Gỡ nút thắt tâm lý cho thị trường vàng

Gỡ nút thắt tâm lý cho thị trường vàng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
0
Quyền mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân vẫn được thừa nhận, quy định theo kiểu giao dịch một chiều (chỉ bán mà không được mua) như ý tưởng đưa ra trước đây đã được thay đổi.

Giới chuyên gia nhận định Dự thảo thay đổi mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ góp phần "cởi nút" cho thị trường vàng, xua đi những e ngại và thị trường sẽ nhanh chóng sôi động trở lại.

Không còn nút thắt giao dịch một chiều, thị trường vàng sẽ nhanh chóng sôi động trở lại

Giải tỏa tâm lý e ngại

Sau gần 20 lần nâng lên đặt xuống, mới đây bản Dự thảo Nghị định kinh doanh vàng miếng cuối cùng đã được NHNN gửi tới một số bộ, ngành, doanh nghiệp và một số hiệp hội ngành nghề nhằm lấy ý kiến trình Chính phủ trong tháng 6. Theo Dự thảo, người dân vẫn có quyền mua bán vàng miếng, tuy nhiên các giao dịch này phải thực hiện tại ngân hàng và doanh nghiệp được NHNN cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng. Mua bán vàng miếng với những đối tượng không có giấy phép sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

Đánh giá về Dự thảo lần cuối này, TS Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng kinh tế, Viện kinh tế phát triển Hà Nội cho biết: "Thực ra từ trước đến nay quy định về cấm giao dịch vàng miếng trên thị trường tự do vẫn tồn tại, Dự thảo lần này hoàn toàn không mới mà chỉ cụ thể hóa quy định trước đó. Điểm mới có thể nhận ra rõ nhất là giao dịch trước đây chỉ được thực hiện một chiều, lần này đã hình thành giao dịch hai chiều. Điều này góp phần giải tỏa tâm lý lo lắng trong dư luận, tạo điều kiện cho kinh doanh vàng thuận lợi, đặc biệt là kinh doanh có tổ chức. Nó cũng góp phần giảm bớt các hoạt động đen, mang tính tự phát hoặc tình trạng đầu cơ vàng".

Đánh giá về điểm này, theo TS Nguyễn Minh Phong, có hai phương án để tập trung hóa sản xuất và kinh doanh vàng và ông tâm đắc khi Nhà nước nghiêng về phương án thứ hai: “Một là Nhà nước độc quyền hoàn toàn, hai là Nhà nước tìm kiếm những đối tác đạt tiêu chuẩn đưa ra quy chế chặt chẽ để ủy thác cho họ thực hiện những hoạt động đó”.

Trước quy định, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là vi phạm, TS Nguyễn Minh Phong bày tỏ: "Theo tôi, quy định này là cần thiết, hợp với thông lệ quốc tế. ở nước nào cũng thế, về nguyên tắc chỉ dùng một đồng tiền nội tệ để thanh toán. Tuy nhiên, quy định là thế nhưng trong thực tế, giao dịch có thể mềm dẻo. Về nguyên tắc trên giấy tờ vẫn thanh toán bằng tiền đồng nhưng khi thực hiện có thể quy đổi, trao trực tiếp cho nhau bằng vàng. Nếu không thể hiện bằng văn bản thì hoàn toàn không vi phạm".

Thị trường sôi động trở lại

Đề cao nguyên tắc giám sát, kiểm soát chéo

Trước lo ngại, chỉ cơ sở NHNN cấp phép mới được kinh doanh vàng miếng sẽ tạo kẽ hở để NHNN ưu tiên cho các tổ chức tín dụng, và một số đơn vị "ruột" của mình, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho biết: "Cũng có thể có việc lợi dụng quy định, cấp phép vô nguyên tắc, vô tội vạ... Tuy nhiên luật pháp cũng có quy định, lúc đó tùy thuộc vào năng lực kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng mà xử phạt. Ngay cả nếu NHNN cấp phép sai cũng cần phải phạt. Trong xã hội thì anh nọ khống chế anh kia thì mới ra xã hội, chứ còn một anh làm từ A-Z, làm như một "khoảng trống" là hỗn loạn ngay".

