"Không nên thả nổi giá SGK để doanh nghiệp quyết định”

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 20/05/2022 | 08:44
1
Mặc dù biên soạn sách giáo khoa hiện nay đã được triển khai theo hình thức xã hội hóa, nhưng chuyên gia vẫn cho rằng không thể để doanh nghiệp một mình định giá.

Thực hiện xã hội hóa sách giáo khoa để tránh độc quyền, nhưng để doanh nghiệp tự chủ lại rơi vào tình trạng “đội giá”. Hiện nay, SGK không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá, mà thuộc danh mục mặt hàng do doanh nghiệp kê khai giá theo quy định của Luật giá.

Vì vậy, các nhà xuất bản, công ty tự xây dựng, xác định giá và kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước. Và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách giáo khoa đã kê khai. Cơ quan quản lý nhà nước không thẩm định, phê duyệt, không định giá SGK.

Trong giai đoạn 2020, khi bộ SGK của Chương trình mới được triển khai ở khối lớp 1, để tìm hướng giải quyết việc quản lý giá cả Bộ GD&ĐT đã có báo cáo Chính phủ đề xuất mức kê khai giá sách giáo khoa mới bảo đảm không vượt quá mức kê khai bộ sách giáo của chương trình cũ.

Thời điểm đó, ông Trần Tú Khánh, vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính Bộ GD-ĐT (Hiện đã xin từ chức vì lý do cá nhân) khẳng định quan điểm của Bộ GD-ĐT từ trước đến giờ đều nhất quán cho rằng cần phải đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá. Vì SGK là mặt hàng đặc biệt liên quan tới giáo dục, tới tương lai của hàng triệu trẻ em. Nếu thả nổi, mặc cho giá sách nâng cao lên 3-4 lần so với hiện nay là điều không thể được.

"Nếu không đưa vào danh mục Nhà nước định giá, ai sẽ bảo đảm các đơn vị xuất bản không liên kết để nâng giá cao hơn nhiều lần sách hiện hành. Gánh nặng chi phí dồn lên vai người dân. Con em những người dân ở vùng sâu vùng xa, những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ lấy đâu ra tiền mua sách để học? Không thể nói làm sách đẹp mà đội giá sách lên trời được", ông Khánh phân tích.

Tuy nhiên, đến nay mặc dù có nhiều đề xuất, khuyến nghị nhưng các nhà xuất bản SGK vẫn được chấp thuận phương án kê khai giá của các đơn vị này đưa ra.

Giáo dục - 'Không nên thả nổi giá SGK để doanh nghiệp quyết định”

Các nhà xuất bản "rủ nhau" tăng giá sách

Mẫu thuẫn việc xã hội hóa sách giáo khoa

Trao đổi với Người Đưa tin, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính chia sẻ: “Chúng ta ủng hộ việc phát triển theo kinh tế thị trường, mọi sản phẩm làm ra đều được thị trường hóa. Tuy nhiên, SGK là một loại hàng hóa đặc biệt ở chỗ, đây là phương tiện phục vụ cho việc phổ cập giáo dục theo quy định của Nhà nước”.

Trên thực tế, hiện nay đối với giáo dục bắt buộc thì Nhà nước phải bảo đảm miễn phí và đầu tư đầy đủ các yêu cầu cơ bản cho giáo dục. Việc xã hội hóa giáo dục cần có cơ chế rõ ràng để khuyến khích, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc không thương mại hóa giáo dục

Việc giá SGK tăng cao khó đưa ra giải pháp phù hợp vì mâu thuẫn giữa phát hành sách giáo khoa đi theo kinh tế thị trường nhưng vẫn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển giáo dục.

“Đây là vấn đề phức tạp, hiện nay có rất nhiều bộ SGK, sách tham khảo, bài tập nhằm đa dạng hóa thị trường sách. Bên cạnh đó, thực tế ở thành thị nhiều phụ huynh vẫn sẵn sàng chi trả những bộ sách mới cho con

Theo tôi, nên có những bộ sách chuẩn, và được Nhà nước hỗ trợ, quản lý giá cả, khống chế giá, đảm bảo việc phổ cập tốt. Những sách chuyên khảo có thể đa dạng, và không bắt buộc”, thầy Thịnh bày tỏ.

Tuy nhiên chuyên gia cũng lưu ý việc phải hài hòa giữa hỗ trợ và giảm chi phí Nhà nước, để thị trường đi theo đúng quy luật.

Mặc dù là xã hội hóa, nhưng sách giáo khoa lại là mặt hàng đặc biệt, nếu không có sự điều chỉnh sẽ là gánh nặng lên những người dân có thu nhập thấp, gia đình khó khăn, đông con.

Giáo dục - 'Không nên thả nổi giá SGK để doanh nghiệp quyết định” (Hình 2).

