Hà thành kim cổ ký: Khu Đồn Thủy và “cổng Pháp quốc”

Hà thành kim cổ ký: Khu Đồn Thủy và “cổng Pháp quốc”

Thứ 4, 18/09/2019 | 10:57
0
Đồn Thủy do vua Minh Mạng cho lập trên sông Hồng, có nhiệm vụ kiểm soát tàu thuyền ra vào Hà Nội. Đồn cũng là nơi đóng quân của lực lượng thủy binh nhà Nguyễn. Đến thời vua Tự Đức, đồn thủy binh này chuyển đi nơi khác nên khu vực này bỏ hoang, vì đất triều đình nên dân chúng không dám vào ở.
Văn hoá - Hà thành kim cổ ký: Khu Đồn Thủy và “cổng Pháp quốc”

Ảnh minh họa

Năm 1873, quân Pháp mang quân từ Sài Gòn ra đánh chiếm thành Hà Nội. Vì vũ khí lạc hậu nên thành Hà Nội thất thủ, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị chết, quân Pháp đã chiếm thành. Dưới sức ép của quân Pháp, triều đình Huế phải ký  Hòa ước Giáp Tuất 1874, theo hiệp ước, nhà Nguyễn phải cắt khu đất bờ sông cho quân Pháp, đổi lại họ sẽ trao trả lại  thành Hà Nội. Họ được quyền lập tòa lãnh sự ở khu vực này. Theo thỏa thuận ban đầu, diện tích khu nhượng địa chỉ rộng 2,5 ha nhưng sau đó  quân Pháp ép nên triều đình Huế phải cắt thêm đất cho họ với diện tích lên tới 18 ha trong đó có đất xưa là Đồn Thủy nên có tên gọi là khu nhượng địa Đồn Thủy (tương ứng với khu vực từ bảo tàng Lịch sử Việt Nam đến đầu phố Trần Hưng Đạo ngày nay).

Đồn Thủy do vua Minh Mạng cho lập trên sông Hồng, có nhiệm vụ kiểm soát tàu thuyền ra vào Hà Nội. Đồn cũng là nơi đóng quân của lực lượng thủy binh  nhà Nguyễn. Đến thời vua Tự Đức, đồn thủy binh này chuyển đi nơi khác nên khu vực này bỏ hoang, vì đất triều đình nên dân chúng không dám vào ở. Năm 1875, Pháp bắt đầu xây dựng các công trình ở khu nhượng địa này bao gồm tòa lãnh sự, nhà ở cho sỹ quan và binh lính, kho vũ khí, lương thực thực phẩm. Họ cho làm hàng rào gỗ bao quanh khu nhượng địa, bên trong làm đường và trồng cây phượng. Lối đi vào thành phố gần nhất là qua cửa ô Cựu Lâu (Tràng Tiền, đối diện với nhà hát Lớn ngày nay). Tại vị trí này người Pháp cho xây cổng khá lớn vừa là nơi vào thành phố vừa là ranh giới cho khu đất của Pháp, cổng có lính canh cấm không cho người An Nam vào “đất Pháp”.

Cổng có tên là cổng Pháp quốc (Porte de France). Năm 1886, cửa ô này được Claude Bourrin môt tả trong cuốn sách Đông Dương 1888-1898: “Một vòm cuốn uốn cong rộng lớn xây gạch, chắc chắn, vuông vắn” nhưng sau đó đã bị phá hủy và sửa thành một một loại cổng đơn giản, có hai trụ cao. Cổng này còn được lưu lại hình vẽ trong cuốn sách của A.Masson: “Được trổ ra từ một tường dày, phía trên có lan can, cổng nằm giữa hai trụ phía trên có hai con sư tử. Kiến trúc cổng đơn giản nhưng oai nghiêm”. Hai con vật đắp trên trụ có lẽ là con lân quen thuộc trong kiến trúc Việt Nam. Đoạn phố từ cổng Pháp quốc đâm ra bờ sông được họ đặt tên là Rue de France (phố Pháp quốc). Năm 1882, Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 2 và sau đó chiếm hoàn toàn Hà Nội năm 1883. Với ý đồ sẽ bình định các tỉnh Bắc Kỳ chiếm đóng lâu dài An Nam nên khu Đồn Thủy được xây dựng bệnh viện, mở rộng cảng để tiếp nhận vũ khí, hàng hóa ở bờ sông Hồng.

Dù có vũ khí hiện đại hơn nhưng trong năm 1883, quân Cờ Đen (một đạo quân ở Vân Nam, Trung Quốc) đang ở Hà Nội vẫn gây sức ép lên quân Pháp. Quân Cờ Đen bao vây khu Đồn Thủy nhiều tháng liền nhưng đến mùa mưa năm đó nước sông Hồng dâng cao đã phá vỡ đoạn đê, nước sông tràn vào phố ngập khu Đồn Thủy. Cũng vì nhờ đê vỡ nên quân Cờ Đen buộc phải rút lui. Sau trận lụt đó để an toàn hơn khi quân Cờ Đen tấn công đó. Quân Pháp ở đây đã cho gia cố hàng rào xung quanh Đồn Thủy. Để tránh quân Cờ Đen quấy nhiễu, Chính phủ Pháp đã ký hiệp định với nhà Thanh trong đó có điều khoản quân Cờ Đen phải rút về nước.

