Giải pháp cho sự sống còn của doanh nghiệp

Giải pháp cho sự sống còn của doanh nghiệp

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
0
Từ năm 2011 đến nay đã có hơn 50.000 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản, ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp khác đang lâm vào tình cảnh “sống dở chết dở”. Việc “trục vớt” doanh nghiệp đang trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ. Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ đã chỉ ra 5 vấn đề cần gải quyết để bảo đảm cho sự sống còn của doanh nghiệp.

Việc doanh nghiệp A, doanh nghiệp B phá sản không còn là chuyện lã lẫm hiện nay. Ngược lại chuyện có hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp cùng phá sản lại là đề tài hàng ngày của dư luận. Lý giả nguyên nhân của hiện tượng này, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó phải nói đến tình hình khó khăn chung hiện nay, việc các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng… Nguyên nhân có thể lý giải nhưng tìm ra giải pháp khắc phục lại là chuyện không dễ dàng. Đã có nhiều giải pháp được đưa vào bàn bạc tính khả quan nhưng xem ra hiệu quả là không cao.

Bất động sản - Giải pháp cho sự sống còn của doanh nghiệpCần giải quyết 5 vấn đề để cứu doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Dưới góc nhìn của chuyên gia nhiều kinh nghiệm và sự đánh giá chuyên sâu, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ đã chỉ ra 5 vấn đề để giải cứu doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trụ vững và phát triển.

Thứ nhất: Lãi suất. Hiện nay các DN Việt Nam, đặc biệt là DNVVN thì số vay ngân hàng là chủ yếu, kể cả ngắn hạn và dài hạn. Nhiều DN kinh doanh lãi được 10-15% nhưng vay ngân hàng với mức lãi suất 17-18% thì chắc chắn là phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất.

Thứ hai: Giải quyết khâu đầu vào và những yếu tố để tăng sức mua, giảm lượng tồn kho.

Thứ ba: Chính sách, trong đó có các chính sách tạo môi trường đầu tư, chính sách để đảm bảo chi phí giá thành mà tập trung vào phí - thuế - lãi. Làm thế nào để ít phí nhất, lãi hợp lý. Riêng thuế trong thời điểm khó khăn này nếu giãn, hoãn được thậm chí miễn thuế thì càng tốt.

Thứ tư: Phải có sự phối hợp giữa các chính sách một cách đồng bộ; kể cả những hỗ trợ về chính sách, tiền vốn, lãi suất, giảm thuế... cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng để giúp DN có nhiều kênh để thoát.

Thứ năm: Thủ tục hành chính làm sao để giúp DN thuận lợi hơn, nắm bắt được thời cơ, chớp được những yếu tố trong diễn biến thị trường cũng như chính sách mới để họ có thể biến khó khăn thành thuận lợi, biến thách thức thành thời cơ.

Đó là các giải pháp căn cơ, mang tính tình thế trước mắt để giải quyết các vấn đề bức xúc. Song song với đó, chúng ta phải làm nhanh và có hiệu quả một số biện pháp có tính chất nền tảng, lâu dài. Nhà nước cũng đã có những chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống thể chế, nâng cao chất lượng nguồn lực, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng... Điều quan trọng là việc triển khai thực hiện chúng ta phải làm ngay từ bây giờ để tạo điều kiện cho những giải pháp tình thế phát huy trước mắt, đồng thời tạo nền tảng để đảm bảo tốc độ phát triển ổn định, bền vững hơn, không quay lại khó khăn theo chu kỳ như trước.

Về phía DN, phải nghiêm túc nhìn nhận những vấn đề tồn tại của chính mình, đặc biệt là tồn tại do chủ quan, do yếu kém, do sự làm ăn không chỉn chu, quản lý không tốt. Ứng với mỗi tồn tại ấy, mỗi DN phải có giải pháp khác biệt để khắc phục. Chỉ khi phát huy tốt được nhân tố cốt lõi, tích cực và khắc phục nhanh chóng những tồn tại thì mới tạo ra môi trường mới, yếu tố mới để DN có điều kiện phát triển bền vững, lành mạnh hơn.

Việc giải quyết 5 vấn đề nói trên cũng chính là giải pháp cho sự sống còn của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng như hiện nay.

Khánh An


Cùng chuyên mục

Chủ đầu tư Khu đô thị QNK I phải làm gì khi được gia hạn tiến độ?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:00
Đến hết quý IV/2025, dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị QNK I phải hoàn thành toàn bộ, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng...

Hải Phòng: Khởi công CCN 50 ha có tổng vốn đầu tư 700 tỷ

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:24
Cụm công nghiệp Tiên Cường 2 diện tích 50 ha trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Tp.Hải Phòng, thu hút đa ngành, lĩnh vực như công nghiệp nhẹ, công nghệ sạch, công nghiệp.

Đà Nẵng chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án không đúng để rao bán

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:17
Thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Quảng Ninh: Khởi công dự án FDI hơn 35 triệu USD tại KCN Sông Khoai

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Đây là dự án sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản triển khai tại KCN Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
     
Nổi bật trong ngày

Đà Nẵng chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án không đúng để rao bán

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:17
Thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.