Kỳ vọng vốn tín dụng giúp xuất khẩu thuỷ sản phục hồi tăng trưởng

Kỳ vọng vốn tín dụng giúp xuất khẩu thuỷ sản phục hồi tăng trưởng

Nguyễn Thành Nhân
Chủ nhật, 02/07/2023 | 19:00
0
Dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ dần hồi phục trong những tháng cuối năm nhờ những tín hiệu khả quan hơn ở các thị trường tiêu thụ.

Thu hẹp đà giảm kim ngạch xuất khẩu

Đầu tháng 7/2023, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cung cấp thông tin, lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn thấp hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 4,2 tỷ USD. Riêng trong tháng 6/2023, xuất khẩu thủy sản ước đạt gần 800 triệu USD, giảm 21%.

Trong đó, xuất khẩu tôm ước đạt 341 triệu USD, mức cao nhất từ đầu năm tới nay, giảm 18% so với cùng kỳ, đây cũng là mức giảm thấp nhất từ đầu năm. Lũy kế nửa đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022.

Xuất khẩu cá tra trong tháng 6 vẫn thấp hơn 26% so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng 156 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt trên 885 triệu USD, thấp hơn 38% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài những khó khăn từ phía thị trường tiêu thụ kém, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm và cá tra bị sụt giảm lợi nhuận vì giá thức ăn, con giống và các chi phí đầu vào tăng cao, giá thành cao, trong khi giá bán hạ mà vẫn khó tiêu thụ, dẫn đến tồn kho càng khiến cho chi phí đội lên…

Kinh tế vĩ mô - Kỳ vọng vốn tín dụng giúp xuất khẩu thuỷ sản phục hồi tăng trưởng

Doanh nghiệp thủy sản đề nghị được tiếp cận nguồn tín dụng để nắm bắt cơ hội phục hồi xuất khẩu vào cuối năm.

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản. Đó là lạm phát và lượng tồn kho tăng khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu tại các thị trường giảm.

Mặt khác, Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt với các nước sản xuất khác về nguồn cung và giá, điển hình là Ecuador, Ấn Độ… Trong khi sức khỏe và sức chịu đựng của nông ngư dân và doanh nghiệp trong nước suy yếu vì chi phí sản xuất tăng, giá bán giảm, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng, cạn kiệt vốn và khó tiếp cận vốn vay để duy trì sản xuất, xuất khẩu.

“Những biến động về cung, cầu và lạm phát đến nay vẫn chưa có tín hiệu khả quan, nên dự báo về thị trường cũng thiếu cơ sở và độ chắc chắn. Song, theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản khó có thể phục hồi, nếu có thì sẽ phục hồi chậm”, bà Hằng nhận xét.

Mong tiếp cận được tín dụng

Các doanh nghiệp ngành thủy sản kỳ vọng việc xuất khẩu sẽ dần hồi phục trong những tháng tới và có kết quả tốt hơn so với nửa đầu năm nhờ những tín hiệu khả quan hơn ở các thị trường tiêu thụ, khi lượng tồn kho giảm và bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ hội.

Tại kỳ Đại hội Đại cổ đông diễn ra vào cuối tháng 6/2023, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú cho rằng, từ tháng 8/2023  thị trường sẽ tốt lên khi nguồn cung tôm nguyên liệu tại các nước xuất khẩu lớn là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam đều giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu trên thế giới dần phục hồi.

“Tôi được biết, Ấn Độ đang treo ao khoảng 30 - 50%. Ngoài ra Ecuador đang chịu ảnh hưởng bởi El Nino khiến hoạt động nuôi tôm không hiệu quả, tôm chết nhiều, ước tính thiệt hại 30%. Tại Việt Nam, do giá tôm thấp nên nhiều người treo ao, sản lượng giảm 30 - 50%. Do đó, tình hình tôm nguyên liệu cuối năm sẽ thiếu. Các đơn vị sẽ có cơ hội giảm bán ở hàng tồn kho khi nhu cầu tiêu thụ vào mùa lễ hội cao điểm cuối năm tăng cao”, ông Quang nói.

Tuy nhiên, ông Quang cũng đưa ra so sánh, hiện nay giá thành sản xuất tôm giữa 3 đối thủ cạnh tranh là Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ thì giá thành tôm nuôi của Việt Nam (4,8 - 5 USD/kg) cao gấp đôi so với Ecuador (2,3 - 2,4 USD/kg) và hơn 30% so với tôm Ấn Độ (3,4 - 3,8 USD/kg).

Điều này khiến việc tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm gặp khó khăn. Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu trong nước giảm liên tục trong các tháng vừa qua, gây ra nhiều hệ lụy cho toàn ngành tôm.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết thêm, để tôm Việt Nam thâm nhập vào các hệ thống cấp cao ở EU thì đòi hỏi tôm nuôi phải đạt chuẩn ASC, trong khi diện tích nuôi nước ta đạt chuẩn này còn quá ít. Không chỉ với tôm nuôi, ngay cả cơ sở chế biến cũng đã đỏi hỏi tiêu chuẩn ASC.

