Giáo dục trẻ em chính là gia đạo

Giáo dục trẻ em chính là gia đạo

Vũ Thu Hương
Chủ nhật, 14/03/2021 | 07:00
0
Người Đức có câu “Con cái có 10 khuyết điểm, ba mẹ phải chịu trách nhiệm cho 5 trong số đó”. Còn trong gia đình người Do thái, những người nổi tiếng thế giới vì sự thông minh, nghị lực và giàu có, mỗi khi đứa trẻ thất bại trong bất cứ việc gì những người mẹ đều lập tức nghĩ lại chiến lược dạy con...

Nhưng một cách kỳ cục, ở chiều ngược lại hoàn toàn, đám đông và rất nhiều cha mẹ Việt lại hồn nhiên đổ lỗi cho ngành giáo dục khi con mình hư hỏng mà quên mất điều cốt lõi: Người thầy quan trọng nhất của giáo dục trẻ em chính là gia đạo.

Chỉ chưa đầy 1 tháng sau Tết nguyên đán, dư luận đã không khỏi rùng mình trước liên tiếp những vụ bạo lực, “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” như xã hội đen của những cô cậu học trò đang ngồi trên ghế nhà trường.

Trước vụ nam sinh lớp 11 dùng gậy đánh vỡ sọ não bạn cùng trường vừa bị công an huyện Lang Chánh, Thanh Hoá khởi tố gây rúng động, dư luận đã không khỏi lạnh sống lưng khi xem đoạn clip trên mạng xã hội ghi lại cảnh một nam sinh ở trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Ea Kar, Đắk Lắk bị các bạn học vây đánh hội đồng trong nhà vệ sinh. Trong khi nam sinh bó gối chịu trận, khóc lóc, van xin, những người bạn thản nhiên quay clip, thản nhiên cười, vui trên nỗi đau của bạn.

Xi nhan Trái Phải - Giáo dục trẻ em chính là gia đạo

Tình trạng bạo lực học đường đáng lo ngại. Ảnh minh họa từ internet 

Những hình ảnh thực quá đau lòng. Đau lòng và thảng thốt như khi xem clip cậu học trò văng tục, bước lên lấy điện thoại và tát vào mặt cô giáo được phát tán vài tuần trước đó. Tôi xem đi xem lại những clip bạo hành học đường manh động đến khó tin này và những phản ứng xung quanh sự việc để hóa giải những bất an trong lòng nhưng thực sự càng xem càng sốc. Sốc đến 2 lần. Lần 1 sốc vì sự manh động, dữ dằn và độc ác của học sinh. Lần 2 sốc trước ào ào đông đảo những ý kiến đổ lỗi cho ngành giáo dục như thể là vì nó mới nảy nòi ra kiểu học trò này, như thể những học sinh ngỗ ngược ấy là sản phẩm riêng biệt của thầy cô. Còn cha mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng những đứa trẻ mỗi ngày lại hóa... vô can.

Sự trưởng thành của một đứa trẻ hẳn nhiên là kết quả của sự phối hợp giáo dục từ cả nhà trường, xã hội và gia đình. Tuy nhiên, giáo dục trong gia đình giữ vai trò nền tảng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Và không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà nghiên cứu và giáo dục khẳng định trẻ hư hỏng, lỗi trước hết thuộc về cha mẹ. 

Gia đình là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi trẻ em. Từ khi sinh ra cho đến tuổi đi học, trẻ chịu sự chi phối sâu sắc của cha mẹ. Mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cha mẹ đều tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự hình thành nhân cách trẻ. Ngay cả khi đến trường, trẻ vẫn có nhiều thời gian sống và sinh hoạt gần gũi với những người trong gia đình nên ảnh hưởng của gia đình vẫn in đậm lên tính cách và nhân cách trẻ.

Hãy cứ nhìn vào một đứa trẻ là có thể thấy phong cách cha mẹ hay gia đình của chúng. Trẻ tự tin lớn lên từ những gia đình mà cha mẹ chúng luôn giáo dục con bằng sự tích cực. Trẻ lễ phép lớn lên cùng cha mẹ luôn biết kính trên nhường dưới. Trẻ biết điều là bởi cha mẹ chúng luôn bao dung với người xung quanh. Với những đứa trẻ tự lập, cha mẹ chúng chắc hẳn là người luôn có kế hoạch, nguyên tắc và biết định hướng cho con. Tương tự vậy, những đứa trẻ hạnh phúc, khéo léo, không đâu khác, là sản phẩm của một phong cách gia đình luôn biết nói lời ái ngữ, sống chan hòa, quan tâm, chia sẻ cùng nhau. 

