Khủng hoảng Catalonia: Bài toán khó thách thức châu Âu

Khủng hoảng Catalonia: Bài toán khó thách thức châu Âu

Thứ 5, 12/10/2017 | 11:44
0
Nếu chính quyền tự trị Catalonia và Tây Ban Nha không mở một cuộc đối thoại khẩn cấp về tương lai lập pháp của Catalonia, bạo lực trong khu vực này sẽ còn tiếp diễn.

Madrid giữ vững lập trường của mình, từ chối công nhận cuộc bỏ phiếu và kết quả trưng cầu dân ý của Catalonia.

Nước đi này được ủng hộ bởi nhà vua Felipe. Chính phủ Tây Ban Nha nhận được sự đồng thuận từ các đảng trong nước, cũng như các tờ báo xã luận chính thống như El Pais hay El Mundo.

Những đồng minh triển vọng của Catalonia trong khu vực như Basque vẫn không có động thái gì.

Bên ngoài Tây Ban Nha, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tuyên bố trung lập và cho rằng, cuộc xung đột là vấn đề nội bộ của Tây Ban Nha, số còn lại ủng hộ Chính phủ nước này bảo vệ luật pháp của mình.

Chiến lược táo bạo

Kế hoạch của chính quyền tự trị Catalonia đầy rẫy rủi ro. Họ chưa từng công nhận những ý kiến trái chiều về việc ly khai tồn tại trong Catalonia.

Thái độ quyết liệt của chính quyền này chỉ nhận được sự kiên quyết từ Madrid.

Tòa án đã xác nhận sẽ đình chỉ phiên họp Quốc hội mà trong đó Catalonia có thể tuyên bố độc lập. Chính phủ Trung ương được cho là có thể tiến xa hơn.

Họ có thể dùng quyền lập pháp để áp đặt các luật. Việc phản kháng lại lực lượng cảnh sát có thể dẫn đến những cuộc đụng độ bằng vũ lực.

Thế giới - Khủng hoảng Catalonia: Bài toán khó thách thức châu Âu

Khủng hoảng Catalonia thu hút sự chú ý của toàn thế giới trong thời gian qua.

Tuy nhiên, chiến lược của Madrid cũng có nhiều rủi ro, bởi họ không có biện pháp nào để giải quyết mâu thuẫn trong Catalonia, thậm chí còn đổ thêm dầu vào lửa.

Câu hỏi đặt ra là, 10 nghìn nhân viên cảnh vệ được điều động khắp Catalonia không thể ngăn chặn hơn hai triệu cử tri đi bỏ phiếu, liệu Chính phủ Tây Ban Nha có thể ngăn chặn triệt để việc Catalonia tuyên bố độc lập mà không cần dùng tới vũ lực?

Trên thực tế, việc ly khai sẽ ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị của Liên minh châu Âu (EU).

Thị trường chứng khoán nước này bị lung lay khi dòng vốn trôi ra khỏi khu vực kinh tế lớn nhất. Việc này có khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị của đồng Euro. Hậu quả kinh tế của một cuộc ly khai có thể châm ngòi cho sự biến động trong vùng đồng tiền chung châu Âu tương tự với khoảng thời gian năm 2011-2012.

Vì những lý do đó, châu Âu cần đẩy mạnh đối thoại giữa Chính phủ Tây Ban Nha và Catalonia để đảo ngược tình hình.

Sự do dự của Liên minh châu Âu xuất phát từ thực tế họ có ít kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên bàn đàm phán. Những xung đột vũ trang về lãnh thổ xảy ra ở các nước như Bắc Ireland, Cyprus hay Bosnia-Herzegovina đều được giải quyết trong nội bộ, hoặc bởi Liên Hợp Quốc, hay các bên thứ ba như Mỹ.

Châu Âu có thể làm gì?

Hành động tiên quyết là Nghị viện châu Âu cần đưa ra một nghị quyết, được thông qua bởi Hội đồng Bộ trưởng, để lên án tình hình. Việc này phải gán trách nhiệm cho cả hai bên, lưu ý các giá trị cốt lõi của luật pháp, dân chủ và quyền thiểu số trong trật tự Hiến pháp châu Âu. Nghị quyết này cần được sự ủng hộ tuyệt đối của Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu và ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cũng như nhà lãnh đạo các Chính phủ, như bà Angela Merkel của Đức và ông Emmanuel Macron của Pháp...

