Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật

Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật "hóa đá"

Thứ 6, 12/05/2023 | 07:00
0
Hồ Natron là một trong những hồ nước chết chóc nhất thế giới. Nếu vô tình chạm phải nước trong hồ, con người hay động vật đều có thể bị hỏng mắt, bỏng da.

Hồ Natron ở phía bắc Tanzania (quốc gia nằm ở Đông Phi), gần biên giới với Kenya.

Đời sống - Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật 'hóa đá'

Hồ có độ sâu 3m, đường kính thay đổi phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi. Sắc đỏ, da cam độc đáo ở đây bắt nguồn từ loại vi khuẩn cyanobacteria sinh sống trong hồ. Chính màu sắc lạ mắt đã thu hút rất đông nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới đổ về, ghi lại những khung cảnh ấn tượng không nơi nào có.

Năm 2011, khi lang thang chụp ảnh cho cuốn sách mới về động vật hoang dã đang biến mất ở khu vực Đông Phi, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nick Brandt đã ghé thăm hồ Natron và vô tình chứng kiến cảnh tượng đáng kinh ngạc.

Đời sống - Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật 'hóa đá' (Hình 2).

Khi mực nước hồ hạ thấp, xác các loài động vật dạt vào bờ, khắp thân mình chúng đều bị phủ một lớp muối. Xác những con vật xấu số được bảo quản khá tốt dưới lòng hồ. Chúng vẫn giữ nguyên các tư thế sống động. Điều tạo nên sự khác biệt so với khi còn sống là toàn thân chúng được phủ trong những lớp “xi măng” bằng muối. Có lẽ ngoài sắc đỏ kỳ ảo, dường như hồ Natron còn ẩn chứa bí mật nào đó khiến những loài động vật không may sảy chân rơi xuống đều nhanh chóng "hóa đá”. Cũng chính vì điều này người ta đã đặt cho hồ Natron một tên gọi khác, hồ Tử thần.

Đời sống - Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật 'hóa đá' (Hình 3).

Trên thực tế, Natron vốn là một hồ nước mặn. Bình thường nước có thể chảy vào trong hồ nhưng không có lối thoát ra ngoài mà chỉ có thể thoát ra bằng cách bốc hơi. Theo thời gian, nước càng bay hơi sẽ càng để lại nồng độ muối cao cùng nhiều khoáng chất khác. Nguyên lý này tương tự như ở Biển Chết hay hồ muối lớn của Utah.

Tuy nhiên, không giống như những hồ khác, nước ở hồ Natron có tính kiềm cao do lượng Natron hóa học cao. Với độ pH vào khoảng 9 - 10,5 và nhiệt độ nước có thể lên tới 140 độ F (tương đương 60 độ C), hồ Natron không phải là môi trường lý tưởng cho các loài động vật sinh sống. Làn nước trông có vẻ tĩnh lặng của hồ có thể làm bỏng da, mắt của nhiều loài động vật. Hơn thế, chúng có thể mất mạng nếu chẳng may sa chân xuống mặt nước.

Đời sống - Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật 'hóa đá' (Hình 4).

Độ kiềm của nước là do natri cacbonat và các khoáng chất khác chảy vào từ ngọn núi lửa khoảng 1 triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai nằm ở phía Nam của hồ. Dung nham của ngọn núi lửa này chảy xuống hồ, mang theo một loại muối khoáng đặc biệt, khác hẳn với loại muối trong nước biển thông thường. Dần dần loại muối này tồn đọng, tích tụ trong hồ gây nên mức kiềm cực cao.

Đời sống - Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật 'hóa đá' (Hình 5).

Và các chất lắng đọng của natri cacbonat, thứ từng được sử dụng trong quy trình ướp xác của người Ai Cập, trở thành chất bảo quản tuyệt vời cho những sinh vật không may rơi xuống vùng nước hồ Natron. Theo các chuyên gia, nói một cách dễ hiểu, nguyên nhân hiện tượng động vật "hóa đá" là do nồng độ kiềm quá cao khiến chúng bị vôi hóa trong thời gian rất ngắn và vẫn giữ dáng vẻ trước khi chết.

"Tôi tìm thấy nhiều sinh vật như chim và dơi dạt vào dọc bờ hồ Natron. Không ai biết chính xác chúng chết như thế nào, nhưng thành phần natri cacbonat trong hồ là quá cao, nó đã lột bỏ lớp mực khỏi hộp đựng phim Kodak của tôi chỉ trong vài giây", nhiếp ảnh gia Nick Brandt chia sẻ trong cuốn sách về hồ nước.

Đời sống - Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật 'hóa đá' (Hình 6).

Tuy bị coi là "vùng nước tử thần" nhưng hồ Natron lại là điểm đến ưa thích của chim hồng hạc. Vào mùa sinh sản, hơn 2 triệu con hồng hạc lại “tề tựu” ở hồ nước mặn này. Chim hồng hạc xây tổ trên các mỏm muối nhỏ hình thành trong hồ vào mùa khô. Môi trường sống khắc nghiệt của hồ lại trở thành "cái bẫy" lý tưởng giúp chim hồng hạc chống lại kẻ thù- những con vật cố gắng tiếp cận tổ của chúng.

Đời sống - Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật 'hóa đá' (Hình 7).

