HSBC: Tiêu dùng vẫn là trụ cột chính hỗ trợ tăng trưởng tại ASEAN

Nguyễn Phương Anh
Thứ 3, 21/02/2023 | 11:14
0
Theo HSBC, tiêu dùng ở ASEAN sẽ chậm lại vào năm 2023, Philippines có thể sẽ chậm lại nhiều nhất, còn Việt Nam, Malaysia và Singapore có sự vững vàng nhất định.

Năm bùng nổ của tiêu dùng

Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC vừa có báo cáo “ASEAN Perspectives – Liệu tiêu dùng có trụ vững?” cập nhật các thông tin liên quan đến tăng trưởng tiêu dùng của ASEAN trong năm 2023.

Cụ thể, HSBC cho rằng, năm 2022 là một năm ấn tượng cho sự bùng nổ của tiêu dùng cá nhân. Sau khi mở cửa trở lại trên diện rộng, nhu cầu bị dồn nén bấy lâu đã được giải phóng khi người tiêu dùng đổ xô quay trở lại các trung tâm mua sắm, ăn uống bên ngoài nhiều hơn và đi du lịch vào dịp nghỉ lễ. 

Khác với giai đoạn trong đại dịch, động lực tăng trưởng của ASEAN đã chuyển sang nhu cầu bùng nổ trong nội địa sau khi những khó khăn về thương mại toàn cầu gia tăng. Thật vậy, mặc dù các nền kinh tế định hướng xuất khẩu, chẳng hạn như Singapore và Việt Nam, đã cảm nhận được tác động, hưởng lợi đáng kể nhờ những thuận lợi từ việc mở cửa trở lại. 

Tóm lược sơ qua về tình hình ASEAN trong năm 2022, HSBC cho biết, không ngạc nhiên khi tiêu dùng cá nhân là thành phần đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng trên toàn ASEAN. Ngoại trừ Indonesia, chi tiêu hộ gia đình ở các nước đã phục hồi với tốc độ mạnh mẽ hơn so với trước đại dịch.

Tiêu dùng & Dư luận - HSBC: Tiêu dùng vẫn là trụ cột chính hỗ trợ tăng trưởng tại ASEAN

HSBC cho rằng, năm 2022 là một năm ấn tượng cho sự bùng nổ của tiêu dùng cá nhân (Ảnh: Hữu Thắng).

Từ sự phục hồi đến từ các quốc gia thành viên, ASEAN đã được hưởng lợi phần lớn nhờ nhu cầu du lịch bị dồn nén nay bùng nổ sau khi mở cửa trở lại toàn diện kể từ tháng 3/2022. Tuy nhiên, câu chuyện phục hồi ở mỗi ngành một khác. Ngành vận tải của ASEAN đã chứng kiến sự phục hồi nhanh hơn so với ngành lưu trú và ăn uống . Trong đó, nổi bật nhất là Việt Nam và Indonesia, một phần nhờ du lịch nội địa phục hồi nhanh chóng bù đắp cho tình hình vẫn còn yếu của du lịch quốc tế.

Tiêu dùng sẽ đi về đâu trong năm 2023?

Từ nền tảng trên, các nhà phân tích dự báo, tăng trưởng tiêu dùng có thể sẽ ở mức vừa phải vào năm 2023, nhưng ít nhất, đây vẫn là một trụ cột chính hỗ trợ cho tăng trưởng tại ASEAN. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách nhiều khả năng sẽ không đưa ra hỗ trợ hướng tới người tiêu dùng trên diện rộng, có thể sẽ cung cấp một số biện pháp hỗ trợ tài khóa để bù đắp chi phí sinh hoạt gia tăng từ ngân sách năm 2023 của các nước này. Tuy nhiên, điều tiết lạm phát, mặc dù ở các mức độ khác nhau, và cải thiện tâm lý người tiêu dùng có thể nâng thúc đẩy tiêu dùng.

Theo HSBC, tiêu dùng sẽ đi về đâu trong năm 2023 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát, chính sách tài khóa, tâm lý người tiêu dùng, sự phục hồi của thị trường lao động và tỉ lệ tiết kiệm.

