"Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất để trồng lúa là quá lớn"

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 30/10/2021 | 16:58
0
ĐBQH Nguyễn Thanh Phương cho rằng, việc giữ diện tích lớn như vậy mang nhiều ý nghĩa về khía cạnh an ninh lương thực nhưng chưa thực sự cải thiện đời sống nông dân.

Không hủy hoại các đặc trưng cơ bản nhất của đất lúa

Chiều 30/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Phát biểu ý kiến, ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn Quảng Bình), ĐBQH Trần Đình Văn (Đoàn Lâm Đồng) và nhiều ý kiến đại biểu khẳng định quan điểm quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tài nguyên đặc biệt, vì vậy phải đảm bảo có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đáp ứng các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước phát triển nhanh, bền vững; bảo đảm tính liên vùng, liên tỉnh; gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn. Đặc biệt phải bảo đảm thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh lương thực;...

Tiêu điểm - 'Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất để trồng lúa là quá lớn'

ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga thảo luận.

Theo đó, hiện nay quy hoạch đất trồng lúa cơ bản giữ được ổn định diện tích 3,5 triệu ha đất trồng lúa. Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, trên thực tế ở một số nơi, việc sử dụng đất trồng lúa để trồng các cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản đang diễn ra và về mặt kinh tế có thể hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đất chuyên trồng lúa là loại đất đặc biệt có đặc trưng riêng, cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rất lớn, trong thời gian dài. Do đó, các đại biểu nhấn mạnh, việc chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang sử dụng cho các mục đích nông nghiệp khác phải đi kèm điều kiện không hủy hoại các đặc trưng cơ bản nhất của đất lúa.

Khẳng định vai trò quan trọng của đất trồng lúa, cũng như chỉ ra những hạn chế làm suy giảm, thu hẹp diện tích đất trồng lúa, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) nhấn mạnh: “Chỉ bảo vệ được diện tích đất trồng lúa mới bảo đảm vững chắc được an ninh lương thực quốc gia. Tôi bày tỏ lo ngại khi thời gian qua nhiền diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp khiến lao động nông nghiệp bị thất nghiệp; nhiều dự án thu hồi đất trồng lúa rồi bị treo, rất lãng phí;... Chúng ta phải làm quy hoạch thế nào để hạn chế thấp nhất tình trạng mất diện tích đất lúa”.

ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Đoàn Cần Thơ) quan tâm về quy hoạch đất trồng lúa đến năm 2025 -2030. Theo đại biểu này, trong nông nghiệp, lúa có vai trò quan trọng, gần đây nhất Chính phủ đã có Nghị quyết số 34 năm 2021 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. Trong đó, xác định sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa. Hàng năm, sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu. Điều này cho thấy Chính phủ đã nhận định tầm quan trọng của dự trữ diện tích lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tuy nhiên, theo đại biểu Phương, khái niệm an ninh lương thực quốc gia cần được hiểu rộng hơn. Ngoài gạo, còn cần đa dạng những thực phẩm khác. Theo đó, gạo là thành phần chính chứ không phải là tất cả.

Tiêu điểm - 'Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất để trồng lúa là quá lớn' (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Thanh Phương phát biểu từ điểm cầu Tp.Cần Thơ.

“Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nước ta bình quân lượng gạo sử dụng cho mỗi người khoảng 134kg/năm vào năm 2012 và nay giảm xuống còn 72-84kg/người/năm. Tất nhiên là người thành thị dùng gạo ít hơn người nông thôn. Như vậy, nhu cầu sử dụng gạo đang có xu hướng giảm và sẽ giảm nhiều trong tương lai. Với các tính toán này, Việt Nam chỉ cần khoảng 16-20 triệu tấn (tức 1,5-1,6 triệu ha) là có thể đảm bảo đủ gạo cho con người”, đại biểu Phương nêu.

Tuy nhiên, theo đại biểu Phương, gạo còn phục vụ cho các hoạt động khác như nguyên liệu cho ngành sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản, các ngành công nghiệp chế biến… Việc chúng ta đang muốn giữ 3,5 triệu ha đất để sản xuất 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là quá lớn. Nếu tính bình quân năng suất lúa thì chỉ cần 3,2 triệu ha đất là có thể đảm bảo được 35 triệu tấn lúa.

Theo báo cáo quy hoạch, diện tích trồng lúa năm 2020 là 3,92 triệu ha đến năm 2025 là 3,73 triệu ha, đến năm 2030 còn 3,56 triệu ha. Đại biểu Phương cho rằng, với diện tích tương đối lớn như vậy chỉ mang nhiều ý nghĩa về khía cạnh an ninh lương thực, đóng góp cho các ngành sản xuất khác chứ không thể có ý nghĩa nhiều đối với sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân ở vùng có diện tích lúa lớn như hiện nay như ĐBSCL.

Thực tế, sản xuất lúa còn một số điểm yếu như hiệu quả sản xuất thấp, chỉ bằng 1/10 của sản xuất thuỷ sản; người sản xuất lúa luôn nghèo, tác động môi trường lớn do quá trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất…

“Làm nông khó giàu lên lắm, để người dân có thể “ly nông” nhưng không “ly hương” mới là điều chúng ta cần làm, còn “ly nông” mà “ly hương” là vấn đề chúng ta cần tránh”, đại biểu Phương nhấn mạnh.

Tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý đất đai

Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Đoàn Bắc Giang) đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, khoa học, toàn diện của Chính phủ đối với hồ sơ trình Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021- 2025.

Tuy nhiên, ngoài các giải pháp đã nêu trong Tờ trình, đại biểu Thịnh đề nghị Quốc hội xem xét phân cấp cho HĐND tỉnh quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất đối diện tích đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của các dự án có sử dụng đất mà trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là mong muốn của các địa phương hiện nay.