Khả năng “hóa đá” mọi thứ của Natron đem đến không gian yên bình cho hồng hạc vào mùa sinh sản. Dù thỉnh thoảng vẫn có những con hồng hạc không may lỡ chân sa xuống nước và trở thành "xác ướp" nhưng số lượng này không nhiều.

Khi mực nước hồ hạ thấp, loài chim này sẽ đậu trên các mỏm muối và làm tổ bằng bùn từ núi lửa, tạo nên cảnh tượng kỳ thú, thu hút đông đảo khách du lịch.

Đời sống - Hồ nước đỏ như máu tưởng đẹp nhưng lại khiến nhiều sinh vật 'hóa đá' (Hình 8).

Ngoài sở hữu cảnh quan độc đáo, hồ Natron còn là nơi lưu giữ lịch sử 19.000 năm. Ngay lập tức sau khi dấu chân in lên lớp bùn và tro ướt, trầm tích khô và cứng lại, theo Tiến sĩ Cynthia Luitkius-Pierce, nhà địa chất học ở Đại học Appalachian. Lớp bùn bảo quản dấu chân được cho là trôi xuống từ núi lửa Ol Doinyo Lengai cùng lượng lớn tro. Bề mặt khô dần trong vài ngày, thậm chí vài giờ, bảo quản dấu chân. Lớp bùn lưu giữ dấu vết của tổ tiên loài người, hoạt động và hành vi của họ ở thế Canh Tân dọc theo bờ hồ Natron.

Minh Hoa (t/h)

Hé lộ sự thật về vùng đất của rắn hổ mang chúa khổng lồ như trong phim kinh dị

Chủ nhật, 19/03/2023 | 20:01
Theo tiết lộ, nơi đây là một vùng đất rộng tới 16.000 km2, được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Và đây cũng chính là nơi sinh sống của những chú hổ mang chúa.

Vùng đất mà đàn ông ngày càng khan hiếm

Thứ 3, 07/02/2023 | 21:07
Nhiều vùng quê ở đất nước này rơi vào tình trạng thiếu đàn ông trầm trọng, phụ nữ trở thành người chủ trong gia đình.

Những vùng đất "kì lạ" nhất thế giới bạn đã biết?

Thứ 2, 30/01/2023 | 08:30
Trên thế giới vẫn còn nhiều địa danh ẩn chứa những điều bí ẩn đối với nhân loại. Nhiều nơi được miêu tả như thiên đường trên mặt đất.

Vùng đất có thời tiết buốt giá, khắc nghiệt ngang đỉnh Everest

Thứ 7, 04/09/2021 | 05:50
Đỉnh Washington chỉ cao 1.900 m nhưng quanh năm phải hứng chịu những hình thái thời tiết khắc nghiệt tương đương với đỉnh Everest, nơi cao 8.848 m.
Cùng chuyên mục

Con cá màu đỏ bán với giá 3,8 tỷ đồng, vẫn có người xuống tiền mua

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:41
Một con cá rồng màu đỏ đã được bán với giá 3,8 tỷ đồng khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao.

Loài rắn lớn nhất từng sống trên Trái đất, có thể ăn thịt cả cá sấu

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:30
Loài rắn này dài tới 15 m, nặng 1 tấn và tấn công con mồi bằng cách siết chặt như trăn Anacondas.

Bệnh viện Hữu Nghị gây khó cho gia đình trong việc chăm sóc bệnh nhân

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:33
Gần đây một sự việc xảy ra liên quan đến ngăn chặn quyền hỗ trợ chăm sóc người bệnh từ những người được uỷ quyền gây bức xúc trong dư luận.

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 2 tỷ nhờ nuôi con vật "hiền khô như đất"

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:30
Nhờ cần cù, chịu khó, một anh nông dân ở Thanh Hóa chăn nuôi con vật "quen thuộc" theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, không ngờ doanh thu 2 tỷ đồng mỗi năm.

Bất ngờ phát hiện loài cá "lạ" khổng lồ dạt vào bờ biển, người dân thống nhất làm điều này

Chủ nhật, 12/05/2024 | 06:30
Rạng sáng, ngư dân phát hiện một phần xác cá khổng lồ dạt vào bờ biển. Theo tín ngưỡng dân gian của ngư dân miền biển phát hiện ra loài cá này rất linh thiêng.
     
Nổi bật trong ngày

Người đàn ông đào được cục vàng nặng 4,1kg giá hơn 6 tỷ đồng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:59
Khi đang dò kim loại, người đàn ông bất ngờ tìm thấy một cục vàng khổng lồ nặng 4,1kg có giá hơn 6 tỷ đồng.

Loài rắn lớn nhất từng sống trên Trái đất, có thể ăn thịt cả cá sấu

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:30
Loài rắn này dài tới 15 m, nặng 1 tấn và tấn công con mồi bằng cách siết chặt như trăn Anacondas.

Con cá màu đỏ bán với giá 3,8 tỷ đồng, vẫn có người xuống tiền mua

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:41
Một con cá rồng màu đỏ đã được bán với giá 3,8 tỷ đồng khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao.

Xông vào khách sạn, chồng bắt quả tang vợ ở cùng 2 người đàn ông lạ

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:38
Xông vào phòng khách sạn, người chồng bắt gặp vợ đang ở cùng với hai người đàn ông khác.

Anh nông dân kiếm trăm triệu đồng nhờ nuôi con “hiền như cục bột”

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Nhờ nuôi loài đặc sản này trong bể xi măng, anh nông dân ở miền Tây có thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm.