Hai tâm nguyện mà GS Phan Huy Lê chưa hoàn thành

Hai tâm nguyện mà GS Phan Huy Lê chưa hoàn thành

Hà Công Luân
Chủ nhật, 24/06/2018 | 11:17
0
Trong suốt cuộc đời làm khoa học của mình, GS Phan Huy Lê đã để lại nhiều công trình đồ sộ, khi trút hơi thở cuối cùng, ông đã để lại 2 tâm nguyện lớn đối với nền Sử học nước nhà.

Nhà Sử học, GS Phan Huy Lê đã từ trần vào ngày 23/6/2018, ông ra đi để lại khoảng trống bao la đối với giới Sử học Việt Nam. Sáng 24/6, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS Lê Văn Lan không giấu nổi nỗi buồn trước sự ra đi của người đồng nghiệp của mình.

Ông chia sẻ: "GS Phan Huy Lê là một người con gốc Hà Tĩnh sống chân chính. Bề ngoài chỉ là một thân hình mảnh dẻ, nhỏ nhắn nhưng chứa đựng bên trong một trí tuệ khổng lồ và một khí phách cứng rắn, kiên định. Với trí tuệ và khí phách ấy, GS Phan Huy Lê đã để lại một sự nghiệp vĩ đại. Ông là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Phan Huy vốn nổi danh về khoa bảng với những tên tuổi lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú…".

Hai tâm nguyện mà GS Phan Huy Lê chưa hoàn thành

GS Phan Huy Lê chụp ảnh cùng các đồng nghiệp, học trò tại một chuyến công tác vào tháng 4/2018 tại TP. Hồ Chí Minh.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử của trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An), một người có nhiều thời gian gắn bó, công tác cùng GS Phan Huy Lê, cho rằng, ông ra đi để lại khoảng trống bao la trong giới Sử học nước nhà.

Theo thầy Hiếu, GS Phan Huy Lê ra đi khi chưa hoàn thành 2 tâm nguyện lớn đối với Sử học, đây là điều mà những người làm Sử ở Việt Nam cần cùng nhau hoàn thành. Thầy Hiếu nói: “Năm 2015, khi là Chủ tịch hội Khoa học Lịch sử lúc đó bộ GD&ĐT đòi bỏ môn Sử ra khỏi chương trình học thì chính GS Phan Huy Lê là người đứng đầu trong giới khoa học Lịch sử đòi Bộ giữ lại. Cuối cùng thì việc đó đã thắng lợi. Tuy nhiên, vào năm 2016 Bộ lại quyết định lấy môn Sử là môn thi trắc nghiệm. Thời điểm đó, GS Lê nói riêng và giới Sử học nói chung cho rằng đây là việc làm xé nát môn Sử, làm tiêu tan tình yêu Sử với học trò. Từ đó đến nay, đây vẫn là một niềm trăn trở đối với thầy Lê”.

“Tâm nguyện thứ 2 là thầy chưa thể chứng kiến sự ra mắt của bộ Quốc sử 25 tập đồ sộ sẽ xuất bản dự kiến vào năm 2019. GS Lê với vai trò là Tổng Chủ biên đã làm việc miệt mài, hăng say, với hy vọng để lại một bộ tài liệu quý cho đất nước”, thầy Hiếu nói về 2 tâm nguyện của GS Lê với lịch sử.

Chia sẻ về những kỷ niệm với GS Phạn Huy Lê, thầy Trần Trung Hiếu cho biết: “Dù chỉ là 1 giáo viên Sử phổ thông, nhưng tôi thấy mình có may mắn hơn nhiều các đồng nghiệp phổ thông khác là được gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện với thầy trong rất nhiều sự kiện lớn của giới Sử học trong hàng chục năm qua. Lần nào ra Hà Nội công tác, tôi đều tranh thủ sắp xếp thời gian bắt xe ôm đến thăm thầy và gia đình tại nhà riêng ở số 7- ngõ Vọng Đức quen thuộc”.

