Giáo sư Sử học: “Đề thi có câu 3 phút tôi không tìm ra câu trả lời”

Giáo sư Sử học: “Đề thi có câu 3 phút tôi không tìm ra câu trả lời”

Hà Công Luân
Thứ 6, 13/07/2018 | 10:56
5
Lý giải nguyên nhân của việc điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 năm nay quá thấp, GS.TS Đỗ Thanh Bình khẳng định đề thi quá khó, thậm chí có câu không nằm trong sách giáo khoa.

Theo thống kê của bộ GD&ĐT, có tới 83% thí sinh bị điểm dưới trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa qua. Đây là con số thấp kỷ lục trong các năm. Việc này đã khiến cho những người làm sử học không khỏi băn khoăn. GS.TS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, lý do trực tiếp khiến điểm thi môn Lịch sử năm nay thấp chính là do cách ra đề của bộ GD&ĐT.

GS. Bình nói: “Năm ngoái, điểm Sử không tồi, năm nay bất ngờ rơi xuống mặt đất. Không thể đổ tất cho quá trình dạy học, cũng không thể đổ cho giáo viên. Tôi tin giáo viên và học sinh cũng đã rất cố gắng. Theo tôi, nguyên nhân chính là đề thi của Bộ ra quá khó. Có câu tôi đã mất 3 phút nhưng không thể tìm câu trả lời. Đáp án mà người ra đề đưa ra là họ tự nghĩ ra, chứ trong SGK không hề có những khái niệm ấy”.

Giáo sư Sử học: “Đề thi có câu 3 phút tôi không tìm ra câu trả lời”

 GS.TS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, trường ĐH Sư phạm Hà Nội.


“Có câu người ta đã thay đổi khái niệm để đánh đố học sinh, mà việc đó là hoàn toàn sai. Ví dụ như khái niệm “Âm mưu chiến lược”, trong sách giáo khoa chỉ có “âm mưu cơ bản”, “âm mưu lâu dài”…”, thầy Bình lấy ví dụ về việc ra đề thi.

GS.TS Đỗ Thanh Bình cho biết, hậu quả của việc ra đề như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Ông nói: “Các em muốn điểm cao với đề như năm nay phải học giáo trình đại học chuyên ngành Lịch sử. Chưa kể theo lộ trình, Bộ thông báo đề thi sẽ thêm 10% kiến thức lớp 11, 10% kiến thức lớp 10 lại càng nặng nề hơn. Không “khoanh vùng” nào về việc 10% đó nằm ở đoạn nào, từ đó học sinh phải ôn toàn bộ chương trình”.

“Tưởng chừng như việc thi đổi mới sẽ giúp các em giảm đi áp lực học hành, nhưng như thế này thì hoàn toàn ngược lại. Tôi phản đối việc cho học sinh thi Lịch sử bằng phương pháp trắc nghiệm, nó sẽ phá nát việc học Sử của học sinh. Nhìn xa hơn, không chỉ môn Sử bị ảnh hưởng từ cách thi này, mà các môn khác cũng vậy. Từ đó, đầu vào các trường đại học bị ảnh hưởng”, GS. Bình nói.

Minh chứng cho việc này, GS. Bình cho hay: “Bộ đã bê nguyên một chương trình chưa được chứng minh chất lượng thực tiễn từ đại học Quốc gia sang. Nhiều giảng viên ở trường đại học Khoa học, Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói với tôi rằng, chất lượng sinh viên từ những kỳ thi trắc nghiệm đánh giá năng lực này là rất tệ”.

Cuối cùng, nguyên Trưởng khoa Sử của ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, cần ngay lập tức dừng việc tổ chức thi môn Sử theo cách như hiện nay. Ông nêu quan điểm: “Nếu làm luôn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý thí sinh, nhưng trước mắt không được cho thêm kiến thức lớp 10, 11 vào đề thi nữa để giảm tải áp lực cho các em. Dần dần, phải đưa môn Sử về thi theo hình thức tự luận truyền thống”.

Hà Giang điểm thi khối A1 cao nhất nước, bộ GD&ĐT yêu cầu kiểm tra

Thứ 5, 12/07/2018 | 22:42
Trong khi cả nước có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (Toán, Lý, Anh) từ 27 điểm trở lên thì riêng Hà Giang đã có 36 em, chiếm 47,37% cả nước, trước những băn khoăn của dư luận mới đây bộ GD&ĐT đã yêu cầu địa phương kiểm tra và sớm có trả lời về sự việc.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2018 của nhiều tỉnh trên 99%

Thứ 5, 12/07/2018 | 10:09
Theo thống kê từ bộ GD&ĐT sau khi công bố điểm thi THPT Quốc gia 2018, cả nước có 879.705 thí sinh tham dự kỳ thi để xét tốt nghiệp với tỷ lệ đỗ là 97,57%.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018: Bạc Liêu có 3 điểm 10 môn Giáo dục công dân

Thứ 5, 12/07/2018 | 10:07
Thông tin từ sở GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu, kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, tỉnh Bạc Liêu có 3 thí sinh đạt điểm 10 môn Giáo dục công dân (GDCD).
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh vào 10: Nóng tỉ lệ “chọi”

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:26
Cuộc đua giành “suất” vào lớp 10 ở các trường THPT công lập tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... chưa bao giờ bớt nóng.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.