Lại những ngày bình thường

Văn Công Hùng
Thứ 5, 15/02/2024 | 07:00
46
Trước mắt chúng ta lại là những ngày “bình thường”. Ngày bình thường, cũng như mùa bình thường.

Tết đã qua, hôm nay mọi việc đã trở về như cũ. Người yêu tết, thích tết, ngại đi làm thì quyến luyến. Trên mạng chế ra cái tranh vui, một cái bóng mờ mờ vút qua hai người, một người hỏi, cái gì mà vút qua nhanh vậy trời, người kia trả lời, là số ngày được nghỉ tết á, dù năm nay, như những năm gần đây, số ngày nghỉ tết đã được cộng dồn, cộng gộp nên khá dài. Người ngại tết, thậm chí ghét tết thì thở phào, kiểu như hồi chiến tranh phá hoại ở miền Bắc ngày xưa, sau tiếng còi hụ yên là tiếng loa trong trẻo "máy bay địch đã bay xa, thành phố trở về yên tĩnh". Hết tết, sự bất bình thường trở về... bình thường.

Năm nay, theo thống kê và cả nhận xét cá nhân của tôi, thì tết đã có nhiều đổi mới. Thì tới... Táo quân cũng đổi mới (nhưng hình như chưa mới được khiến dân tình đang “đồng lòng” chê). Ấy là tết rất ít bia rượu dù số người dính nồng độ cồn vẫn rất cao, nhưng sự bê tha, sự vào nhà ai cũng phải uống một ly... đã bỏ. Người thăm nhau cũng ít hơn, chỉ thăm những người thuộc diện không thể không thăm, tức là đúng đối tượng, còn thì đi chơi. Ngày xưa, dăm năm trước, là cứ rồng rắn thăm nhau, tới nhà ai cũng xách rượu bia ra, mỗi nhà một ly, một lon, về tới nhà là như xác chết.

Năm nay cũng là năm lên ngôi của đào huyền và lan Hồ điệp. Tới đâu cũng thấy bán ngàn ngạt. Trước tết tôi ra Vinh, tất cả các vỉa hè đều bạt ngàn hồ điệp. Sát tết thì đào huyền về. Tất nhiên cả hai loại hoa ấy là dành cho nhà “có điều kiện” vì nó khá đắt.

Cũng theo thống kê thì du lịch thắng lớn, tất nhiên không phải tỉnh thành nào cũng thắng. Có thể kể những tỉnh thành “thắng” như Hạ Long (có hẳn cái đám cưới của tỉ phú Ấn Độ), Đà Nẵng, mỗi ngày tết có 111 chuyến bay tới, Phú Yên, Quảng Nam, Đà Lạt, An Giang, Ninh Bình, Tp.HCM vân vân...

Các công trình trọng điểm quốc gia như đường cao tốc, sân bay Long Thành vẫn ùm ùm thi công xuyên tết, thủ tướng Phạm Minh Chính mấy ngày tết liên tục rời thủ đô đi... đốc chiến, ông tới từng công trình, kiểm tra, động viên và giao nhiệm vụ, có những nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể cả về thời gian và công việc...

Trong khi đó, bài phát biểu đầu năm của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được nhân dân bàn tán rất nhiều ngày sau tết, rằng đấy là bài phát biểu vượt qua sự khuôn mẫu, gần gũi, thân thiện và thực tâm. Nó đi vào lòng người...

Song, vẫn có những việc đau lòng, mà cái sự tử vong lãng xẹt trong tết khiến cho ta thấy tết vẫn có những góc khuyết.

Theo cổng thông tin điện tử chính phủ, 7 ngày nghỉ Tết đã có tới 214 người chết vì tai nạn giao thông; xử lý hơn 29.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Dù được cho là giảm mạnh so với thời gian cùng kỳ các năm trước, nhưng con số 214 người chết vẫn làm ta nhói lòng. Ngoài số chết, hơn 500 người bị thương cũng là con số đáng thương. Bởi chưa thống kê được trong số ấy, có bao nhiêu người tàn tật suốt đời, thậm chí là sống thực vật, bao nhiêu người ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường.