Thế giới - Khủng hoảng Catalonia: Bài toán khó thách thức châu Âu (Hình 2).

Châu Âu cần hành động. 

 

Sau đó, châu Âu phải đóng vai trò một hòa giải viên trong cuộc đối thoại. Chính quyền Catalonia sẽ không chấp nhận việc Chính phủ Tây Ban Nha đảm nhận cả hai vai trò người tham dự và trọng tài.

Liên minh châu Âu cần đưa giải pháp cho mâu thuẫn này. Điều kiện cơ bản của cuộc đối thoại là chính quyền tự trị Catalonia rút lại lời tuyên bố độc lập để đổi lấy quyền tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp khác.

Châu Âu không thiếu những tài năng ngoại giao để thúc đẩy cuộc đối thoại như vậy. Có thể kể ra một vài cái tên như cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson; người đàm phán việc gia nhập Liên minh châu Âu của Thụy Điển Carld Bildt; hay chính trị gia Paddy Ashdown. Họ đều là những nhân vật dày dạn kinh nghiệm có thể đóng vai trò hóa giải cuộc khủng hoảng này.

Theo các nhà bình luận, sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Catalonia, Tây Ban Nha và châu Âu nếu không hành động nào được đưa ra.

Nguyễn Văn Linh

Khủng hoảng Catalonia: Tiến thoái lưỡng nan

Thứ 4, 11/10/2017 | 14:00
Giới lãnh đạo Catalonia muốn rời khỏi Tây Ban Nha, nhưng người dân xứ này vẫn có tư tưởng ở lại.

Tây Ban Nha: Catalonia có thể bị đình chỉ quyền tự trị

Thứ 2, 09/10/2017 | 07:38
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cảnh báo, ông không loại trừ việc sử dụng Hiến pháp để xóa bỏ quy chế tự trị của khu vực Catalonia nếu vùng này tuyên bố độc lập.

Catalonia: Lý do ly khai và nguy cơ khủng hoảng kéo dài

Thứ 6, 06/10/2017 | 07:33
Nhà lãnh đạo vùng tự trị Catalonia Carles Puigdemont cho biết, khu vực này sẽ tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha trong vài ngày tới, sau một cuộc trưng cầu dân ý mà Cảnh sát Tây Ban Nha cố gắng ngăn chặn.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:07
Nga không được mời tới hội nghị hòa bình Ukraine dù “Thụy Sĩ luôn tỏ ra cởi mở trong việc đưa ra lời mời”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.

Pháp tiếp tục đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua FDI ở châu Âu

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:15
Năm thứ 5 liên tiếp, Pháp đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua thu hút FDI ở “cựu lục địa” nhưng vị trí lãnh đạo châu Âu của Paris có thể bị thách thức.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Đáp trả Ukraine, Nga ra đòn tấn công, phá hủy trung tâm chỉ huy của Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 13:45
Sau khi Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu ở khu vực Ryazan, quân đội Nga đã có hành động đáp trả. Đêm 1/5, quân đội Nga triển khai đợt tấn công mới vào Odessa.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Ukraine, Mỹ tổ chức đàm phán lần 3 về thỏa thuận an ninh song phương

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Trước đó Ukraine đã ký các hiệp ước an ninh song phương với 9 nước NATO để nhận được “sự hỗ trợ lâu dài” chính thức từ các nước này.

Người đàn ông mắc ung thư trúng độc đắc 32.900 tỷ đồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:17
Đang điều trị ung thư, một người đàn ông gốc Lào may mắn trúng giải độc đắc Powerball trị giá 1,3 tỷ USD (khoảng 32.900 tỷ đồng) tại Mỹ.

“Ông trùm” tiền số Binance lĩnh án 4 tháng tù vì tội rửa tiền

Thứ 4, 01/05/2024 | 09:45
“Tôi đã thất bại ở đây”, ông Changpeng Zhao nói trong bài phát biểu ngắn gọn trước tòa. “Tôi vô cùng hối tiếc về thất bại của mình và tôi xin lỗi”.