Khánh Hòa: Nông dân kém vui vì kiệu Tết rớt giá

Khánh Hòa: Nông dân kém vui vì kiệu Tết rớt giá

Thứ 6, 19/01/2024 | 09:55
0
Năm nay, diện tích trồng kiệu ở tỉnh Khánh Hòa giảm đáng kể so với năm trước mà giá bán cũng thấp hơn các năm nên người trồng kiệu kém vui.

Nông dân buồn vì kiệu rớt giá

Huyện Cam Lâm và Tp.Cam Ranh là 2 vùng trồng kiệu lớn của tỉnh Khánh Hòa. Kiệu nơi đây có chất lượng cao, củ to, ít chia nhánh, trắng và giòn. Củ kiệu Cam Lâm, Cam Ranh không chỉ được yêu thích tại địa phương mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong nước như Ninh Thuận, Bình Thuận, Tp.HCM và các tỉnh miền Tây.

Những ngày này, nông dân đang tất bật thu hoạch kiệu để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Tuy nhiên, vụ kiệu Tết năm nay kém vui vì giá bán thấp hơn mọi năm. Theo các nhà vườn, diện tích trồng kiệu năm nay giảm đáng kể so với năm trước do chi phí, vật tư tăng giá nên nông dân không mạnh dạn phát triển diện tích.

Dân sinh - Khánh Hòa: Nông dân kém vui vì kiệu Tết rớt giá

Nông dân đang tất bật thu hoạch kiệu Tết. 

Theo ghi nhận tại các vùng trồng kiệu như xã Cam An Nam, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm), không khí thu hoạch kiệu đang rất tất bật. Trời chưa sáng, nông dân đã bắt đầu công việc của mình. Ông Phan Võ Hưng, nông dân xã Cam Hiệp Nam chia sẻ, công việc trồng củ kiệu không chỉ đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn mà còn cần đến sự dẻo dai và khéo léo. Người lao động phải dậy từ 2 giờ sáng, mang theo đèn pin và dụng cụ làm việc để nhổ kiệu. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để không làm hỏng củ. Sau đó, những củ kiệu được chuyển đến sông suối gần đó để rửa sạch và vận chuyển về nhập cho thương lái.

Bà Nguyễn Thị Phương, nông dân tại xã Cam Hiệp Nam (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cho biết, năm nay, gia đình bà trồng 7.000m2 kiệu phục vụ tết Nguyên đán. Nếu năm 2023 giá kiệu lên tới 37.000 đồng/kg thì năm nay chỉ còn dao động từ 22.000- 25.000 đồng/kg.

Theo bà Phương, năm nay, do mưa nắng thất thường nên củ kiệu nhỏ, không đạt chất lượng như mong đợi vì vậy, sản lượng cũng giảm đáng kể. Trung bình mỗi sào (1.000m2) gia đình bà đầu tư hết 18 triệu đồng bao gồm giống, phân bón, công chăm sóc… nhưng chỉ bán được 19-20 triệu đồng/sào. “Tuy lời không nhiều nhưng chúng tôi vẫn giữ lấy nghề vì thương hiệu của củ kiệu Cam Lâm”, bà Phương chia sẻ.

Dân sinh - Khánh Hòa: Nông dân kém vui vì kiệu Tết rớt giá (Hình 2).

Sau khi nhổ kiệu lên, người dân đưa kiệu đến sông suối gần đó để rửa sạch.

Dân sinh - Khánh Hòa: Nông dân kém vui vì kiệu Tết rớt giá (Hình 3).

Kiệu được rửa sạch để ráo...

Dân sinh - Khánh Hòa: Nông dân kém vui vì kiệu Tết rớt giá (Hình 4).

...sau đó đóng gói.

Dân sinh - Khánh Hòa: Nông dân kém vui vì kiệu Tết rớt giá (Hình 5).

Chở kiệu đi tiêu thụ.

Nhu cầu tiêu thụ tăng cao

Mặc dù giá kiệu giảm so với năm trước nhưng nhu cầu tiêu thụ từ các thương lái vẫn tăng cao. Do đó, trồng kiệu không chỉ tạo thu nhập cho nông dân vào dịp Tết mà còn tạo công ăn, việc làm, thu nhập cho người lao động địa phương.