Các doanh nghiệp thủy sản đang kỳ vọng tiếp cận được nguồn tín dụng để mua dự trữ nguyên liệu từ nay để xuất khẩu sau 3 - 6 tháng nữa trong năm 2023 và quý I/2024. Thực hiện kích cầu sớm sẽ khiến người nuôi tôm có tâm lý yên tâm tiếp tục thả nuôi trong giai đoạn hiện nay thay vì treo ao.

Về phía mình, ông Lực cho hay, doanh nghiệp đang rà soát lại chi phí sản xuất, cắt giảm chi phí không cần thiết. Song song là cố gắng phát triển thêm các mặt hàng giá trị gia tăng có tỉ suất lợi nhuận tốt hơn (như sushi, tôm tẩm bột, tempura, tôm ăn liền…), các sản phẩm đặc thù như tôm nuôi quảng canh trong hệ rừng sinh thái cung cấp cho phân khúc thị trường cao cấp.

Ngoài các thị trường lớn với nhu cầu đang thấp, doanh nghiệp nên tìm tới những thị trường nhỏ như tại khu vực châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Sĩ…) có sức mua tốt hơn do không có lượng tồn kho.

Xác định chiến lược cho từng thị trường

Báo cáo của VASEP nhận định, các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... bị chi phối bởi 2 yếu tố chính: lạm phát và tồn kho. Tín hiệu lạc quan là lượng tồn kho đang được giải tỏa dần ở các thị trường, nhu cầu dự báo sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm.

Tuy nhiên, lạm phát tại nhiều thị trường chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đó sẽ là "cái phanh" kìm hãm sự hồi phục nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản tại Mỹ, EU,…

Một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... vẫn được coi là điểm đến lạc quan cho sản phẩm thế mạnh của Việt Nam đó là hàng chế biến sâu có giá trị gia tăng cao. Bởi vì ở những thị trường này, hàng thuỷ sản Việt Nam chưa bị áp lực cạnh tranh về nguồn cung và giá bán như ở Mỹ, EU hay Trung Quốc.

Bên cạnh đó, một số thị trường Đông Nam Á cũng được đánh giá là tiềm năng vì có nền kinh tế ổn định hơn, lạm phát thấp hơn cộng với lợi thế vị trí địa lý và ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định FTA.

Xuất khẩu thủy sản: Con số, mối lo ngại và dự báo

Thứ 4, 21/06/2023 | 21:26
Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 5/2023 đạt trên 808 triệu USD, cao nhất từ đầu năm tới nay, cho thấy tín hiệu thị trường đang tốt dần lên.

VASEP đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN thủy sản

Thứ 2, 19/06/2023 | 11:36
VASEP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Doanh nghiệp thuỷ sản lao đao ngay trong quý đầu năm 2023

Thứ 6, 12/05/2023 | 09:00
Quý I/2023, doanh nghiệp thuỷ sản chịu nhiều khó khăn khi doanh thu đồng loạt đi lùi. Tuy nhiên, nhờ tiết giảm chi phí, vẫn có doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng.
Cùng tác giả

Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi: Phân vùng đô thị Tp.HCM sẽ có 5 khu

Chủ nhật, 19/05/2024 | 22:03
Phân vùng đô thị của Tp.HCM trong sửa đổi quy hoạch lần này có 5 khu. Tại mỗi khu vực, phải hình thành khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng ít nhất 60% chức năng tại chỗ.

UBND Tp.HCM có 2 tân Phó Chủ tịch, 1 ủy viên

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:22
Công tác nhân sự được HĐND Tp.HCM thực hiện tại kỳ họp thứ 15 với nhiều quyết định quan trọng đối với bộ máy UBND Tp.HCM.

HĐND Tp.HCM họp chuyên đề, xem xét quy hoạch và công tác nhân sự

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:35
Tại kỳ họp này, HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ thảo luận và quyết định nhân sự của UBND thành phố theo yêu cầu quy định của pháp luật.

Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Báo chí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:39
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Báo chí Tp.HCM đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền Thành phố với báo chí và người dân.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Thu 5.300 tỷ đồng từ đất trong 5 tháng đầu năm

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:52
Các khoản thu từ đất giúp Thanh Hóa ghi nhận khoảng 5.300 tỷ đồng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2024.

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Thanh Hóa: Thu 5.300 tỷ đồng từ đất trong 5 tháng đầu năm

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:52
Các khoản thu từ đất giúp Thanh Hóa ghi nhận khoảng 5.300 tỷ đồng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2024.

Giá vàng 21/5: Vàng nhẫn đi xuống, dao động quanh 77,5 triệu đồng/lượng

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:46
Giá vàng nhẫn quay đầu đi xuống phiên mở cửa sáng nay trong khi giá vàng SJC điều chỉnh không đồng nhất.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn thu về hơn 510 triệu USD

Thứ 3, 21/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt hơn 1,1 triệu tấn, thu về hơn 510 triệu USD, giảm nhẹ về lượng nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ 2023.