“Việc này, vừa phù hợp về logic vì quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các vị trí đất này đã được Chính phủ phê duyệt nên khi chuyển mục đích sử dụng đất lại xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ nữa thì không thực sự hợp lý, làm phát sinh thủ tục hành chính và tăng chi phí”, đại biểu Thịnh nói.

Tiêu điểm - 'Giữ ổn định 3,5 triệu ha đất để trồng lúa là quá lớn' (Hình 3).

ĐBQH Phạm Văn Thịnh đề nghị Quốc hội xem xét phân cấp cho HĐND tỉnh quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất đối diện tích đất trồng lúa.

Ngoài ra, đại biểu Thịnh thông tin, Nghị quyết số 99/2020/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp Nhà nước theo ngành, lĩnh vực, cũng như kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 273/TB-VP ngày 22/10/2021 về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế cũng đã nêu cần đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương với nguyên tắc: Việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và công dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

Thực tế thời gian qua, do quy định phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ nên nhiều địa phương muốn làm nhanh đã chia nhỏ dự án dưới 10 ha đất lúa, dẫn tới tình trạng quy hoạch xây dựng khu dân cư, khu đô thị, các dự án sản xuất phi nông nghiệp bị manh mún, vừa lãng phí hạ tầng, vừa thiếu kết nối đồng bộ.

“Nếu Quốc hội thông qua nội dung phân cấp này, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian tới sẽ được tốc độ hơn, hiệu quả cao hơn, kéo theo giải ngân đầu tư công, huy động nguồn lực đầu tư xã hội được tốt hơn và chắc chắn sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của cả nền kinh tế; và đây cũng là bước tiến quan trọng về cải cách hành chính, ghi dấu ấn của Quốc hội và Chính phủ trong nhiệm kỳ này. Cùng với việc phân cấp, đề nghị Chính phủ cá thể hoá trách nhiệm đối với người đứng đầu các địa phương trong quản lý đất đai, kết hợp với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả của việc phân cấp”, đại biểu Thịnh cho biết.

Linh hoạt hơn trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Khẳng định tiềm năng du lịch ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc còn rất lớn, đại biểu Hà Sỹ Huân (Đoàn Bắc Kạn) đề nghị cần có các chính sách linh hoạt hơn trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển các khu du lịch, dịch vụ trên nguyên tắc vừa bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, vừa bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Đồng thời, bên cạnh giữ vững độ bao phủ của rừng, giữ đất rừng, đại biểu này cũng đề nghị cần có các chính sách hiệu quả để thu hút doanh nghiệp trồng cây dược liệu dưới tán rừng để khai thác tối đa tiềm năng kinh tế, lợi thế từ đất rừng.

Cơ cấu lại nền kinh tế bắt đầu từ xác định “nút thắt” của mỗi ngành

Thứ 7, 30/10/2021 | 11:18
Theo ĐBQH Trần Hữu Hậu, cơ cấu lại nền kinh tế mà không giải tỏa được những nút thắt thì cũng như ta xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được một số điểm nghẽn.

Cơ cấu lại nền kinh tế: Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá

Thứ 6, 29/10/2021 | 16:30
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế cần được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

Cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành: ĐBQH băn khoăn “con nuôi, con đẻ"

Thứ 4, 27/10/2021 | 10:41
Theo Đại biểu Quốc hội, cần có tiêu chí rõ ràng trong việc cấp cơ chế đặc thù cho các địa phương, để tránh cơ chế xin cho, so bì giữa các tỉnh, thành.
Cùng tác giả

Bác sĩ cảnh báo suy nghĩ sai lầm khi ăn tiết canh

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:24
Trên thực tế, nhiều người vẫn chủ quan cho rằng tiết canh dê hay tiết canh gia cầm là sạch vì không có vi khuẩn liên cầu lợn.

Kỹ thuật vi phẫu giành lại cơ hội làm cha cho nam giới

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:58
Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, giành lại cơ hội làm cha cho nam giới “vô tinh”.

Ban hành bộ tiêu chí về yêu cầu ATTT mạng cơ bản cho camera giám sát

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:51
Tài liệu này đưa ra và khuyến nghị áp dụng các yêu cầu kỹ thuật an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức mạng.

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.
Cùng chuyên mục

Biểu đồ “thăng” dần lên của quan hệ Việt Nam - Brazil sau 35 năm

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Trong 35 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Brazil đã và đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn.

Dự án còn 1 hộ dân chưa di dời, Bí thư tỉnh phải trực tiếp làm việc

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:40
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi thị sát dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang và vấn đề GPMB chưa được giải quyết dứt điểm vì 1 hộ dân chưa di dời.

Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca

Thứ 3, 07/05/2024 | 12:39
Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:29
Ngay trước Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

Từ hôm nay 5/5, thu phí tự động không dừng với ô tô tại 5 sân bay

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:42
Từ 5/5, hàng loạt các cảng hàng không lớn trên cả nước chính thức triển khai thu phí tự động không dừng với ô tô ra vào sân bay.
     
Nổi bật trong ngày

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:29
Ngay trước Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

Biểu đồ “thăng” dần lên của quan hệ Việt Nam - Brazil sau 35 năm

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Trong 35 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Brazil đã và đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn.

Thanh Hoá: Đa dạng sản phẩm du lịch để giữ chân du khách

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:58
Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách.

Dự án còn 1 hộ dân chưa di dời, Bí thư tỉnh phải trực tiếp làm việc

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:40
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi thị sát dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang và vấn đề GPMB chưa được giải quyết dứt điểm vì 1 hộ dân chưa di dời.

Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca

Thứ 3, 07/05/2024 | 12:39
Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).