Mỗi ngày, một người lao động có thể kiếm được từ 200.000 đến 300.000 đồng.

Ông Võ Văn Thái, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm cho biết, vào mùa thu hoạch kiệu, ông phải thức dậy từ lúc 2 giờ sáng để nhổ kiệu, sau đó rửa cho đến 10 giờ sáng, thu nhập được 300.000 đồng/ngày.

Theo thống kê, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 100 ha trồng kiệu Tết. Trong đó, tại huyện Cam Lâm đã có 90 hecta tập trung ở các xã Cam An, Cam Hiệp Nam, Cam Hải Đông và thị trấn Cam Đức. Tại thành phố Cam Ranh với khoảng 10 ha tập trung ở xã Cam Thành Nam và phường Cam Nghĩa.

Châu Tường

Khánh Hòa: Học sinh ở Cam Lâm trải nghiệm "Một ngày làm chiến sĩ"

Thứ 4, 17/01/2024 | 21:10
Trong 2 ngày tham gia chương trình “Một ngày làm chiến sĩ”, các em học sinh huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa.

Khánh Hòa: Học sinh các cấp nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 5 – 17/2

Thứ 3, 16/01/2024 | 14:39
Học sinh các cấp học ở tỉnh Khánh Hòa được nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 từ ngày 5/2 đến hết ngày 17/2.
Cùng chuyên mục

Nhận tiền tỷ bằng việc “bán không khí” từ rừng

Thứ 3, 14/05/2024 | 22:00
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chi trả gần 35 tỷ đồng tiền giảm phát thải khí nhà kính năm 2023 cho người dân giữ rừng.

Đà Nẵng làm gì để không có người lang thang, ăn xin?

Thứ 3, 14/05/2024 | 21:30
Thành phố Đà Nẵng được biết đến là nơi đi đầu trong xử lý trình trạng người lang thang, ăn xin. Thời gian gần đây, tình trạng này có dấu hiệu xuất hiện trở lại.

Thích thú cảnh đàn cá trên phá Tam Giang nghe tiếng vỗ tay là… nhảy

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:30
Hình ảnh giữa mặt nước mênh mông gợn sóng của phá Tam Giang, những đàn cá liên tục nhảy khỏi mặt nước khi nghe tiếng vỗ tay khiến nhiều du khách thích thú.

Vụ 4 tàu bị chìm: Ngư dân thứ 14 vào bờ an toàn, 10 người vẫn mất tích

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:15
Anh Dung là thuyền viên của tàu cá gặp nạn, chìm tàu trên biển vào ngày 3/5 và cũng là ngư dân thứ 14 được cứu vớt. Hiện còn 10 ngư dân đang mất tích.

Đắk Nông: Mô hình nhân văn giúp người lầm lỗi làm lại cuộc đời

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:00
Nhờ được giải quyết việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù, nhiều người lầm lỗi đã nhanh chóng ổn định cuộc sống, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
     
Nổi bật trong ngày

Huế: Bé trai 6 tuổi bị mất tích sau khi gửi tại điểm trông giữ trẻ

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:10
Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tích cực tìm kiếm tung tích của một bé trai 6 tuổi bị mất tích khi được gia đình gửi tại điểm trông giữ trẻ.

Bản tin 14/5: Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm; Xe đầu kéo bốc cháy sau va chạm liên hoàn, nhiều người bị thương...

Quảng Ninh: Khắc phục sự cố dông lốc làm hơn 70 ngôi nhà bị tốc mái

Thứ 3, 14/05/2024 | 14:32
Hiện chính quyền thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đang huy động lực lượng hỗ trợ 71 gia đình có nhà bị tốc mái do dông lốc, dự kiến xong trong ngày 14/5.

Nông nghiệp hữu cơ phát triển kinh tế ven đô Thành phố Hà Tĩnh

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:30
Từ vùng đất trũng, bỏ hoang, mô hình Hợp tác xã Liên Nhật đã thay đổi hoàn toàn vùng nông thôn Thạch Hạ, trở thành mô hình kinh tế nông nghiệp hữu cơ khép kín.

Đắk Nông: Mô hình nhân văn giúp người lầm lỗi làm lại cuộc đời

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:00
Nhờ được giải quyết việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù, nhiều người lầm lỗi đã nhanh chóng ổn định cuộc sống, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.