Hối hả làng hương Quảng Phú Cầu những ngày giáp Tết

Thứ 3, 17/01/2023 | 05:18
0

Người dân Quảng Phú Cầu tâm niệm, hương là sản phẩm truyền thống gắn với yếu tố tâm linh, nên phải làm thật cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn, không được phép qua loa, hời hợt.

Nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km, làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) có lịch sử làm tăm hương truyền thống suốt hơn 100 năm. Xưa kia, nghề làm tăm hương chủ yếu chỉ phát triển ở khu vực thôn Phú Lương Thượng, sau lan rộng ra địa bàn các thôn khác, đưa cả xã Quảng Phú Cầu rộng lớn trở thành một làng nghề quy mô.

Dân sinh - Hối hả làng hương Quảng Phú Cầu những ngày giáp Tết

Làng hương Quảng Phú Cầu là địa điểm yêu thích của các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước. Không ít tác phẩm về làng hương này đã đoạt các giải thưởng lớn.

Những đóa hoa đỏ rực “khổng lồ”

Đi qua những cung đường làng yên bình, chúng tôi không khỏi choáng ngợp khi nhìn thấy những bó tăm hương đỏ rực nom như những “bó hoa khổng lồ” được trải dài dọc đường, khắp bãi trống, sân đình… tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.

Vào những tháng cuối năm, không khí lao động tại làng Quảng Phú Cầu nhộn nhịp, khẩn trương. Mỗi người một việc, dường như đã trở thành thói quen. Những đôi tay thoăn thoắt chẻ vầu, bó tăm, nhuộm phẩm, se hương rất thành thạo. Trước đây, người dân chủ yếu chẻ tăm thủ công, nhưng ngày nay nhờ có máy móc nên việc chẻ tăm nhanh chóng hơn, năng suất được nâng cao hơn hẳn.

Theo ông Nguyễn Tiến Thi, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất hương làng nghề Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu), hương là sản phẩm mang yếu tố tâm linh, vậy nên mọi công đoạn đều phải được thực hiện tỉ mỉ và công phu. Nguyên liệu chính để làm ra chân hương là cây vầu. Vầu này phải đủ “độ tuổi” và được chọn lựa kỹ càng, chứ không thể cẩu thả.

Những thanh vầu nhập từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lạng Sơn… phải đưa xuống ao ngâm chừng 1-2 tháng cho “chín” sau đó vớt lên, rửa sạch rồi mới cạo vỏ, xếp thành bó và phơi khô. Tiếp đó, vầu được cho vào máy chẻ và thành phẩm là những que tăm hương đều tăm tắp.

Chân hương sau đó được nhuộm màu hồng hoặc đỏ. Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là đại diện cho vẻ đẹp rực rỡ của cuộc sống “hạnh phúc, ấm no, may mắn và thành công”. Kích cỡ chân hương cũng có nhiều loại, loại dài hơn được dùng để thắp trong đình, chùa. Còn loại chân hương nhuộm hồng với kích cỡ vừa vặn thường thấy được sử dụng trong gia đình vào các dịp lễ Tết hay ngày rằm.

Dân sinh - Hối hả làng hương Quảng Phú Cầu những ngày giáp Tết (Hình 2).

Những đôi tay thoăn thoắt chẻ vầu.

Nghề làm hương đen

Với gần 20 năm trong nghề làm hương cao cấp, anh Nguyễn Tiến Thi cho biết, trung bình mỗi tháng, hợp tác xã làm ra 9-10 tấn hương thành phẩm. Thời điểm từ tháng 9-11 khi vào thu, có nắng nhưng không quá nóng là thời điểm đẹp nhất trong năm để hợp tác xã tăng tốc sản xuất. Sản phẩm hương của hợp tác xã được đánh giá cao về chất lượng với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.

Chia sẻ với Tạp chí ĐS&PL, bà Nguyễn Thị Nghiêm – người có kinh nghiệm làm hương gần 20 năm cho biết: "Người làng Xà Cầu thường sản xuất hai loại là hương vàng và hương đen. Chúng đều được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, không phẩm màu, chất hóa học hay cả những chất tạo tàn vòng độc hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đặc biệt nhất vẫn là hương đen.

Nét đặc sắc của hương đen Xà Cầu là được làm từ than đen và nhựa trám. Nhựa trám sau khi mua về được lọc sạch tạp chất, rồi trộn với than đen nghiền nhỏ, tạo thành một hỗn hợp có mùi thơm dịu mát, ngào ngạt đặc trưng chỉ có ở Xà Cầu”.

Dân sinh - Hối hả làng hương Quảng Phú Cầu những ngày giáp Tết (Hình 3).

Bà Nguyễn Thị Nghiêm – thợ làm hương lâu năm tại Quảng Phú Cầu đang làm hương đen.

