Khủng hoảng ngân hàng Mỹ tác động tới tăng trưởng toàn cầu ra sao?

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ tác động tới tăng trưởng toàn cầu ra sao?

Thứ 4, 29/03/2023 | 14:00
0
Cuộc hỗn loạn từ vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ kéo theo dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, thậm chí ở kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc khủng hoảng tài chính.

Tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng của Mỹ sau vụ ba ngân hàng lớn của nước này đồng loạt sụp đổ vào đầu tháng 3 vừa qua không chỉ là vấn đề của riêng xứ sở cờ hoa mà còn làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế trên toàn cầu.

Thậm chí ngay trước khi Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) sụp đổ, nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay suy giảm đáng kể trong bối cảnh chi tiêu và đầu tư dự kiến sẽ giảm vì lãi suất leo thang.

Mặc dù các nhà kinh tế tin rằng một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện khó có thể xảy ra, song nhận định các rủi ro tăng cao đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu do cơn hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng và bóng ma thắt chặt tín dụng.

Những quan ngại trên hoàn toàn trái ngược với những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế thế giới vào đầu năm nay khi dữ liệu thống kê cho thấy tăng trưởng đáng ngạc nhiên ở một số nước phương Tây và sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sau khi Bắc Kinh từ bỏ chính sách "zero-Covid-19”.

“Đây có thể là thời điểm khá nguy hiểm đối với nền kinh tế thế giới” - Giáo sư Eswar Prasad của Đại học Cornell nhận định, đồng thời cho hay các vấn đề của ngành ngân hàng bên cạnh việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế tiên tiến “có thể có tác động lan tỏa trên toàn cầu”.

Thế giới - Khủng hoảng ngân hàng Mỹ tác động tới tăng trưởng toàn cầu ra sao?

Cơn hỗn loạn ngân hàng ở Mỹ làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế trên toàn cầu. (Ảnh: Reuters).

Tác động từ cơn hỗn loạn ngân hàng

Các nhà kinh tế cho biết, rủi ro trước mắt là các ngân hàng Mỹ có thể sẽ thắt chặt hơn việc cho các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ vay để đảm bảo bảng cân đối kế toán. Tuần rồi, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho rằng một kịch bản như trên “có khả năng khá thực tế” và "có một tác động kinh tế vĩ mô đáng kể”.

Việc Mỹ thắt chặt cho vay có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu, kìm hãm nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia khác, chẳng hạn như nhu cầu về ô tô của Đức, du lịch của Pháp hay thiết bị điện tử do Trung Quốc sản xuất.

Hay nói rộng hơn, hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu được củng cố bởi đồng USD. Điều đó có nghĩa các điều kiện tài chính thắt chặt hơn của Mỹ, chẳng hạn như cho vay ít hơn, chi phí đi vay cao hơn và giá cổ phiếu và các tài sản khác giảm đi, có thể nhanh chóng ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác trên thế giới.

Đối mặt với chi phí tài trợ bằng đồng USD tăng cao, các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ có thể hạn chế cho vay đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nước, làm gia tăng các tác động xuyên biên giới do nhập khẩu từ Mỹ giảm. Trong khi đó, các chính phủ đang mắc nợ nhiều có thể khó đi vay hơn.

Một bài báo do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế kết hợp với Đại học Quốc gia Seoul công bố hồi tháng 1/2023 nhận định thương mại toàn cầu vô cùng nhạy cảm với những thay đổi về các điều kiện tài chính do đồng USD dẫn đầu. Bài báo cho rằng thương mại, vốn đóng vai trò quan trọng tới tăng trưởng toàn cầu, mở rộng khi đồng USD yếu đi và các điều kiện tài chính dễ dàng vì vốn lưu động rẻ cho phép các công ty mở rộng các chuỗi cung ứng.

Ngược lại, khi đồng USD mạnh lên hay các điều kiện tài chính thắt chặt thì tỷ trọng tăng trưởng thương mại giảm đi.

Thế giới - Khủng hoảng ngân hàng Mỹ tác động tới tăng trưởng toàn cầu ra sao? (Hình 2).

Hệ thống thương mại và tài chính toàn cầu được củng cố bởi đồng USD. (Ảnh: Reuters).

Trong khi đó, báo cáo mới đây của các nhà kinh tế tại Citigroup đã đưa ra một số kịch bản tăng trưởng toàn cầu tùy thuộc vào mức độ tồi tệ của các vấn đề trong lĩnh vực tài chính hiện tại. Theo đó, các chuyên gia hy vọng các vấn đề đối với lĩnh vực ngân hàng sẽ được giải quyết vào mùa xuân này nhờ vào bảng cân đối kế toán lành mạnh và hành động nhanh chóng của các cơ quan quản lý.