Đầu tiên và quan trọng nhất, lạm phát vẫn là một mối quan tâm chính của người tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế ASEAN đã vượt qua giai đoạn đỉnh lạm phát, mặc dù Philippines và Việt Nam vẫn tiếp tục chứng kiến áp lực tăng giá ngày càng gia tăng. Mặc dù vậy, lạm phát nhiều khả năng sẽ giảm dần, nghĩa là áp lực giá tăng kéo tới ít nhất là nửa đầu năm 2023. 

Về nguồn cung lao động, HSBC cho rằng vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tiền lương, lựa chọn tùy thích và thu nhập phát sinh ngoài công việc. Tuy nhiên, một yếu tố chính là dân số, nguồn cung lao động tiềm năng tăng lên cùng với sự gia tăng của dân số trong độ tuổi lao động, dẫn đến nguồn cung lao động tuân theo một số dạng xu hướng tự nhiên. Đặt trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch, nguồn cung lao động ít nhiều đã bình thường hóa khi việc làm quay trở lại xu hướng tự nhiên này. 

Tiêu dùng & Dư luận - HSBC: Tiêu dùng vẫn là trụ cột chính hỗ trợ tăng trưởng tại ASEAN (Hình 2).

Sức mua ở Việt Nam tăng lên, tiếp thêm sự vững vàng cho nền kinh tế trong năm 2023 (Ảnh: Hữu Thắng).

“Vậy là chúng tôi cho rằng tiêu dùng ở ASEAN sẽ chậm lại vào năm 2023 nhưng mỗi nước mỗi khác; tiêu dùng tại Philippines có thể sẽ chậm lại nhiều nhất, trong khi Việt Nam, Malaysia và Singapore có thể cho thấy sự vững vàng nhất định” HSBC nhận định.

Liên quan đến thu nhập của người dân trước ảnh hưởng của lạm phát, HSBC cho rằng, đó là một bức tranh đa chiều, ở đó Việt Nam và Indonesia được lợi, trong khi Malaysia và Philippines chứng kiến giá hàng hóa và dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn tiền lương vào năm 2022, làm “xói mòn” sức mua và cắt giảm tiêu dùng trong tương lai gần. Tác động do lạm phát thường không thấy ngay được và các hộ gia đình có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lại chi tiêu của họ trong suốt cả năm do chi phí sinh hoạt tăng mạnh.

Tuy nhiên, HSBC cũng đưa ra lưu ý mức độ suy giảm của mỗi nước ASEAN một khác. Sức mua không giảm nhiều ở Malaysia, nơi thị trường lao động tiếp tục phục hồi gần mức trước đại dịch, trong khi sức mua ở Việt Nam thậm chí còn tăng lên, tiếp thêm sự vững vàng cho nền kinh tế trong năm 2023.

Tuy nhiên, Philippines đã chứng kiến sức mua của tiền lương giảm đáng kể, trong đó chi phí sinh hoạt lại tăng gần gấp đôi so với mức tăng tiền lương. Tình trạng suy giảm này có thể sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng trong năm 2023 khi các hộ gia đình tìm cách để duy trì cuộc sống trong bối cảnh ngân sách hộ gia đình eo hẹp.

Nhiều doanh nghiệp cảng biển đi lùi trong năm 2022

Thứ 2, 20/02/2023 | 15:35
Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp cảng biển năm 2022 chỉ duy trì đi ngang hoặc giảm sút trong khi đó lượng hàng hóa thông qua cảng biển duy trì ở mức tương đương.

Lãi suất cho vay neo cao, doanh nghiệp loay hoay giải bài toán khó

Thứ 2, 20/02/2023 | 07:00
Lãi suất cho vay cao khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Không ít doanh nghiệp buộc phải co hẹp sản xuất hoặc phải kinh doanh cầm chừng.