Đa chiều - Lại những ngày bình thường

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông dịp Tết Giáp thìn 2024. Ảnh: OFFB

Còn rất nhiều cái chết lãng xẹt không phải tai nạn giao thông nữa.

Một cô gái rất trẻ, bán hoa trên lề đường. Cây đổ, đè trúng và cô tử vong.

Một ông chủ quán thịt chó, bị chó cắn, không chịu đi tiêm, lên cơn dại đúng tết, và tất nhiên là tử vong. Phàm chó cắn mà đã phát dại thì hầu như vô phương cứu chữa. Những người làm nghề thịt chó lại chính là những người lơ mơ về... chó nhất. Người mê tín thì bảo, nó chính là oan hồn chó trả thù?

Có mấy ông bà nhậu tết, nhậu từ trưa tới khuya, hôm sau nhậu tiếp. Hai vợ chồng tử vong, con trai đang nguy kịch.

Lại còn nhậu xong rồi... đánh nhau, rút dao đâm nhau tử vong.

Rồi chết vì pháo. Lai rai trước tết đã mấy vụ tử vong vì pháo. Vào tết, vẫn mấy vụ nữa, có vụ như Quảng Ngãi, pháo nổ làm chồng chết, vợ và con bị thương nặng. Lâm Đồng cũng có tử vong vì pháo. Học sinh 16 tuổi cũng chế pháo rồi bị nổ và một tử vong một bị thương nặng.

Thương nhất là một cô gái 18 tuổi ở Pleiku, đi chơi qua đám đốt pháo, bị một viên pháo bay vào mắt. Ngay trong đêm ba mươi, gia đình phải đưa vào Tp.HCM và tới giờ, nguy cơ mù là rất cao. Cháu này bị tai nạn kiểu tai bay vạ gió, những người đốt pháo nghe nói đã bỏ chạy. Còn một cậu học sinh lớp 10, cũng ở một huyện thuộc Gia Lai, tự đốt pháo và hiện đang cấp cứu ở Sài Gòn, cũng khả năng cao là không cứu được cả 2 con mắt. Rồi một bé gái 5 tuổi ở Tp.HCM, bị nhà hàng xóm đốt pháo rơi trúng, phải cắt bỏ tay vì dập nát không cứu được...

Lại còn “nhân tết”, ông bố sang đòi nợ ông con ruột nhà sát cạnh nhà mình, đâu như vài chục triệu. Cãi nhau với con dâu rồi tát con dâu. Ông con trai bênh vợ, xách dao làm một nhát.
Lại nữa, báo chí đưa tin công an cứu được tới mấy người định... nhảy cầu tự tử. Tức là tự tử không thành công, còn có vụ nào “thành công” không ta không biết, chính xác là chưa có thông tin.

Tin mới nhất, chiều mùng 5 tết, tức hôm qua, một chủ tịch xã ở Lâm Đồng đã “chết trong tư thế treo cổ” tại trụ sở, công an đang điều tra, làm rõ.

Nhưng cái chết đáng thương nhất, tội nghiệp nhất, kẻ thủ ác ra tay dã man nhất là của chị công nhân ở Thủ Đức, quê Đồng Nai. Chị này đã nhắn với gia đình là chuẩn bị về ăn tết nhưng rồi đã... mất tích. Điều tra ra thì thằng ở nhà trọ gần đấy “nhờ” chị sang nhà khiêng giúp đồ khi chị đã chuẩn bị lên xe về nhà. Tin lời, chị sang và bị nó giết, rồi hiếp, rồi cướp tài sản, rồi phân xác ra nhiều phần, rồi đi vất rải rác nhiều nơi, rồi nó ung dung về nhà vợ ở Bình Định... ăn tết.

Với tội ác này thì trời không dung mà đất cũng chả thể tha.

Nhưng dù có không dung chả tha thì cô gái trẻ đã không thể sống lại.

Ngay sau tết thì tới ngày Valentine. Theo quan sát của tôi thì do quá sát nhau, ngày tình yêu năm nay mới là mùng 5 tết, nhiều người chưa kịp “hoàn hồn” sau mấy ngày tết nên dư vị của nó không... socola lắm. Hoa bán nhiều nhưng người mua ít, các cặp tình yêu chưa kịp rời tay nhau trong tết nên họ... nắm luôn, nên nó không tưng bừng như các năm trước.