Quy trình làm hương đen bao gồm 3 công đoạn: đầu tiên là nhập nguyên liệu bao gồm nhựa trám, than đen và tăm; tiếp đó là se hương và cuối cùng là phơi hương và đóng gói sản phẩm. Thay vì sấy khô, nén hương se xong cần phơi dưới nắng để giữ được hương thơm tự nhiên.

Trước đây, với cách làm truyền thống, khi se hương, người thợ phải lăn thật nhẹ và chắc tay để cho bột bám đều vào que hương. Còn bây giờ, nhờ công nghệ hiện đại, các cơ sở đều đầu tư máy móc để công đoạn này nhanh hơn, năng suất tăng đáng kể. “Cải tiến công nghệ không phải là yếu tố duy nhất để phát triển làng nghề, đầu ra tiêu thụ của sản phẩm và thị trường cũng là yếu tố quan trọng. Từ giá thành sản phẩm đến chi phí thuê nhân công, phí vận chuyển, nhập nguyên liệu đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, việc giữ gìn được giá trị thương hiệu, chất lượng của sản phẩm luôn luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu”, anh Thi cho biết.

Để đưa sản phẩm của địa phương ngày một vươn xa, năm 2020, hợp tác xã đã đăng ký với huyện Ứng Hòa tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 3 sản phẩm: hương nén, hương vòng, hương nụ Thủy Xuân Tiên, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. "Sản phẩm thượng hạng này của Quảng Phú Cầu đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi bất kỳ thị trường khó tính nào”, anh Thi khẳng định.

Nhờ nghề làm hương mà cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc. Đường liên xã bê tông hóa lúc nào cũng tấp nập xe vận chuyển, người phơi tăm hương, tiếng máy móc, tiếng thương lái mua bán quanh năm...

Dân sinh - Hối hả làng hương Quảng Phú Cầu những ngày giáp Tết (Hình 4).

Hương đen được đóng gói, sẵn sàng được chuyển tới người tiêu dùng.

Trải qua hơn 100 năm, làng hương Quảng Phú Cầu đã có nhiều thăng trầm biến đổi, nhưng những con người nơi đây vẫn say mê, yêu mến nghề truyền thống làm tăm hương. Bàn tay khéo léo của người thợ vẫn cần mẫn cả ngày lẫn đêm, góp phần để những ngôi nhà, mái chùa Việt luôn nồng ấm hương thơm của những nén nhang mỗi dịp Tết đến xuân về.

Giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát, không ít xưởng sản xuất tại Quảng Phú Cầu đã phải giảm công suất từ 20-50%. Hiện tại, việc sản xuất hương tại địa phương đã cơ bản phục hồi. Dù khó khăn, hợp tác xã vẫn phân phối hương đi được nhiều đại lý hương trên toàn quốc. Thị trường lớn nhất là Hà Nội, Thái Nguyên, Hoà Bình, Nam Định, ở khu vực miền Nam có Tp.Hồ Chí Minh, An Giang,…

Mộc Miên

Làng nghề tàu hũ ky 100 năm tuổi ở miền Tây tất bật mùa Tết

Chủ nhật, 01/01/2023 | 14:30
Làng tàu hũ ky 100 năm tuổi nổi tiếng ở xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long vào những ngày này nhộn nhịp hẳn lên, mọi người tất bật lo Tết.

Lắng nghe những chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của CEO Đỗ Nhâm

Thứ 5, 22/12/2022 | 08:25
Đảm nhiệm vai trò là người đồng sáng lập công ty Nippon Travel chuyên cung cấp dịch vụ máy bay kết nối Việt Nam và Nhật Bản. CEO Đỗ Nhâm đã phải nỗ lực rất nhiều trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp.

Đà Nẵng: Làng chiếu Cẩm Nê cổ truyền chỉ còn 2 người 'bám nghề'

Chủ nhật, 25/10/2015 | 07:30
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dệt chiếu Làng Cẩm Nê (Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn âm thầm tồn tại và bám trụ cho đến ngày hôm nay, nhưng thực tế chỉ còn 2 người trong làng còn làm nghề.

Mở lối truyền thông vợ chồng, lắng nghe những khổ đau của nhau

Thứ 5, 03/10/2013 | 10:48
Tôi có biết một thiếu phụ ở tại Bắc Mỹ. Thiếu phụ này có đạo Cơ Đốc. Bà ta đã rất đau khổ vì hai vợ chồng sống với nhau không được hòa thuận. Cả hai đều có học thức và đều đậu bằng tiến sĩ (Ph.D.). Nhưng người chồng luôn luôn gây gổ với vợ con. Ông không bao giờ có thể nói chuyện với vợ con.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.

Xử phạt 2 tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:00
Tàu cá bị phạt có thời gian mất kết nối giám sát hành trình khi đang hoạt động trên biển hơn 10 ngày và không nằm trong các trường hợp bất khả kháng theo quy định.

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ nghi ngộ độc tại huyện Trảng Bom

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:48
Hiện công an đã vào cuộc điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ nghi ngộ độc tại huyện Trảng Bom

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:48
Hiện công an đã vào cuộc điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).