Bổ sung việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là người nghèo

Thứ 4, 15/02/2023 | 11:20
Về việc bảo vệ quyền lợi của "người tiêu dùng dễ bị tổn thương", nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nhóm người nghèo vào dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Shopee dự đoán 3 xu hướng tiêu dùng nổi bật tại Việt Nam năm 2023

Thứ 3, 14/02/2023 | 16:10
Người tiêu dùng Việt ngày càng thông thạo công nghệ và tăng cường sử dụng các dịch vụ số cho nhu cầu hằng ngày.

Việc điều chỉnh giá điện sẽ tính toán kỹ đến tác động lạm phát

Thứ 5, 02/02/2023 | 19:35
Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2022, EVN sẽ ước kết quả sản xuất kết quả kinh doanh điện năm 2023 để từ đó, có tính toán giá bán điện bình quân phù hợp.
Cùng tác giả

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...

Loay hoay đầu tư chứng khoán, "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn lỗ vì DXS

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:12
Không còn ghi nhận giá trị hợp lý và dự phòng đối với khoản đầu tư chứng khoán tại NLG và KBC song Vĩnh Hoàn còn 26 tỷ đồng dự phòng với mã DXS.

Vĩnh Hoàn: Doanh thu từ Trung Quốc giảm chỉ còn một nửa cùng kỳ

Thứ 4, 15/05/2024 | 09:41
Tháng 4/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 1.091 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ; trong đó ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các thị trường trừ Trung Quốc.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Việc đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, ngành nông nghiệp là ngành nhiều dữ liệu nhất nhưng thu thập được ít dữ liệu nhất hiện nay. Vì vậy dẫn đến nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Chuyển đổi số không phải điều gì xa xôi"

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:53
Chuyển đổi số là động lực để ngành nông nghiệp lan tỏa giá trị đến từng đối tượng, từ cơ quản quản lý đến cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân,...
Cùng chuyên mục

Điện lực Miền Trung chấm dứt hợp đồng với một doanh nghiệp do vi phạm

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Lý do chấm dứt hợp đồng do Công ty CP Đầu tư TM và dịch vụ Việt Nam Toàn Cầu không hoàn thành việc thực hiện hợp đồng.

Giá nông sản hôm nay 15/5: Giá ớt tăng cao, sầu riêng biến động, bơ 034 rớt giá

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:25
Giá ớt tăng do nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, măng cụt giảm 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ, bơ 034 rớt giá, giá tiêu trong nước đồng loạt tăng.

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường phòng, chống buôn lậu vàng

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:19
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu tập trung chỉ đạo thực hiện tăng cường biện pháp quản lý thị trường vàng theo chỉ đạo của Chính phủ.

400 “ông lớn” ngành thép châu Á hội tụ ở Đà Nẵng

Thứ 3, 14/05/2024 | 18:30
Hội nghị quy tụ hơn 400 “ông lớn” trong ngành thép khu vực châu Á cùng các chuyên gia đầu ngành, các hiệp hội liên quan và đại diện Chính phủ.

Bình Phước: Hành trình trái sầu riêng chinh phục thị trường thế giới

Thứ 3, 14/05/2024 | 16:30
Bỉnh Phước chủ động thay đổi phương thức sản xuất, đầu tư công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật canh tác bền vững theo hướng VietGAP, GlobalGAP.
     
Nổi bật trong ngày

Giá nông sản hôm nay 15/5: Giá ớt tăng cao, sầu riêng biến động, bơ 034 rớt giá

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:25
Giá ớt tăng do nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, măng cụt giảm 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ, bơ 034 rớt giá, giá tiêu trong nước đồng loạt tăng.

SJC đảo chiều tăng, vượt 90 triệu đồng/lượng trước phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 18:22
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao do đồng USD suy yếu. Trong nước, SJC bật tăng trở lại trước phiên đấu thầu, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng.

Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường phòng, chống buôn lậu vàng

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:19
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu tập trung chỉ đạo thực hiện tăng cường biện pháp quản lý thị trường vàng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bức tranh xuất khẩu phân bón 4 tháng đầu năm

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:00
4 tháng đầu năm, Campuchia là khách hàng lớn nhất nhập khẩu phân bón của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.