Trước mắt chúng ta lại là những ngày “bình thường”. Ngày bình thường, cũng như mùa bình thường, như Văn Cao viết, cũng là ngày vui, mùa vui mà “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về/Mùa bình thường mùa vui nay đã về”...

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tản mạn chuyện tất niên...

Thứ 6, 09/02/2024 | 07:00
Hôm nay là 30 tết rồi, các gia đình lại tất niên từng nhà, một dịp cả nhà quây quần và cũng là cách tưởng nhớ tổ tiên. Nên người Việt, đi làm ăn khắp nơi, tết vẫn cố về nhà là thế...

Thời của linh vật

Thứ 4, 07/02/2024 | 07:00
Tôi nhớ ngày xưa, nhắc con giáp thì nhắc thế, để biết, chứ còn làm thành các biểu tượng to tướng tượng trưng cho năm thì chưa.

Còn chút gì để nhớ

Thứ 2, 05/02/2024 | 07:00
Mục “Đa chiều” báo “Người đưa tin” ngày 25/1 vừa qua đăng bài “Chuyện có thế mà mãi không làm” của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam, đọc xong cứ nửa cười nửa khóc.

Tết có nhất thiết phải cười không?

Thứ 7, 03/02/2024 | 09:44
Năm cũ sắp qua, năm mới đang đến, rất nhiều người trong số chúng ta thực sự muốn và cần được chìm trong những gì là sâu lắng da diết, trong niềm hoài nhớ về những người thân đã mất, những điều đã qua, cả những điều bị bỏ lỡ trong quá khứ.
Cùng tác giả

Văn chương nghệ thuật và…du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Để có được một tác phẩm hay, dẫu chỉ là một câu thơ đứng được trong lòng độc giả, nó cũng gian nan như... làm sao để khách du lịch móc ví nườm nượp kéo đến.

Trở lại Đồng Tháp

Thứ 2, 06/05/2024 | 07:00
Và chuyến ấy về tôi viết được cái bút ký “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, in trên báo Văn Nghệ, sau được nhóm làm sách giáo khoa “Cánh diều” chọn trích một đoạn cho mục học về du ký.

“Chữa lành” và vé tăng

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Chả hiểu sao gần đây cái câu “chữa lành” lại được nhiều người nhắc đến thế, dẫu nhiều người được hỏi là chữa lành cái gì, bèn... bẽn lẽn lắc đầu.

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.
Cùng chuyên mục

Văn chương nghệ thuật và…du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Để có được một tác phẩm hay, dẫu chỉ là một câu thơ đứng được trong lòng độc giả, nó cũng gian nan như... làm sao để khách du lịch móc ví nườm nượp kéo đến.

"Chữa lành" bằng cách ngắm hoa...

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Đâu đó, từ “chữa lành” giống như một ngôn ngữ thời thượng, nở rộ trên khắp mặt trận báo chí. Nhưng liệu chúng ta có đang lợi dụng quá ngôn từ này?

Trở lại Đồng Tháp

Thứ 2, 06/05/2024 | 07:00
Và chuyến ấy về tôi viết được cái bút ký “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, in trên báo Văn Nghệ, sau được nhóm làm sách giáo khoa “Cánh diều” chọn trích một đoạn cho mục học về du ký.

Bạn trách mình không có cơ hội?...

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:00
Trải nghiệm của tuổi trẻ luôn luôn là điều tốt, khi kết quả (hậu quả) của trải nghiệm đó không quá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tương lai về sau. Bởi mọi sự “nếu như” đều trở nên vô nghĩa, khi bạn không còn cơ hội để làm lại từ đầu.

“Chữa lành” và vé tăng

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Chả hiểu sao gần đây cái câu “chữa lành” lại được nhiều người nhắc đến thế, dẫu nhiều người được hỏi là chữa lành cái gì, bèn... bẽn lẽn lắc đầu.
     
Nổi bật trong ngày

Văn chương nghệ thuật và…du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Để có được một tác phẩm hay, dẫu chỉ là một câu thơ đứng được trong lòng độc giả, nó cũng gian nan như... làm sao để khách du lịch móc ví nườm nượp kéo đến.