Không đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 18/07/2022 | 18:40
0
Việc phát triển công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn phải giữ vai trò là động lực then chốt, nền tảng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chiều 18/7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị.

Nhận thức về CNH, HĐH chưa thực sự đầy đủ

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vẫn còn chậm, năng lực tự chủ về công nghệ và sản xuất của nền kinh tế còn thấp, việc tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.

Nhận thức về phát triển nhanh (rút ngắn) quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chưa thực sự đầy đủ. Nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng mạnh từ biến động hoạt động sản xuất khu vực đầu tư nước ngoài và một số thị trường lớn; chưa phát triển công nghiệp nguyên liệu; cơ cế chính sách ban hành nhiều nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh...

Do vậy, thực hiện chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào tháng 10 tới.

Tiêu điểm - Không đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị.

Triển khai xây dựng Đề án quan trọng này, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã đặt các bộ, ngành và cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trên 60 báo cáo và chuyên đề, 63/63 địa phương đã có báo cáo theo đề cương, 4 tổ chức quốc tế (WB, UNIDO, AFD, GIZ) cũng đã tham gia tích cực và có các nghiên cứu phục vụ xây dựng Đề án.

Đến nay, theo phân công của Thường trực Tổ Biên tập, Bộ Công Thương cũng đã hoàn thành 1 báo cáo và 3 chuyên đề. Đây là nguyên liệu đầu vào có chất lượng cho quá trình xây dựng Đề án.

Tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Bộ Công Thương là cơ quan đầu tiên Ban Chỉ đạo tới làm việc trực tiếp sau khi có dự thảo 1 của Đề án.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị tập trung thảo luận, cho ý kiến một số vấn đề như: Đánh giá bối cảnh chung trong nước và quốc tế đang tác động đến Việt Nam nói chung và công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nói riêng.

Đồng thời, làm rõ mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam trong thời gian tới; các thành tố chính trong mục tiêu tổng quát của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030 là gì? Tầm nhìn đến năm 2045 ra sao? Các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể cần nêu trong Nghị quyết tới sẽ thế nào?

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực then chốt

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo nêu rõ các nội dung thống nhất tại Hội nghị.

Thứ nhất, quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới. Theo đó, chuyển dịch sang mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm.

Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tập trung phát triển công nghiệp nền tảng nội dung cốt lõi của mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới như thúc đẩy tự động hóa, số hóa và thông minh hóa các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ số và các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thực hiện chuyển đổi số, đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực chính để phát triển kinh tế nhanh, bền vững và bao trùm; Nâng cao năng lực tự chủ của nền kinh tế, đặc biệt là tự chủ về công nghệ và sản xuất.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước. Vì vậy, cần thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới trên cơ sở xác lập lộ trình và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra các đột phá phát triển và các cực tăng trưởng kinh tế.

Tiêu điểm - Không đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp (Hình 2).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị.

Thứ hai, không đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp nhưng phát triển công nghiệp trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò là động lực, then chốt, nền tảng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ ba, trong giai đoạn tới, để công nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần hoàn thành các mục tiêu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đặt ra đến năm 2030 và 2045, cần phải có thể chế cho phát triển công nghiệp tốt hơn.

Theo đó, Việt Nam cần có hệ thống giải pháp, chính sách đồng bộ, thống nhất từ lý luận đến thực tiễn để huy động nguồn lực và phát huy thế mạnh cho phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp trên thị trường toàn cầu. Trong đó có 7 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm gồm:

Rà soát, thực hiện quy hoạch tổng thể công nghiệp và quy hoạch một số ngành, lĩnh vực công nghiệp quan trọng.

Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật về phát triển công nghiệp.

Xây dựng và thiết lập thể chế quản lý vùng để triển khai thực hiện có hiệu quả phân bố không gian phát triển công nghiệp;

Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy tự động hóa, thông minh hóa và xanh hóa ngành công nghiệp;

Rà soát, hoàn thiện danh mục các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên theo hướng thu hẹp các ngành và cụ thể hóa tới các phân ngành, sản phẩm ưu tiên để có nguồn lực thực hiện; Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào thượng nguồn của các ngành công nghiệp ưu tiên, đặt biệt là các ngành điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may - da giầy, hóa chất, công nghệ số;

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật các ngành công nghiệp theo hướng nâng cao, dần tiệm cận các nước phát triển, tạo nền tảng kết nối trong sản xuất thông minh;

Nâng cao năng lực tự chủ về công nghệ và sản xuất công nghiệp. Ban hành các chính sách đột phá để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, nhất là các công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ số, công nghệ vật liệu cơ bản. Xây dựng và triển khai các chương trình thúc đẩy nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam...

Vấn đề thứ tư Bộ trưởng nhấn mạnh là để lãnh đạo, chỉ đạo thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2030 đã được Đại hội XIII thông qua, các ý kiến đều thống nhất đề nghị sớm ban hành một Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Công Thương: Sẽ kiến nghị giảm tiếp 3 loại thuế với xăng dầu

Thứ 5, 14/07/2022 | 19:40
Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ trình UBTVQH, Quốc hội tiếp tục giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu.

Năm 2025, kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75%

Thứ 4, 18/05/2022 | 14:14
Đó là một trong những chỉ tiêu được đề ra trong Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030.

Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thứ 3, 09/11/2021 | 10:29
Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải xác định mô hình, con đường để phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp.
Cùng tác giả

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Quý I/2024, GELEX đạt gần 6.700 tỷ đồng doanh thu 

Thứ 6, 26/04/2024 | 16:42
CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Nợ vay của Tập đoàn Hoà Phát tăng cao kỷ lục

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:21
Quý I/2024, tổng nợ vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng hơn 12.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức cao kỷ lục – đạt hơn 77.500 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:51
Thủ tướng mới ký Quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà được phân công làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Cùng chuyên mục

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.