Ngay sau khi Dự thảo Nghị định về kinh doanh vàng miếng được gửi đến các bộ, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề, thị trường vàng đã có những biến đổi rõ rệt. ông Vũ Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu cho biết, thị trường vàng đang ấm trở lại. Sau một thời gian dài nằm nghe ngóng người dân và nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu giao dịch nhộn nhịp. Thời gian trước, ngành vàng rơi vào giai đoạn khủng hoảng, doanh thu giảm mạnh, nhưng khi thông tin về Dự thảo này được công bố đã tạo thuận lợi cho người tiêu dùng và cả nhà đầu tư.

Theo ông Châu, khi nhà đầu tư xóa bỏ được tâm lý giao dịch một chiều bằng giao dịch hai chiều, có bán, có mua, người dân được quyền tích trữ, thì thị trường lập tức ấm lên. Đối với Bảo Tín Minh Châu, doanh số đã được cải thiện đáng kể, giai đoạn trước đây chỉ còn trên dưới 50% nay đã tăng thêm 10-20%.

Ông Châu cũng cho biết, trong Dự thảo, việc cấp phép cho doanh nghiệp nào đủ vốn, đủ năng lực kinh doanh vàng miếng là đúng và cần thiết. Động thái này sẽ loại bỏ nguy cơ vàng xấu, kém chất lượng do các cơ sở tự do sản xuất bị tung ra thị trường.

Tuy nhiên không ít ý kiến lo ngại nếu Dự thảo này được thực thi sẽ bóp méo thị trường và sinh ra cơ chế độc quyền của một số doanh nghiệp lớn được cấp phép kinh doanh vàng miếng. Như thế giá vàng sẽ méo đi, càng khó quản lý. Và lúc đó lợi nhuận, thị trường sẽ nằm trong tay một số doanh nghiệp lớn.

Trả lời cho vấn đề này, ông Châu khẳng định: "Chắc chắn không thể nảy sinh cơ chế độc quyền vì kinh doanh vàng cũng tồn tại theo “quy luật sóng đôi” trong kinh tế học. Trên một thị trường chỉ cần có hai thương hiệu mạnh đã không tạo ra sự độc quyền, huống hồ trên toàn lãnh thổ Việt Nam có khoảng 9 doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh vàng. Chỉ với hai đại diện vàng miếng mạnh nhất tồn tại song hành, phía Nam có SJC, phía Bắc có Hàm Rồng Thăng Long đã đủ chi phối thị trường. Hơn nữa, giá vàng của Việt Nam do giá thế giới chi phối nên không doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh với giá quốc tế do bao giờ cũng phải dựa vào giá quốc tế để mua bán. Do đó người dân không nên lo ngại cơ chế độc quyền về giá".

Đánh giá về tác động của thị trường vàng khi Dự thảo được ban hành, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN bày tỏ: "Cấm hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do sẽ tiến tới cấm buôn lậu, đầu cơ, lợi dụng, gây rối làm méo mó chính sách tiền tệ. Thị trường tiền tệ sẽ ổn định hơn, hạn chế được những rủi ro của người dân khi tham gia giao dịch. Ngoài ra, nó cũng đảm bảo quyền lợi cho người dân khi mua, bán, kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Còn về tác động tiêu cực thì tôi cho rằng không có gì là hạn chế và ngược lại chỉ có tốt lên thôi".

Anh Đức

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường địa ốc và kỳ vọng “hút” dòng vốn FDI

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Thị trường bất động sản ghi nhận sự khởi sắc. Đây là động thái lạc quan khiến các chuyên gia bày tỏ kỳ vọng dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản.

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nguồn cung condotel sụt giảm, thị trường sẽ chậm phục hồi

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:31
Phân khúc condotel đang sụt giảm mạnh về nguồn cung và vướng pháp lý. Các chuyên gia nhận định, thị trường này sẽ khó phục hồi nhanh.

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.
     
Nổi bật trong ngày

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ..