Không còn quỹ đất, Hà Nội kiến nghị xây tầng hầm cho trường học

Nguyễn Phương Anh
Thứ 6, 18/08/2023 | 17:04
1
Lãnh đạo Hà Nội đề xuất được nâng tầng với các khối nhà xây dựng, xây tầng hầm cho nhà trường ở quận nội thành để khai thác quỹ đất hiệu quả.

Chiều 18/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành.

Quỹ đất cho xây mới 30 - 40 trường học?

Với vị thế là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội chia sẻ: “Năm học 2022-2023, toàn thành phố có khoảng 2.870 trường mầm non, phổ thông và Trung tâm GD Thường xuyên với gần 2,2 triệu học sinh”.

Bên cạnh những kết quả tích cực, Phó Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội cho biết, tại Nghị định 120 quy định mỗi đơn vị có không quá 2 cấp phó khiến khó khăn trong công tác quản lý cho các trường có quy mô lớn, đặc thù. Do đó, thành phố kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 120 cho phù hợp thực tế.

Giáo dục - Không còn quỹ đất, Hà Nội kiến nghị xây tầng hầm cho trường học

Mỗi năm, dân số Thủ đô tăng từ 50.000 - 60.000 học sinh, tương đương cần xây mới 30 - 40 trường học.

Bên cạnh đó, bà Hà cũng kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu sớm triển khai số hóa SGK và sử dụng SGK điện tử để phù hợp với xu thế chuyển đổi số trong giáo dục.

Đồng thời, quan tâm chế độ chính sách với cán bộ, giáo viên và nhân viên công tác trong lĩnh vực GD&ĐT. Để thực hiện chủ trương tại Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo. Theo đó, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có phụ cấp ưu đãi theo từng tính chất công việc.

Hiện nay, Thủ đô đang có tình trạng tăng dân số cơ học cao. Mỗi năm, dân số tăng từ 50.000 - 60.000 học sinh, tương đương cần xây mới 30 - 40 trường học.

Tuy nhiên, một số quận nội thành hiện không còn quỹ đất. Để đáp ứng chuẩn xây dựng trường học, đề nghị các cấp xem xét cho phép Thành phố sử dụng chỉ tiêu diện tích sử dụng trên đầu học sinh thay thế cho chỉ tiêu diện tích đất trên học sinh. Chính phủ cho phép Hà Nội được nâng tầng với các khối nhà xây dựng. Đồng thời, cho phép Hà Nội xây tầng hầm cho nhà trường ở quận nội thành để khai thác quỹ đất hiệu quả.

Thiếu giáo viên bộ môn tiếng Anh

Trình bày tham luận tại sự kiện, ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho biết: Năm học 2022-2023, ngành GD&ĐT Yên Bái đã thực hiện hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học, tiếp tục triển khai thành công Chương trình GDPT 2018 theo đúng lộ trình và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Yên Bái tiếp tục quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cơ sở vật chất cho GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học ngày càng cao; tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 89,6%; toàn tỉnh hiện có 326 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, chiếm 73,8%, tăng 37 trường so với năm học trước.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái cho biết: “Dù đã chủ động triển khai chương trình GDPT 2018 và SGK mới nhưng nhiều địa phương trong tỉnh đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên bộ môn tiếng Anh, đặc biệt tại các trường trên địa bàn hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải”.

Giáo dục - Không còn quỹ đất, Hà Nội kiến nghị xây tầng hầm cho trường học (Hình 2).

Ông Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Trước thực tế đó, tỉnh đã có chủ trương kịp thời về biệt phái giáo viên ở vùng thấp lên vùng cao để giải quyết trước mắt tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh. Trong đó, rất nhiều giáo viên đã tự nguyện xung phong đi biệt phái, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Chia sẻ về công tác giáo dục tại Kon Tum, bà Y Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giáo dục địa phương còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong năm học 2022-2023.

Theo đó, do địa bàn rộng, dân cư phân tán, đặc biệt là ở 4 huyện biên giới nên mạng lưới trường lớp nhỏ lẻ, nhiều lớp ghép… Hạ tầng công nghệ thông tin còn khó khăn và chưa đồng bộ; có nhiều điểm lõm về sóng viễn thông, internet hoặc chất lượng đường truyền không đảm bảo.

Tỉnh Kon Tum còn thiếu 836 giáo viên, đời sống vật chất và tinh thần đối với hầu hết các nhà giáo đang công tác tại các xã ở vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn.