Và hẳn nhiên, một đứa trẻ hỗn láo, côn đồ, dùng nắm đấm... nhanh hơn não khó có thể khác: Lớn lên cùng cha mẹ hung hăng hoặc sống cùng những kẻ bạo lực, lấy sự uy hiếp làm lẽ sống.

Cha mẹ sống kiểu nào sẽ hình thành nên đứa con kiểu đó. Cái gọi là cha mẹ sinh con trời sinh tính đơn thuần chỉ là bởi cha mẹ đẻ con ra rồi phó mặc con cho nhà trường, xã hội mà thôi. Việc trẻ hư một mực đổ tại nhà trường thực sự không công bằng.

Dù còn nhiều bất cập nhưng bao năm qua, dưới sự giáo dục của nhà trường và trong xã hội ấy, bao thế hệ học sinh, sinh viên vẫn được đào tạo trưởng thành, làm nên danh phận, đóng góp lớn cho sự phát triển xã hội. Nhìn những lớp trẻ trưởng thành ấy, gia đình của những đứa con hư có lục vấn bản thân về những sai lầm trong việc làm gương cho con về cách sống hay dạy dỗ con của mình hay không?

Bố mẹ đã thành bạn của con khi ở nhà chưa hay chỉ ra lệnh, quát mắng, mày tao, rồi bàn chuyện làm ăn phi pháp, hay thượng cẳng chân hạ cẳng tay ngay trước mặt con? Sở thích của con cái là thuận theo tự thân hay bị áp đặt, bị đầu độc bởi toan tính thực dụng của bố mẹ? Hành vi lời ăn, tiếng nói, tâm tư của con cái có được gia đình lắng nghe? Những yếm thế, thua thiệt, cô đơn của con có được bố mẹ nhận ra để kịp thời có những đồng hành chia sẻ hay để khi con hư rồi mới lại phó thác: “Tôi đâu thể theo nó thường xuyên, do nó chơi với bạn xấu nên mới như vậy!”?

Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong không khí bạo lực gia đình thường dùng bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội, bạn bè thậm chí cả anh em, họ hàng. Một cuộc điều tra xã hội học ở Mỹ cho thấy 80% phạm nhân Mỹ lớn lên trong những gia đình bố mẹ chúng đánh lộn như cơm bữa. 63% nam thiếu niên phạm tội giết người là chúng giết kẻ đã đánh đập mẹ chúng. Học theo các khuôn mẫu từ cha mẹ hay người thân xung quanh vốn là một đặc điểm chung của trẻ em.

Với những người Do Thái, người nổi tiếng thế giới vì sự thông minh, nghị lực và giàu có, mỗi khi đứa trẻ thất bại trong bất cứ việc gì cha mẹ trẻ đều lập tức nghĩ lại chiến lược dạy con. Người Do Thái tin rằng việc làm cha mẹ cần phải học hỏi, trau dồi thường xuyên. Hệ thống giáo dục dành riêng cho cha mẹ, gia đình của dân tộc này rất được đề cao bởi với họ, thành công hay thất bại của con phần lớn nằm trong việc nuôi dạy con của cha mẹ. Một quan điểm rất đáng học hỏi và suy ngẫm. 

Không ai vô can trước mọi sai trái của con cái, của một thế hệ. Nhưng gia đình giữ vai trò cốt yếu.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.  

Loại bỏ điểm yếu giáo dục, ngăn nỗi đau phía sau bạo lực học đường

Chủ nhật, 24/01/2021 | 12:03
Không chỉ về thể chất, bạo lực học đường về tinh thần cũng khiến nhiều học sinh bị ức chế tâm lý, dẫn đến tự tử. Gia đình, nhà trường phải san sẻ trách nhiệm ra sao?

Cô bé dũng cảm vượt lên nỗi ám ảnh mang tên “Bạo lực học đường”

Thứ 2, 16/12/2019 | 18:17
Các bậc phụ huynh đều muốn bảo vệ con mình tránh khỏi những điều tệ hại càng xa càng tốt tuy nhiên vẫn phải có lúc, những đứa trẻ của họ phải tự đối mặt và giải quyết vấn đề của chính bản thân mình.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Tản mạn về người miền Tây

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Về miền Tây hàng trăm lần, tôi ngộ ra nhiều thứ chỉ có ở miền Tây. Chợ nổi và Nhà bè miền Tây mới có, dù Nhà Bè là địa danh ở Sài Gòn.

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...