“Tôi không thể nhớ đến thời điểm trước khi thầy mất, tôi đã gặp thầy biết bao nhiêu lần. Nhưng lần cuối cùng chính là cùng với thầy vào Thành phố Hồ Chí Minh tham dự Hội thảo khoa hoc quốc gia về 40 năm cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đầu năm 2018, cùng ngồi với thầy trên 1 chiếc ô tô, sau đó là trên 1 chiếc cano đi tham quan rừng Sác - Cần Giờ. Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng tôi may mắn được cùng với thầy tham dự cuộc Hội thảo khoa học...”, thầy Hiếu buồn bã.

Hai tâm nguyện mà GS Phan Huy Lê chưa hoàn thành (Hình 2).

Giáo sư Phan Huy Lê ra đi để lại khoảng trống lớn trong giới Sử học nước nhà.

Thầy Hiếu cho biết, giai đoạn cuối trong cuộc đời của thầy, dù căn bệnh cao huyết áp và tim mạch thường xuyên đe dọa sức khỏe, nhưng thầy đã gắng làm việc với số lượng công việc khổng lồ cùng với tập thể các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam để hoàn thành cho bộ Quốc sử 25 tập do thầy làm Tổng Chủ biên.

“Thầy là một Trí tuệ lớn, Nhân cách lớn trong một Nhà khoa học lớn và một Nhà sư phạm mẫu mực. Là Giáo sư của nhiều Giáo sư, là người thầy của nhiều người thầy. Cùng với GS Đinh Xuân Lâm, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn làm nên "Tứ trụ" của Sử học Việt Nam hiện đại, khai sáng nền Sử học Việt Nam sau năm 1945”, thầy Hiếu nói.

“Trong công việc khoa học, viết lách và các Hội thảo khoa học thầy luôn tạo nên sự hấp dẫn đến lạ kỳ về phong thái lịch thiệp, cẩn trọng, chỉn chu, rõ ràng, nhẹ nhàng, sâu sắc. Ngoài đời, là một người có lối sống rất bình dị, mộc mạc, khiêm nhường và luôn tôn trọng quan điểm, ý kiến góp ý, phản biện khi trò chuyện với các đồng nghiệp, các thế hệ học trò và phóng viên báo chí”, thầy Hiếu nói về GS Phan Huy Lê.

Gần 1 triệu sĩ tử làm thủ tục dự kỳ thi lớn nhất năm

Chủ nhật, 24/06/2018 | 05:45
Chiều nay (24/6), 925.792 thí sinh trên cả nước sẽ đến phòng thi để làm thủ tục dự thi, đính chính lại sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi THPT Quốc gia 2018.

Sĩ tử TP.HCM vào chùa cầu may trước kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Thứ 7, 23/06/2018 | 19:08
Chỉ còn 1 ngày làm thủ tục dự thi, các em học sinh “2K” sẽ bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Nhiều sĩ tử trên địa bàn TP.HCM vô cùng lo lắng nên đã đến chùa cầu may mắn.

Giáo sư sử học Phan Huy Lê vừa qua đời ở tuổi 84

Thứ 7, 23/06/2018 | 16:29
Sau một thời gian lâm bệnh, Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, một trong bốn cây đại thụ của nền Sử học Việt Nam đã từ trần lúc 13h06 ngày 23/6/2018 tại Bệnh viện Bạch Mai, hưởng thọ 84 tuổi.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra coi thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:11
Các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều khâu chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Thứ 5, 02/05/2024 | 20:45
Con số trên chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, các em sẽ tiếp tục được đăng ký thi đến 17h ngày 10/5.

Hơn 100 tỷ mở rộng cơ sở 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Thứ 5, 02/05/2024 | 17:36
Hiện nay, Ban giám hiệu Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng đang hoàn tất thủ tục đẩy nhanh dự án đầu tư xây dựng mở rộng cơ sở 2.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra coi thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:11
Các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều khâu chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.

Bản tin 3/5: Ăn món quen thuộc, gần 300 người nhập viện gấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Ăn món quen thuộc, gần 300 người nhập viện gấp; Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong ở Đồng Nai...

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.