Hà Nội phấn đấu tỉ trọng kinh tế số chiếm 30% GRDP vào năm 2025

Hà Nội phấn đấu tỉ trọng kinh tế số chiếm 30% GRDP vào năm 2025

Thứ 4, 27/09/2023 | 19:53
0
Theo Kế hoạch số 239/KH-UBND, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tỉ trọng kinh tế số trong GRDP thành phố đạt khoảng 30%.

Theo Kinh tế & Đô thị, ngày 27/9, Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND về công tác chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TU); Nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Kế hoạch cũng nhằm cụ thể hóa, xác định rõ nội dung công việc gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, địa phương của TP trong việc triển khai thực Nghị quyết số 18-NQ/TU theo lộ trình phù hợp; Đồng thời, có các giải pháp tổ chức triển khai khoa học, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra;

Tổng hợp, kế thừa toàn bộ các chỉ tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các chương trình, kế hoạch của TP đã ban hành; Điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo rõ việc, rõ người, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm, tiến độ, kết quả.

Theo Nhân Dân, kế hoạch này đặt ra 27 chỉ tiêu về chính quyền số với 100 nhiệm vụ, bảy chỉ tiêu về kinh tế số với 77 nhiệm vụ, 14 chỉ tiêu về xã hội số với sáu nhiệm vụ và các nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế, đo lường giám sát triển khai, giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế số, xã hội số.

Trong đó, về chính quyền số, đến năm 2025 Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7; 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình đủ điều kiện được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình…

Kinh tế - Hà Nội phấn đấu tỉ trọng kinh tế số chiếm 30% GRDP vào năm 2025

Hà Nội đang thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ảnh minh họa: VGP

Về kinh tế số, đến năm 2025 tỉ trọng kinh tế số trong GRDP thành phố đạt khoảng 30%, tỉ lệ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt hơn 10%, hơn 80% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử…

Để phát triển xã hội số, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, tỉ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt 50%; tỉ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%, 90% hộ gia đình được phủ mạng internet băng thông rộng cáp quang…

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ, bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu số theo quy định; không phát triển các ứng dụng nhỏ lẻ, dùng riêng của một đơn vị; kế thừa các kết quả triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo đúng quy định của thành phố từ giai đoạn trước.

Thành phố Hà Nội cũng sẽ không đầu tư trùng lặp với các nội dung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành, ứng dụng, dịch vụ đã được các Bộ, ngành triển khai.

UBND cấp huyện, cấp xã không đầu tư trùng lặp với các nội dung xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng dùng chung, các hệ thống thông tin chuyên ngành, ứng dụng, dịch vụ đã được thành phố triển khai diện rộng.

Theo Lao Động, hoà cùng xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế số. Mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội và tăng lên 30% vào năm 2030.

Sau gần 4 năm, bức tranh kinh tế số Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Theo chia sẻ từ ông Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ I với chủ đề: “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”, diễn ra hôm 14.9 tại Nam Định, tỉ trọng đóng góp của kinh tế số Việt Nam vào GDP ngày càng tăng, từ con số 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022. Riêng 6 tháng đầu năm 2023, tỉ lệ này đạt 14,96%.

Ngoài ra, theo Báo cáo thường niên kinh tế số e-Conomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 lên đến 28%, dẫn đầu tại Đông Nam Á. Riêng trong năm 2022, hơn 1.400 doanh nghiệp số Việt Nam đã có doanh thu từ nước ngoài, tăng gần 20 lần so với năm 2021.

Minh Hoa (t/h)

 

Kinh tế Việt Nam 2023: Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện

Thứ 4, 19/07/2023 | 16:33
Trong khó khăn chung của kinh tế thế giới, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý 2/2023 đã được cải thiện hơn so với quý 1/2023, đặc biệt đối với ngành tài chính-ngân hàng trong nước đang chứng biến những chuyển biến tích cực với sự chi phối của xu hướng chuyển đổi số toàn diện và tăng trưởng xanh.

Quảng Nam: Tăng trưởng kinh tế quý I/2023 giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2022

Thứ 4, 05/04/2023 | 06:56
Ông Đoàn Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I/2023, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Quy hoạch quốc gia cần chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Thứ 6, 06/01/2023 | 11:50
Các ĐBQH cho rằng, Quy hoạch tổng thể quốc gia cần làm rõ vai trò của từng ngành kinh tế cũng như việc phân bổ nguồn lực để hình thành các vùng trọng điểm kinh tế.

Phát triển Tp.Hồ Chí Minh là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số vào năm 2030

Thứ 6, 02/12/2022 | 15:57
Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Tp.HCM đến 2030, tầm nhìn 2045.
Cùng chuyên mục

Huyện Sơn Động tập trung mọi nguồn lực tham gia phát triển sản phẩm OCOP

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:38
Với sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ của cấp Ủy, chính quyền và sự đồng lòng, tư duy sáng tạo, đổi mới của người dân huyện Sơn Động, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bước đầu đã đạt kết quả, hình thành được các sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh trong quý đầu năm 2024

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:25
Chuyên gia cho rằng, Thông tư 02 không giúp ngân hàng xử lý triệt để nợ xấu mà chỉ là để lại và xử lý sau. Điều đó giống như việc giấu bụi vào thảm thay vì quét đi. 
     
Nổi bật trong ngày

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Giá vàng 17/5: Vàng SJC giảm nhẹ, mất mốc 90 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:46
Cùng chiều giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng 17/5 giảm nhẹ, trong đó vàng miếng SJC mất mốc 90 triệu đồng/lượng.

Loạt doanh nghiệp bất động sản "nặng gánh" với khoản nợ trái phiếu

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:51
Trong năm 2024 có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, trong đó, nhiều “ông lớn” bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ.