Italy khuyến nghị EU đưa ra mức giá trần với khí đốt nhập từ Nga

Italy khuyến nghị EU đưa ra mức giá trần với khí đốt nhập từ Nga

Thứ 6, 26/08/2022 | 06:00
0
Các nước EU cần đưa ra mức giá trần đối với khí đốt nhập khẩu từ Nga nhằm giảm bớt gánh nặng tăng giá đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Đây là khuyến nghị được Thủ tướng Italy Mario Draghi đưa ra tại một hội nghị được tổ chức ở thị trấn Rimini của nước này, ngày 24/8.

Theo Thủ tướng Draghi, Chính phủ Italy đã gây sức ép mạnh mẽ với Liên minh châu Âu (EU) về việc đưa ra mức trần giá khí đốt nhập khẩu của Nga. Một số quốc gia tiếp tục phản đối đề xuất trên do lo ngại Nga có thể tạm dừng việc cung ứng. Ông cho biết, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về vấn đề này trong cuộc họp tiếp theo.

Nếu việc tu sửa 2 nhà máy khí hóa của Italy diễn ra đúng kế hoạch, nước này sẽ không nhập khẩu khí đốt của Nga vào mùa Thu năm 2024.

Trong những tháng qua, Italy đã giảm 50% sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga, chiếm 40% lượng khí đốt nhập khẩu của nước này hồi năm 2021.

Ủy ban châu Âu cho biết, trong tháng này đã đánh giá khẩn cấp các khả năng để đưa ra mức trần khí đốt. Dự kiến, EU sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo vào tháng 10 tới.

Giới chức Séc - nước đang giữ chức Chủ tịch EU luân phiên, cho biết nước này đang cân nhắc tổ chức hội nghị thượng đỉnh năng lượng khẩn cấp để giải quyết tình trạng giá điện leo thang, trong đó có việc đưa ra mức giá trần.

Trong khi đó, ngày 22/8, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo châu Âu rằng: "5-10 mùa đông tới sẽ khó khăn. Tình hình đang rất khó khăn trên toàn châu Âu. Nhiều lĩnh vực đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng vì giá năng lượng tăng cao".

Bình luận của nhà lãnh đạo Bỉ được đưa ra trong bối cảnh giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng 15 lần so với mức trung bình vào thời điểm mùa hè trước nguy cơ Nga có thể cắt nguồn cung trong thời gian tới. Giá điện cũng tăng vọt, Bloomberg cho hay.

Trước đó, một quan chức Bỉ cảnh báo, rủi ro lớn nhất từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine - vốn đã kéo dài 6 tháng qua - chính là nguy cơ châu Âu mất sự đoàn kết do cuộc khủng hoảng năng lượng. Giá dầu và khí đốt tăng vọt có thể làm suy yếu thị trường năng lượng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc châu Âu thực hiện các mục tiêu về đối phó biến đổi khí hậu tới năm 2050.

Sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ hồi tháng 2, phương Tây đã áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên Nga, bao gồm lĩnh vực năng lượng vốn là "xương sống" trong nền kinh tế của Moscow. Mục tiêu của các động thái này là nhằm gây áp lực lên Nga. Tuy nhiên, Nga với vị thế của một siêu cường năng lượng, vẫn đang chống chịu được với các biện pháp trên và thậm chí còn thu được nhiều doanh thu hơn từ lĩnh vực này do giá cả tăng phi mã. Trong khi đó, châu Âu - bên phụ thuộc vào năng lượng Nga trong nhiều thập niên - đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng diện rộng, làm lạm phát tăng vọt ở nhiều nước.

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, Dân Trí)

Đức báo "tín hiệu vui" giữa lúc Nga cắt giảm khí đốt

Thứ 4, 24/08/2022 | 00:26
Mặc dù Nga đã cắt giảm mạnh nguồn cung, các kho dự trữ khí đốt ở Đức đã đầy hơn 80%, Chủ tịch Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức thông báo.

Đức, TBN đề xuất đường ống khí đốt mới ở châu Âu: Pháp phản đối

Thứ 7, 20/08/2022 | 14:53
Pháp bày tỏ nghi ngờ về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới tới Trung Âu có thể giúp đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng như hiện nay.

Đức có thể chịu được bao lâu nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt?

Thứ 6, 19/08/2022 | 00:25
Đức đang gặp khó khăn trong việc tích lũy đầy đủ khí đốt để vượt qua mùa đông năm nay, ngay cả khi các kho dự trữ đạt mục tiêu mà chính phủ đề ra.

Ý tăng mạnh nhập khẩu khí đốt từ Bắc Phi để thoát phụ thuộc Nga

Chủ nhật, 10/04/2022 | 09:33
Quốc gia thành viên EU tuyên bố, họ sẽ ủng hộ lệnh cấm vận khí đốt của Nga nếu EU thống nhất với biện pháp trừng phạt này.
Cùng chuyên mục

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.