G7 tìm cách lấy lại ảnh hưởng khi Trung Đông chuyển mình

Thứ 6, 14/04/2023 | 16:38
0
“Sự mệt mỏi vì Trung Đông” của phương Tây để ngỏ cánh cửa cho những bên khác lấp đầy khoảng trống.

Ngoại trưởng các nước thuộc Nhóm Bảy nền kinh tế phát triển (G7) sẽ sử dụng các cuộc hội đàm tại Nhật Bản, diễn ra từ cuối tuần này để đánh giá chiến lược của mình ở Trung Đông, Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết hôm 13/4, trong bối cảnh phương Tây cảm thấy ảnh hưởng bị suy giảm khi để lỡ những bước chuyển chiến lược trong khu vực.

Mỹ và các đồng minh chủ chốt ở châu Âu đã bị bất ngờ khi hồi tháng 3 Trung Quốc đã thành công làm trung gian giúp hai kẻ thù khu vực là Ả Rập Xê-út và Iran khôi phục quan hệ ngoại giao sau nhiều năm cạnh tranh gay gắt, vốn đã gây ra xung đột trên khắp Trung Đông.

Thỏa thuận giữa Ả Rập Xê-út và Iran có thể chứng minh là bước đầu tiên quan trọng để đi đến hồi kết của cuộc giao tranh ở Yemen, đang diễn ra giữa liên minh Ả Rập và lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn kể từ năm 2014.

Ngoài ra, nó còn mở ra cơ hội hội nhập lớn hơn khi nó mở đường để cả Ả Rập Xê-út và Iran có khả năng trở thành một phần của nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), đóng vai trò là đối trọng với G7.

Thế giới - G7 tìm cách lấy lại ảnh hưởng khi Trung Đông chuyển mình

Một người dân ở Tehran cầm một tờ báo địa phương, ra ngày 11/3/2023, đưa tin về thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Xê-út nhằm khôi phục quan hệ. Ảnh: Getty Images

Bản thân Ả Rập Xê-út cũng đang thúc đẩy các nỗ lực làm tan băng mối quan hệ song phương với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, cùng với một số quốc gia Ả Rập khác tiến tới chính thức chấm dứt tình trạng bị cô lập trong khu vực của Syria, bất chấp những lo ngại của phương Tây.

Một nguồn tin ngoại giao Pháp đã chính thức thông báo với các phóng viên rằng công cuộc tái định hình khu vực này đang được tiến hành.

Các Ngoại trưởng của G7 (bao gồm Pháp, Anh, Đức, Italy, Canada, Mỹ và Nhật Bản) sẽ hội đàm ở thành phố nghỉ dưỡng có suối nước nóng Karuizawa, tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản từ ngày 16-18/4.

“Trung Đông đang trải qua những biến động quan trọng, có thể là khía cạnh khủng hoảng hạt nhân Iran, nhưng cũng là sự tái lập cán cân địa chính trị với thỏa thuận Iran-Ả Rập Xê-út do Trung Quốc làm trung gian. Và chúng ta có thể thấy điều gì đó đang xảy ra với Syria sau thảm họa động đất”, nhà ngoại giao Pháp nói.

Một số đồng minh ở Trung Đông, đặc biệt là Ả-rập Xê-út, đã đặt câu hỏi về các cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực và đã chọn giữ thái độ trung lập trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, thúc đẩy họ đa dạng hóa các mối quan hệ, bao gồm cả với Trung Quốc, thay vì dựa vào phương Tây.

“G7 phải có khả năng bảo vệ các lợi ích an ninh của chính mình, cũng là lợi ích của an ninh khu vực và an ninh toàn cầu”, nhà ngoại giao cho biết.

Thế giới - G7 tìm cách lấy lại ảnh hưởng khi Trung Đông chuyển mình (Hình 2).

Tổng thống Syria Bashar Assad (trái) trò chuyện với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al-Nahyan, tại Abu Dhabi, UAE, ngày 19/3/2023. Ảnh: Times of Israel

Một số nhà ngoại giao châu Âu đã phàn nàn rằng “sự mệt mỏi vì Trung Đông” của phương Tây cũng đã buộc các bên trong khu vực này phải xem xét lại mối quan hệ của họ, để ngỏ cánh cửa cho những bên khác lấp đầy khoảng trống.

“Thỏa thuận Iran-Ả Rập Xê-út do Trung Quốc làm trung gian là triệu chứng của các vấn đề của chúng ta. Không ai lường trước nó sẽ xảy ra. Do đó, chúng ta cần tập hợp lại với nhau”, nhà ngoại giao G7 thứ hai cho biết.

Nhà ngoại giao phương Tây thứ ba cho rằng đã đến lúc G7 nắm bắt các động lực mới trong khu vực, lưu ý rằng những nỗ lực do Ả Rập Xê-út dẫn đầu nhằm dàn xếp việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC, trái với mong muốn của phương Tây, là một tín hiệu khác.

Các Ngoại trưởng, những người đang chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh cấp nguyên thủ quốc gia G7 tại Hiroshima vào giữa tháng 5 tới, cũng sẽ hướng các cuộc hội đàm của họ vào các vấn đề, bao gồm không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị trong khi không quên để mắt đến Triều Tiên, Iran và Nga.

Nhà ngoại giao Pháp cho biết, xung đột ở Ukraine và cách ngăn chặn Nga lách các lệnh trừng phạt, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và rộng hơn là cách giải quyết những thách thức đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện tại cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự.

“G7 sẽ chỉ đáng tin cậy nếu nhóm này có thể xử lý các vấn đề của thế giới”, nhà ngoại giao Pháp kết luận.

Minh Đức (Theo Reuters, Al-Monitor)

Thỏa thuận Ả Rập Saudi – Iran: Lần đầu tiên Mỹ bị gạt ra ngoài lề ở Trung Đông

Chủ nhật, 12/03/2023 | 09:58
Thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian đã giúp khôi phục quan hệ giữa Ả Rập Saudi và Iran, hai quốc gia được coi là đối thủ ở Trung Đông, trong khi Mỹ bị gạt ra ngoài lề.

Nỗ lực lôi kéo các quốc gia dầu mỏ Trung Đông của Mỹ thất bại?

Thứ 6, 24/02/2023 | 05:54
Tại một cuộc triển lãm quốc phòng đang diễn ra ở Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng góp mặt, hứa hẹn sẽ tiếp tục cung cấp thêm trang thiết bị vũ khí cho các quốc gia dầu mỏ Trung Đông.

Mỹ tính chuyển hệ thống phòng không NASAMS từ Trung Đông sang Ukraine

Thứ 6, 02/12/2022 | 11:30
Mỹ muốn tìm cách nhanh nhất để hỗ trợ Ukraine phòng thủ trước các cuộc tấn công tên lửa của các lực lượng Nga.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Không chỉ là những tuyên bố suông?

Thứ 6, 08/09/2017 | 10:57
Ngay cả những cơn mưa rầu rĩ kéo dài cũng không làm giảm đi sự lạc quan trong suốt 5 ngày diễn ra hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại thành phố biển Hạ Môn đẹp như tranh vẽ của Trung Quốc.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.