Dù vậy, báo cáo dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 2,2% vào năm 2023 và 2,5% vào năm 2024, thấp hơn so với mức ước tính 3,2% vào năm 2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Báo cáo còn cảnh báo nếu những lo ngại về sức khỏe của ngành ngân hàng kéo dài sẽ làm căng thẳng chi phí và khả năng huy động vốn, từ đó khiến tăng trưởng tín dụng có thể bị đình trệ và tăng trưởng toàn cầu có thể chậm lại 1,6% trong năm nay.

Ở kịch bản thứ ba, nếu các ngân hàng thực hiện các động thái quyết liệt hơn nhằm giảm bớt các tài sản rủi ro thì khả năng sẽ làm cho tăng trưởng toàn cầu giảm xuống 1,6%, trong khi đó, một cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu có thể khiến nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm 2%.

Lý do cho những lo lắng về tăng trưởng

Lý do đằng sau cho những quan ngại về tốc độ tăng trưởng là ký ức về cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009. Sự thua lỗ đối với các khoản vay thế chấp ở Mỹ và các công cụ phái sinh liên quan đã gây ra tình trạng thắt chặt nguồn vốn khiến các ngân hàng ở Mỹ và châu Âu sụp đổ, buộc các chính phủ phải vào cuộc giải cứu.

Thế giới - Khủng hoảng ngân hàng Mỹ tác động tới tăng trưởng toàn cầu ra sao? (Hình 3).

Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã đồng ý mua lại đối thủ đang khủng hoảng Credit Suisse. (Ảnh: AP).

Tác động của cuộc khủng hoảng này là vô cùng rộng lớn. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 chỉ ở mức 2.1% và giảm sâu vào năm 2009 với mức âm 1.3%. Tỷ trọng thương mại toàn cầu giảm đến 18% trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2009. 

Dù vậy, các nhà kinh tế học mong rằng tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ hiện nay sẽ không quay lại kịch bản của cuộc khủng hoảng 14 năm về trước. Thực tế là, các ngân hàng ngày nay có tình trạng tài chính tốt hơn và các ngân hàng trung ương cũng như các nhà quản lý, vốn có kinh nghiệm trong việc xử lý những cuộc khủng hoảng, có hàng loạt các công cụ để ngăn một vụ sụp đổ ngân hàng riêng lẻ có thể gây ra sự sụp đổ của toàn hệ thống.

Đơn cử, trong những tuần vừa qua, chính quyền Mỹ đã đóng cửa cả SVB và ngân hàng Signature cũng như cam kết những người gửi tiền không bảo hiểm sẽ nhận lại tiền của mình. Đồng thời, FED và các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như Anh, Nhật, Châu Âu,... đã chuyển việc thực hiện các giao dịch hoán đổi tiền tệ từ hàng tuần sang hàng ngày.

Tương tự, chính quyền Thụy Sĩ đã thúc đẩy UBS Group tiếp quản đối thủ đang gặp khó khăn là Credit Suisse Group để củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Vĩnh Khang (WSJ)

First Citizens đặt dấu chấm hết cho SVB, khủng hoảng vẫn còn

Thứ 2, 27/03/2023 | 16:59
Quỹ bảo hiểm tiền gửi sẽ phải chi khoảng 20 tỷ USD sau vụ phá sản của Ngân hàng Thung lũng Silicon SVB, theo Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ.

Công ty mẹ của Ngân hàng SVB xin bảo hộ phá sản

Thứ 7, 18/03/2023 | 08:42
SVB Financial có khoảng 2,2 tỷ USD thanh khoản, khoảng 3,3 tỷ USD nợ không có bảo đảm và 3,7 tỷ USD cổ phiếu có thể bị xóa sổ trong vụ phá sản.

[Info] Toàn cảnh vụ sụp đổ Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB)

Thứ 6, 17/03/2023 | 08:00
Câu chuyện của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) trở thành chủ đề được quan tâm nhất vì tốc độ và quy mô sụp đổ gây sốc, cũng như tác động lây lan của nó.
Cùng chuyên mục

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Chia rẽ của chính phủ Israel về vấn đề Gaza tràn vào công luận

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:29
Tuần này, chia rẽ trong Chính phủ Israel về cuộc chiến tại Gaza đã tràn vào công luận, sau khi ông Gallant công khai yêu cầu ông Netanyahu đề ra chiến lược rõ ràng.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Chuyên gia chỉ ra điều tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga nên chú ý tới

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:00
“Điều quan trọng đối với Nga là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của các lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, ít nhất là của nhóm tấn công trả đũa”.

Ukraine để lộ điểm yếu, Nga tận dụng cơ hội, tấn công dữ dội vào Chasov Yar

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:00
Nhận ra điểm yếu của lực lượng Ukraine, các đơn vị Nga nhanh chóng tập hợp và đẩy mạnh tấn công vào Chasov Yar theo nhiều hướng.