Iran chỉ trích các nước phương Tây hành động

Iran chỉ trích các nước phương Tây hành động "vô trách nhiệm"

Thứ 4, 06/07/2022 | 07:00
0
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi chỉ trích việc Mỹ và các nước Anh, Pháp, Đức trình nghị quyết chống Tehran lên Ban giám đốc IAEA là hành động "vô trách nhiệm" .

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 4/7 chỉ trích việc Mỹ cùng các nước Anh, Đức, Pháp trình nghị quyết chống Tehran lên Ban Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là hành động "vô trách nhiệm" trong bối cảnh đàm phán hạt nhân vẫn đang được tiến hành.

Phát biểu trong cuộc gặp với Đại sứ mới của Thụy Sỹ tại Iran Nadine Olivieri Lozano, ông Raisi cho rằng, động thái này "vi phạm tinh thần đàm phán và thỏa thuận", đồng thời cho thấy “cách hành xử mâu thuẫn của 4 nước".

Theo nhà lãnh đạo Iran, Mỹ cần quyết định có nên duy trì cam kết với các yêu cầu đàm phán và thỏa thuận hay không, đồng thời lưu ý, Washington và các nước châu Âu "đang đánh giá sai lầm về Tehran".

Tháng 6 vừa qua, Ban Giám đốc IAEA đã thông qua nghị quyết chống Iran do Mỹ, Anh, Pháp và Đức đệ trình sau khi cơ quan này đưa ra báo cáo cho rằng Tehran "chưa cung cấp những giải thích kỹ thuật đáng tin cậy" về số urani xuất hiện tại 3 cơ sở chưa được công bố.

Các quan chức Iran đã bác bỏ báo cáo trên, khẳng định Tehran không giấu giếm bất kỳ hoạt động hạt nhân nào. Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami cho biết, Tehran không có hoạt động hạt nhân bí mật nào, đồng thời khẳng định báo cáo của IAEA là “vô căn cứ” và nhằm gây áp lực đối với Tehran.

Ông Eslami khẳng định: “Không có chỗ cho vũ khí hạt nhân trong chiến lược của Iran. Những gì chúng tôi nghe được hoàn toàn là các cáo buộc vô căn cứ. Bất kể số phận của thỏa thuận hạt nhân như thế nào, Tehran cũng sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình”.

Đáp trả nghị quyết của IAEA, Iran thông báo dỡ bỏ hàng chục camera giám sát tại các cơ sở hạt nhân, khiến các thanh sát viên không thể theo dõi hoạt động làm giàu urani của Tehran.

Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho rằng, “đây sẽ là một đòn giáng mạnh” vào tiến trình đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.

Theo thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc ký năm 2015, Tehran hạn chế hoạt động hạt nhân của nước này để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran. Đáp lại, Iran bắt đầu giảm bớt cam kết trong thỏa thuận từ năm 2019. Từ tháng 4/2021, các bên bắt đầu đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận thông qua việc Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và Iran trở lại tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận, tuy nhiên đàm phán đình trệ kể từ tháng 3 năm nay.

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, Nhân dân)

 

Iran phóng thử tên lửa đẩy giữa lúc đàm phán hạt nhân sắp nối lại

Thứ 3, 28/06/2022 | 07:00
Ngày 26/6, Iran đã phóng thử tên lửa đẩy Zuljanah giữa bối cảnh các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sẽ được nối lại trong những ngày tới.

Iran quyết tâm đạt được thỏa thuận hạt nhân "mạnh mẽ và bền vững"

Thứ 6, 27/05/2022 | 11:02
Ngoại trưởng Iran Amir-Abdollahian nhấn mạnh, sự hồi sinh của JCPOA phải đảm bảo đi kèm với việc Iran được quay trở lại "với các hoạt động kinh tế quốc tế".

Mối quan hệ giữa Iran với các quốc gia vùng Vịnh đạt bước đột phá

Thứ 2, 23/05/2022 | 15:01
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Reza Enayati tuyên bố, quan hệ giữa Tehran và các nước vùng Vịnh đã có bước đột phá kể từ khi Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền.

Đàm phán khôi phục JCPOA bế tắc, Mỹ - Iran chỉ trích lẫn nhau

Thứ 4, 20/04/2022 | 07:00
Mỹ tỏ ra cứng rắn trước các yêu cầu mà Iran đưa ra nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân 2015, trong khi Tehran chỉ trích Washington về việc đàm phán bế tắc hiện nay.
Cùng chuyên mục

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Quyết đẩy lùi đà tiến của Nga, Ukraine triển khai 4 lữ đoàn, thực hiện 10 đợt phản công

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:01
Lực lượng Kiev quyết đẩy lùi đà tiến của Ukraine bằng việc triển khai 4 lữ đoàn và thực hiện 10 đợt phản công nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.