Lịch sử thành môn học tự chọn bậc PTTH: Nên hay không?

Lịch sử thành môn học tự chọn bậc PTTH: Nên hay không?

Thứ 7, 24/10/2015 | 06:31
0
Vấn đề này đã đẩy sự lo ngại bấy lâu nay của xã hội về vấn đề dạy và học môn lịch sử. Dư luận đang lo ngại việc đưa môn lịch sử vào môn học tự chọn sẽ gây những hệ quả khó lường cho thế hệ tương lai.

Tại sao lịch sử lại chỉ là môn học thứ yếu?

Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đang được bộ GD&ĐT lấy ý kiến, bên cạnh những ý kiến đánh giá tích cực về việc xác định chương trình trọng điểm cho học sinh, thì vẫn còn những ý kiến trái chiều. Theo dự thảo, hệ thống các môn học được thiết kế tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới.

Xã hội - Lịch sử thành môn học tự chọn bậc PTTH: Nên hay không?

Thí sinh ngại học sử lỗi thuộc về ai?

Theo dự thảo cho thấy, Lịch sử và Địa lý chỉ tách thành môn học độc lập ở cấp THPT, còn cấp tiểu học và trung học cơ sở thì các môn này được lồng ghép vào môn học “Cuộc sống quanh ta” (các lớp 1, 2, 3), “Tìm hiểu xã hội” (các lớp 4, 5) và “Khoa học xã hội” (cấp trung học cơ sở). Ở bậc THPT, ngoài 4 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và Công dân với Tổ quốc thì học sinh được chọn 3 đến 4 môn tự chọn trong tổng số 11 môn. Lịch sử là 1 trong số 11 môn này.

Với học sinh định hướng khoa học tự nhiên, các em sẽ không bắt buộc học Lịch sử ở bậc THPT mà chỉ học lồng ghép trong môn Khoa học xã hội và cũng chỉ học ở lớp 10 và 11. Không biết con số hàng ngàn điểm 0 môn Lịch sử ở các kỳ thi quốc gia, cả một hội đồng thi chỉ có một thí sinh chọn Lịch sử hay việc học sinh nhận định rằng Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai anh em mà báo chí vẫn phản ánh có làm cho những nhà soạn thảo tính toán đến không?

Trước khi đi đến những tin tức vấn đề nóng của việc dạy và học Lịch sử cần nhớ đến con số sửng sốt cả nước tại kỳ thi tuyển sinh năm 2011. Năm đó, với 98%, thậm chí có địa phương đến 99% thí sinh bị trượt môn sử, thậm chí có hằng hà sa số thí sinh bị điểm 0. Từ đó đến nay, với nhiều góp ý phản biện của các nhà khoa học, báo chí và các chuyên gia, nhưng việc dạy và học môn Lịch sử không có nhiều dấu hiệu khả quan. Nguyên nhâ

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Sớm giải quyết nguồn vật liệu cho cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 20:01
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng yêu cầu giải quyết xong các vấn đề về mỏ nguyên vật liệu ngay trong tháng 5 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:48
Chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đang xem xét thông tin giải poker dự kiến tổ chức được ở Hà Nội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 17:57
Các đơn vị của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang rà soát, xử lý các thông tin liên quan đến một giải đấu poker dự kiến được tổ chức ở Hà Nội.

Trang bị kiến thức trên không gian mạng cho người dân tại địa bàn khó khăn

Chủ nhật, 12/05/2024 | 17:54
Nhiều người sử dụng mạng xã hội không phù hợp, vi phạm pháp luật ngày càng nhiều nên việc đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức cho người dân là rất cần thiết.

Bảo đảm nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao

Chủ nhật, 12/05/2024 | 16:58
Về quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao, cần hoàn thiện quy hoạch theo hướng đồng bộ, hiện đại, bản sắc, hiệu quả, bảo đảm công bằng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.