Những dấu tích của Đồn Thủy xưa vẫn còn đến ngày nay là bệnh viện Lanessan (nay là bệnh viện 108), tòa nhà xây năm 1883 nay vẫn khá nguyên vẹn trong nhà khách Quân đội số 33 Phạm Ngũ Lão.

N.N.T

Hà Thành Kim cổ ký: Hai sự kiện lịch sử tại sân bay Gia Lâm

Thứ 3, 01/10/2019 | 21:00
Sân bay Gia Lâm hiện nay nằm trên một khu đất cao kẹp giữa đường 5 và đê sông Hồng thuộc địa bàn phường Bồ Đề quận Long Biên, cách trung tâm Hà Nội 3,5km. Sân bay này được xây dựng vào năm 1935, vừa là sân bay dân dụng nhưng cũng là sân bay quân sự. Khi Pháp tái chiếm miền bắc, Gia Lâm là căn cứ không quân lớn nhất của quân đội Pháp ở Đông Dương.

Hà thành kim cổ ký: Cà phê ca nhạc xưa

Thứ 6, 22/03/2019 | 15:00
Đầu những năm 1930, tầng lớp trung lưu Hà Nội đã quen ăn bánh Tây vào buổi sáng, uống cà phê nên quán cà phê ra đời nhiều hơn. Nhưng cà phê ca nhạc vẫn chưa có vì số nhạc sĩ Việt Nam còn quá ít, ca sĩ hát tân nhạc cũng chưa nhiều.
Cùng tác giả

Chỉ vì chuyện mua sắm Tết mà vợ chồng tôi cãi nhau

Thứ 6, 10/01/2020 | 14:09
Với vợ tôi, cả năm có một cái Tết, cứ mua sắm, quà cáp hoành tráng vào. Tôi đi làm về tiền lương, tiền thưởng tôi đều đưa hết cho vợ chi tiêu mua sắm. Nhưng đưa bao nhiêu cũng không đủ với cô ây.

Mẹ chồng chăm cháu kiểu tuỳ hứng, con dâu bị mắng "trứng khôn hơn vịt"

Thứ 2, 25/11/2019 | 08:52
Mẹ chồng chăm cháu cũng xuất phát từ tình thương yêu, tuy nhiên cách chăm phản khoa học của bà khiến mình rất lo lắng. Mình nên làm gì với tính cách thương cháu mà hóa hại cháu của mẹ chồng đây?

Đàm Vĩnh Hưng từng "cạch mặt" Bằng Kiều suốt một thập niên

Thứ 6, 06/09/2019 | 22:03
Đàm Vĩnh Hưng cho biết giữa anh và Bằng Kiều từng nam ca sĩ thừa nhận từng có một khoảng thời gian anh và nam ca sĩ Bằng Kiều không nhìn mặt nhau.

“Vị hoàng đế” đa tình trong Hoàn Châu Cách Cách từng phải đi tu và ruồng bỏ vợ con

Chủ nhật, 26/05/2019 | 15:00
Ít ai biết rằng vị vua Càn Long trong phim “Hoàng Châu Cách Cách” ngoài đời lại có lịch sử tình trường đầy tai tiếng. Khác với hình ảnh "Hoàng A Mã" hết mực yêu thương các con trên phim, Trương Thiết Lâm ở đời thường được biết đến là một người cha vô trách nhiệm.
Cùng chuyên mục

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:41
Thông tin diễn viên nổi tiếng Đức Tiến đột ngột qua đời khiến nhiều sao Việt, bạn bè bàng hoàng xót thương.

Tây du ký: Ai là người đã từng cứu Tôn Ngộ Không khỏi tội ngỗ nghịch?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:00
Trong tác phẩm Tây du ký, Thái Bạch Kim Tinh đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý những hành vi ngang ngược và bạo loạn của Tôn Ngộ Không.

Bí mật bất ngờ về bộ phim "Người đẹp Tây Đô" được Việt Trinh tiết lộ sau hơn 20 năm

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:00
"Người đẹp Tây Đô" là bộ phim truyền hình trình chiếu năm 1996 do Việt Trinh đóng vai chính. Đây là một trong những bộ phim làm nên tên tuổi Việt Trinh.

Con trai của đạo diễn Trần Lực: Trần Bờm gây sốt với vẻ ngoài soái ca

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:00
Cậu bé Trần Bờm ngày nào từng gây bão ở Bố Ơi, Mình Đi Đây Thế? khiến cư dân mạng bất ngờ với diện mạo chững chạc và lịch lãm khó nhận ra.
     
Nổi bật trong ngày

Diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:41
Thông tin diễn viên nổi tiếng Đức Tiến đột ngột qua đời khiến nhiều sao Việt, bạn bè bàng hoàng xót thương.

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Miền Bắc đón sóng lạnh liên tiếp, mưa nắng đan xen nhiều nơi

Chủ nhật, 19/05/2024 | 20:22
Dự báo đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to.

Từng nổi tiếng một thời, Cò "Đất phương Nam" 40 tuổi vẫn vất vả, nay kết hôn lần 2

Thứ 7, 18/05/2024 | 11:45
Đám cưới của "thằng Cò" Phùng Ngọc trong Đất phương Nam với bà xã kém 10 tuổi sẽ diễn ra vào ngày 18/5.