Một số chính sách ưu tiên hỗ trợ cho học sinh vùng dân tộc thiểu số như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, bán trú…còn thiếu tính bền vững do số xã đặc biệt khó khăn ngày càng giảm.

Để giáo viên yên tâm, gắn bó với nghề

Từ thực trạng tại Yên Bái, ông Đỗ Đức Duy đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, giao bổ sung biên chế giáo viên cho tỉnh Yên Bái đảm bảo đủ định mức theo quy định; nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương. Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non, tiểu học; quan tâm đến chế độ lương và phụ cấp để giúp giáo viên yên tâm, gắn bó với nghề.

Đối với các bộ, ngành trung ương, ông Duy đề nghị: Sửa đổi, thay thế các thông tư hiện hành quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; tháo gỡ khó khăn về nguồn tuyển giáo viên miền núi. Bên cạnh đó, xem xét điều chỉnh mức học bổng; chế độ chính sách; trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên.

Giáo dục - Không còn quỹ đất, Hà Nội kiến nghị xây tầng hầm cho trường học (Hình 3).

Tỉnh Kon Tum kiến nghị bổ sung chỉ tiêu số lượng người làm việc còn thiếu cho ngành giáo dục và đào tạo.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Kon Tum, bà Y Ngọc có một số đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị: Rà soát, ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Bổ sung chỉ tiêu số lượng người làm việc còn thiếu cho ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum và không cắt giảm 10% số lượng người làm việc đối với địa bàn khó khăn.

Bà Ngọc cũng kiến nghị: "Cần có cơ chế chuyển tiếp, duy trì các chính sách an sinh trên lĩnh vực giáo dục y tế từ 2-3 năm sau khi địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời ban hành mới các chính sách đối với trường nội trú, bán trú, trường có đông học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn, như: hỗ trợ chế độ ăn trưa, chi phí học tập, đào tạo nghề".

Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu Hà Nội chấm dứt cảnh phụ huynh xếp hàng thâu đêm nộp hồ sơ

Thứ 4, 16/08/2023 | 15:50
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu ngành Giáo dục Hà Nội giải quyết dứt điểm việc phụ huynh phải xếp hàng thâu đêm mua, nộp hồ sơ đăng ký học.

Cái khó của ngành giáo dục

Thứ 4, 16/08/2023 | 07:00
Nhiều nhà giáo nêu vấn đề lương, phụ cấp, thu nhập... nhưng thực ra, vấn đề này đã có khung chung, ngành giáo dục không phải là ở bậc lương thấp nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị thêm một bộ SGK, có cần thiết?

Thứ 2, 14/08/2023 | 15:58
Ghi nhận những đánh giá của Đoàn giám sát Quốc hội, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu kỹ, phù hợp với thực tiễn.

Tương lai của chủ trương Một chương trình, nhiều bộ SGK - [Bài 1] Bộ GD&ĐT biên soạn SGK: Bài toán khó và hệ lụy nhãn tiền

Chủ nhật, 20/08/2023 | 20:32
Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục, nếu Bộ GD&ĐT đứng ra biên soạn một bộ SGK thì vừa là một bài toán khó, vừa tạo ra nhiều hệ lụy, giẫm chân vào vết xe đổ.
Cùng tác giả

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...

Loay hoay đầu tư chứng khoán, "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn lỗ vì DXS

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:12
Không còn ghi nhận giá trị hợp lý và dự phòng đối với khoản đầu tư chứng khoán tại NLG và KBC song Vĩnh Hoàn còn 26 tỷ đồng dự phòng với mã DXS.

Vĩnh Hoàn: Doanh thu từ Trung Quốc giảm chỉ còn một nửa cùng kỳ

Thứ 4, 15/05/2024 | 09:41
Tháng 4/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 1.091 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ; trong đó ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các thị trường trừ Trung Quốc.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Việc đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, ngành nông nghiệp là ngành nhiều dữ liệu nhất nhưng thu thập được ít dữ liệu nhất hiện nay. Vì vậy dẫn đến nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Chuyển đổi số không phải điều gì xa xôi"

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:53
Chuyển đổi số là động lực để ngành nông nghiệp lan tỏa giá trị đến từng đối tượng, từ cơ quản quản lý đến cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân,...
Cùng chuyên mục

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.