Lật lại 10 vụ án oan trong Truyện Kiều

Lật lại 10 vụ án oan trong Truyện Kiều

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
0
Đây là một đề tài đã phá kỉ lục Việt Nam khi được viết liên tục trong 3 năm và được đăng báo đều đặn, dưới cái tên Lê Xuân Lít, Tổng thư kí Hội Kiều học VN.

Với Lê Xuân Lít, việc phát hiên ra những cái hay trong truyện Kiều và được mọi người đón nhận là phần thưởng xứng đáng nhất của quá trình nghiên cứu thơ văn. Những vụ án xuyên suốt trong truyện Kiều đều được Lê Xuân Lít phơi bày ra ánh sáng vụ án như: Xử bọn sai nha, màn kịch của Sở Khanh, viên đạn bọc đường của Tú bà, công lý chông chênh, bản chất xấu xa của tên quan đại thần…

Pháp luật - Lật lại 10 vụ án oan trong Truyện Kiều

Một trong những vụ án mà ông đặc biệt quan tâm là vụ án “Viên đạn bọc đường của Tú bà”. Đọc nhiều vụ án oan trong truyện Kiều, người đời không khỏi căm phẫn cho cái thời mà Thúy Kiều sinh sống.Chỉ vì căn cứ vào một lời khai của tên bán tơ mà một gia đình phải lâm vào cảnh ly tan, Thúy Kiều phải bán thân báo hiếu. Đây chỉ một trường hợp nhỏ, trong vô vàn vụ hoàn cảnh gia đình ly tán vì bất công thời bấy giờ. Điều này đã được Nguyễn Du miêu tả tinh tế trong hai câu thơ đầu truyện Kiều: Vào năm Gia Tĩnh triều Minh/ Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.

Nếu đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân sẽ biết được đất nước Trung Quốc lúc ấy có đến 2 kinh, Nam Kinh và Bắc Kinh. Vậy gia đình Vương Viên ngoại ở kinh nào, nếu là Bắc Kinh sao lại không ghi luôn là Bắc Kinh, lại chỉ vào hai kinh? Ý của cụ Nguyễn Du ở đây là những gia đình như Vương Viên ngoại ở đâu trên đất nước cũng bắt gặp. Trước sự bất công của xã hội và những ô nhục mình gánh phải, Kiều không muốn tiếp tục làm công việc bị người đời rẻ rúng. Thế nhưng mụ Tú bà đâu để yên cho Kiều vì Kiều là vốn liếng, là miếng ăn của mụ.

Trước thực trạng hiện trường Kiều tự vẫn, Tú bà giận run lên, giận đến tái tím mặt mày, không phải vì sợ dính líu đến pháp luật mà vì miếng cơm manh áo đang bị lung lay. Mụ tất bật chạy chữa thuốc thang cho Kiều chỉ vì lý do đó mà thôi. Không có lòng thương người nào tồn tại ở con người chỉ biết tôn thờ đồng tiền cho dù đồng tiền ấy nhơ bẩn đến đâu. Sau khi cứu sống Kiều, mụ dùng lời ngon ngọt dỗ dành Kiều, đánh vào tâm lý của người chết đi sống lại, một cô gái trẻ yếu ớt không tự định đoạt được số mệnh của mình. Mụ hứa để cho Kiều sống tự do, và tìm một nơi xứng đáng cho Kiều gửi gắm. Nhưng trong đó lại âm mưu đẩy Kiều tới con đường nhơ nhuốc.

Bạn đọc thơ của Nguyễn Du tự rút ra những bài học về những lời nịnh hót ngon ngọt. Dù lý do nào đi nữa thì đó vẫn là viên đạn được bọc đường khôn khéo. Tú bà đã phạm tội lớn nhất là hủy hoại đời của nhiều người con gái trong trắng bằng những lời đường mật, bằng những thủ đoạn tính vi.

Một vụ án khác cũng được Nhà nghiên cứu Lê Xuân Lít tâm đắc là vụ “Màn kịch Sở Khanh”. Sở Khanh đến với Kiều bằng một hình ảnh văn nhân thi sĩ, nhưng thực chất là giả mạo, là cáo già đội lốt nai tơ. Thúy Kiều vô tình mắc vào cái bẫy do Sở Khanh giăng ra. Trước sự trẻ người non dạ của Kiều, Sở Khanh hiện lên ngày càng trâng tráo, giảo hoạt. Rồi hắn lại hứa hẹn với Kiều đủ điều, đánh trúng tâm trạng của người đang muốn thoát khỏi cảnh chim lồng cá chậu. Khẽ chạm vào điểm yếu đó, Kiều đã nhanh chóng ngã vào vòng tay của hắn. Nhưng thực sự Sở Khanh lại là tay sai của Tú bà, chỉ vờ vĩnh yêu thương, rồi rủ Kiều bỏ trốn trong đêm tối bơ vơ.

Với màn kịch đó, Tú bà đã gán cho Kiều tội đêm khuya bỏ nhà trốn theo trai. Đây là tội danh vô cùng nhục nhã của người con gái ngày xưa. Kiều bị bắt ngay tại trận. Nhân dịp này, mụ Tú lấn tới, ép Kiều vào khuôn khổ nhà chứa để đền tội. Đau lòng, tê tái làm sao khi người lương thiện phút chốc bị đẩy đến con đường tội lỗi. Kẻ hại người lại đường hoàng lên mặt giảng dạy đạo nghĩa. Sự thật thay đổi đến mức không ngờ.

Lê Xuân Lít đứng ở một vị trí con người công tâm để hiểu, để phân tích số phận người con gái trong xã hội phong kiến, bèo bọt trôi nổi, không tự định đoạt được cuộc sống của mình. Đối với ông, cái hay của truyện Kiều là kết tinh của hai nền văn hóa tiêu biểu, là những mảnh đời tương tự ở hai xã hội có nhiều nét chung. Ông đã trở thành một con người đặc biệt, dám bỏ công sức nghiên cứu nhiều năm để xử lại những vụ án oan trong tác phẩm văn học.

N.V


Cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Công an tỉnh bác thông tin sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội

Thứ 7, 27/04/2024 | 23:08
Công an tỉnh Lâm Đồng đang điều tra, xác minh thông tin sai sự thật đang lan truyền trên mạng xã hội.

Bắt đối tượng lừa bán đất của người khác để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:00
Lừa bán hơn 5,3ha đất của người khác để chiếm đoạt tài sản, đối tượng Ngô Văn Quyết vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra.

5 án tử hình, 1 chung thân trong vụ án có 6 bị cáo

Thứ 7, 27/04/2024 | 18:15
Với cáo buộc vận chuyển gần 180kg từ Campuchia về TP.HCM, 5 bị cáo phải trả bằng chính mạng sống; một bị cáo khác nhận án chung thân vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Công an TP.HCM triệt phá đường dây "rửa tiền", khởi tố 13 đối tượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:20
Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, nhóm người nước ngoài cấu kết với nhiều đối tượng tại Việt Nam thực hiện hành vi "rửa tiền", vận chuyển hàng nghìn ngoại tệ qua biên giới.

Đồng Nai: Điều tra nghi án bác sĩ sát hại người phụ nữ rồi phi tang

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:35
Nghi can là bác sĩ một bệnh viện trên địa bàn khai sát hại người phụ nữ do xuất phát từ mâu thuẫn, sau đó phi tang.
     
Nổi bật trong ngày

Khởi tố trưởng phòng nhận hối lộ của học viên thi sát hạch lái xe

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Công an tỉnh Bắc Kạn đã khởi tố Trưởng phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn về tội “Nhận hối lộ”.