Cần sớm tìm ra giải pháp hỗ trợ giá sách giáo khoa

Xã hội hóa từng khâu, không khoán trắng

Cũng đồng quan điểm cần phải có những sự hỗ trợ phù hợp, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng: “Ở các nước, SGK là mặt hàng được Nhà nước tài trợ, hoặc sẽ là cho mượn, thuê,…Việc xã hội hóa SGK rất khó để yêu cầu giá sách mới không được cao hơn giá sách cũ bởi cần có yếu tố cạnh tranh”.

Ngoài ra, ông Long nêu giải pháp cần có sự phối hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước và xã hội hóa ở từng khâu xuất bản SGK.

“Chỉ xã hội hóa ở một số khâu còn Nhà nước sẽ bao cấp, hỗ trợ để đảm bảo giá phù SGK phù hợp đối với mọi gia đình, không nên thả nổi giá SGK để doanh nghiệp quyết định”, ông Ngô Trí Long đánh giá.

Hoạt động nhiều năm trong bộ máy giáo dục, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng mức giá này đã được kê khai, trình cho Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý. Vì vậy, trên thực tế đây cũng là một hình thức quản lý giá cả.

“Tất cả chi phí để xuất bản ra bộ sách như phí tác giả, hội đồng thẩm định, nghiên cứu, in ấn, chất lượng giấy,…đều được tính toán và tính vào giá sách giáo khoa. Điều này là phù hợp, tuy nhiên sẽ gây bất cập với những gia đình nghèo, khó khăn”, ông Trần Xuân Nhĩ bày tỏ.

Thay vì quan tâm đến giá cả, chuyên gia nhấn mạnh cần tìm ra giải pháp cho vấn đề này: “Theo tôi, cần khuyến khích hoạt động cho mượn sách, vận động các bộ sách cũ. Phía Nhà nước cần hỗ trợ nguồn kinh phí xây dựng thư viện ở các trường để học sinh có cơ hội tiếp cận với tri thức”.

Để làm được, các bộ sách phải được sử dụng, chọn lựa nhiều năm, một thời gian dài. Nếu mỗi năm một bộ sẽ rất lãng phí và gây thất thoát lớn. Phương pháp này còn giáo dục ý thức bảo vệ sách của học sinh, giúp nhiều thế hệ có thể sử dụng

Ngoài ra, ông Nhĩ cũng cho rằng Nhà nước cũng cần xem xét hỗ trợ ở những khâu thích hợp, không nên khoán trắng, giúp giảm giá thành.

Ngày 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Trong các chuyên đề sẽ được trình để Quốc hội chọn 2 chuyên đề giám sát tối cao có việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ đổi mới chương trình SGK và công tác phòng, chống dịch Covid-19.

 

“Sân chơi” SGK do các NXB điều khiển và ngành giáo dục phải chạy theo

Thứ 4, 18/05/2022 | 07:00
Thực tế, trong quy trình chọn sách hiện nay, không có đề cập đến vấn đề giá, vì vậy có nên công bố giá sách trước khi việc lựa chọn diễn ra.

Bộ GD&ĐT thừa nhận có "sạn" trong SGK

Thứ 3, 17/05/2022 | 20:02
Bộ GD&ĐT đã chỉ ra một số nội dung, ngữ liệu, hình ảnh chưa phù hợp, cần chỉnh sửa, hoàn thiện trong các SGK lớp 2 và lớp 6.

Tại sao nhà xuất bản “rủ nhau” tăng giá sách giáo khoa?

Thứ 3, 17/05/2022 | 08:07
Việc giá sách giáo khoa trong Chương trình mới có giá cao hơn mức giá sách giáo khoa hiện hành khiến nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về việc lãng phí, bất cập.
Cùng tác giả

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:19
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:45
Con số trên chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, các em sẽ tiếp tục được đăng ký thi đến 17h ngày 10/5.

Lập tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:21
Từ hôm nay, ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng ký trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 bắt đầu mở để phục vụ thí sinh.
Cùng chuyên mục

Sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi "HackTheon Sejong"

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:51
Kết thúc vòng sơ khảo Cuộc thi “HackTheon Sejong”, các đội tuyển của Việt Nam đã đạt thành tích cao, tiếp tục vào vòng chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra coi thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:11
Các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều khâu chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:45
Con số trên chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, các em sẽ tiếp tục được đăng ký thi đến 17h ngày 10/5.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra coi thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:11
Các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều khâu chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Bản tin 4/5: Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Tp.HCM

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Tp.HCM; Người phụ nữ sống với khối bướu cổ suốt 40 năm...

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.

Sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi "HackTheon Sejong"

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:51
Kết thúc vòng sơ khảo Cuộc thi “HackTheon Sejong”, các đội tuyển của Việt Nam đã đạt thành tích cao, tiếp tục vào vòng chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.