cho vay 500 tỷ đồng dựa trên niềm tin

Thứ 3, 29/08/2017 | 19:11
Phản bác một số ý kiến của Phạm Công Danh, bị cáo Hà Văn Thắm xin HĐXX cho trình bày ngắn gọn là Thắm có hứa sẽ hỗ trợ Danh nhưng trên tinh thần đúng pháp luật.
Cùng tác giả

Chụp ảnh trẻ ngày khai trường đưa lên mạng có bị phạt?

Thứ 5, 29/03/2018 | 11:37
“Khi các nhà báo làm tin ngày khai trường mà sử dụng hình ảnh các học sinh trong bài báo có bị vi phạm khi không phải ai chụp ảnh cũng xin phép? Lúc này có thể xảy ra khiếu kiện, tranh chấp nếu các quy định và định nghĩa về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân không rõ ràng và phù hợp văn hóa Việt Nam”, TS.Nguyễn Trọng An nêu băn khoăn về việc xử phạt vi phạm về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng vừa được bộ LĐ-TB&XH đưa ra lấy ý kiến.

Vụ phụ huynh ép cô giáo quỳ: Giáo dục sẽ về đâu?

Thứ 2, 26/03/2018 | 19:00
Dù đang mang bầu, nữ sinh thực tập tại trường mầm non Việt – Lào (TP. Vinh, Nghệ An) vẫn bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi. Nếu không ngăn chặn hiệu quả những vụ bạo lực với giáo viên như vậy, tôi lo nền giáo dục của chúng ta chưa biết sẽ đi về đâu?

Vụ tin đồn Phó Bí thư Thanh Hóa có “bồ nhí”: Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin

Thứ 7, 24/03/2018 | 06:00
ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, lần này Thanh Hóa cũng phản ứng tương đối nhanh với tin đồn liên quan đến Phó Bí thư tỉnh. Bởi ứng xử với thông tin xấu, độc chỉ bằng chính thông tin chính thống, minh bạch, kịp thời thì tự thông tin sai sẽ bị loại bỏ.

Nếu còn PCCC qua loa, sẽ có vụ tương tự cháy chung cư Carina Plaza

Thứ 6, 23/03/2018 | 14:10
PGS.TS. Đại tá Ngô Văn Xiêm cho rằng, vụ cháy chung cư Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người chết thực sự là quá đau lòng. Còn nhiều chung cư khác ở TP.HCM, TP.Hà Nội... chưa đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy nhưng vẫn cho người dân về ở. Nếu có cháy, hậu quả sẽ thảm khốc.

Giới siêu giàu “phất” lên nhờ bất động sản: Nên mừng hay lo?

Thứ 6, 23/03/2018 | 06:10
Nhìn vào top những người giàu nhất Việt Nam và các tỉ phú vừa được Forbes vinh danh, GS.TS Đặng Đình Đào cho rằng, bất động sản ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực béo bở, tạo ra siêu lợi nhuận.
Cùng chuyên mục

Đề xuất quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:31
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú (thay thế Nghị định 62/2021/NĐ-CP) gồm 4 chương, 19 điều.

Giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Thứ 2, 06/05/2024 | 21:56
Đó là một trong những yêu cầu của Tổng cục Thuế đối với các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Công văn số 1780/TCT-DNL.

Ngoại trưởng Ukraine thúc giục EU chuyển sang nền kinh tế thời chiến

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:54
“Nếu chúng ta muốn duy trì hòa bình ở châu Âu, chúng ta phải chuyển sang nền kinh tế thời chiến, dù điều đó nghe có vẻ nghịch lý…”, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói.

Từ 1/1/2025, thành phố, thị xã nào không được phân lô bán nền?

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:00
Tới đây, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, sẽ có thêm 81 thành phố, thị xã không được thực hiện phân lô bán nền.

Xe bị phạt nguội nhưng đã sang tên, chủ cũ hay chủ mới phải chịu phạt?

Thứ 2, 06/05/2024 | 15:52
Khi đi đăng kiểm, chủ mới phát hiện xe bị phạt nguội do lỗi của chủ cũ. Trong trường hợp này ai sẽ là người chịu trách nhiệm đóng phạt?