Người đàn ông cụt chân bán vé số nuôi vợ ung thư

Người đàn ông cụt chân bán vé số nuôi vợ ung thư

Thứ 3, 11/06/2013 | 16:26
0
Cuộc sống ở miền quê quá khó khăn, người chồng bị cụt mất một chân phải lê bước cùng người vợ lên Sài Gòn bán vé số để mưu sinh. Bỏ lại hai con nhỏ ở quê nhà trông cậy ông bà già và hàng xóm cưu mang giúp đỡ.

Nhưng căn bệnh ung thư quái ác lại giáng xuống đầu người vợ khiến cho gia cảnh càng thêm thương tâm. Nhưng một ngày vợ chồng nên nghĩa trăm năm đã tạo nên sức mạnh kì diệu cho đôi vợ chồng bệnh tật chống lại số phận.

Lầm lũi tha phương đi bán vé số  

Được người quen giới thiệu, chúng tôi tìm đến ngôi nhà trọ chật hẹp trong con hẻm tối trên đường Lê Đức Thọ (phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM). Anh Nguyễn Thành Thái (SN 1958) nhắc một chân ra đón chúng tôi, còn chị Nguyễn Thị Hậu (SN 1962) nằm mệt mỏi ủ rũ trên giường. Khi thấy chúng tôi đến, chị gắng gượng ngồi dậy chào rồi nằm tiếp. Hai vợ chồng anh quê ở huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) đã lên Sài Gòn mấy năm nay để đi bán vé số mưu sinh.

> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

Xã hội - Người đàn ông cụt chân bán vé số nuôi vợ ung thư

Vợ chồng anh Thái chống chọi cùng tật bệnh (ảnh: Hạ Du).

Trước đây, vợ chồng anh cũng có cuộc sống ổn định trong làng quê nghèo như bao người khác. Nhưng vào năm 1985, trong lúc làm vườn thì anh cuốc phải quả mìn nên bị nghiền nát luôn một cái chân. Tai nạn khủng khiếp đó khiến gia đình anh bán hết tài sản quý giá trong nhà để chữa trị nhưng cuối cùng chân anh vẫn phải bị cưa đi, anh vẫn phải ngồi xe lăn biết bao nhiêu tháng không làm được gì. Giờ chân không còn khiến việc đi lại của anh cũng trở nên khó khăn huống gì cày cuốc như trước.

Cuối cùng, hai vợ chồng anh quyết định chuyển từ nghề nông sang bán vé số để mưu sinh. Nhưng cuộc sống ở quê càng ngày càng khó khăn, người đi bán vé số thì nhiều mà người mua thì ít. Số tiền kiếm được hằng ngày không đủ nuôi hai con ăn học nên vợ chồng anh quyết định rời bỏ quê hương lên Sài Gòn bán vé số để kiếm sống.

Ngồi cạnh chị Hậu đang nằm đau đớn trên giường, anh Thái bùi ngùi chia sẻ: "Năm 2010, vợ chồng tôi cùng khăn gói lên Sài Gòn kiếm tiền gửi về để nuôi con ăn học. Chúng tôi hy vọng ở thành phố này người đông đúc thế thì chắc chắn số tờ vé số chúng tôi bán được sẽ nhiều hơn. Nhưng vừa lên được mới có 3 - 4  tháng, tóc của vợ tôi có hiện tượng ngày rụng càng nhiều, da trở nên tái xanh, cơ thể mệt mỏi và ngày càng lả đi không thể làm được gì, đôi khi còn bị ngất xỉu giữa đường phải nhờ người đưa về. Thấy sức khỏe ngày càng giảm sút, chúng tôi vào bệnh viện khám thì được bác sĩ cho biết vợ tôi bị bệnh ung thư vú cần phải điều trị gấp. Thực sự lúc này chúng tôi rất bàng hoàng và hoảng sợ vì mới lên thành phố được mấy tháng chưa ổn định được cuộc sống. Giờ lại mắc căn bệnh ung thư thế này thì nghèo lại càng nghèo và cùng cực hơn".

Anh Thái gượng cười rồi nói tiếp: "Bình thường, cả hai vợ chồng chăm chỉ đi bán cả ngày được khoảng 300 tờ. Số tiền lời thu được có thể tiết kiệm và gửi về cho con được phần nào. Nhưng giờ đây, chỉ có một mình tôi đi bán nên được ít hơn. Biết vậy, nên dù trời đã tối hay mưa giông bão, một chân của tôi vẫn lê bước trên các đường phố Sài Gòn đông người để bán mong kiếm thêm phần nào. Giờ vợ tôi bị bệnh vậy, bác sĩ cho biết phải tạm thời xạ trị để tiêm đủ 6 toa thuốc (mỗi toa 4 triệu đồng) thì mới có thể xem xét để phẫu thuật được. Hằng ngày, tôi đều cố gắng tiết kiệm để dành dụm đủ số tiền tiêm thuốc. Anh em họ hàng và một số người hảo tâm vẫn giúp đỡ chúng tôi, nên tôi thật lòng rất cảm ơn".

Tình nghĩa keo sơn

Vợ chồng anh Thái, chị Hậu gắn bó bao nhiêu năm, trải qua bao hoạn nạn của cuộc đời. Giờ đây, một người bị cụt mất một chân còn một người bị bệnh ung thư quái ác. Họ nương tựa vào nhau để cùng chống chọi lại bệnh tật và số phận nghiệt ngã. Anh Thái ngày ngày chống một nạng đi khắp nẻo đường Sài thành để bán vé số, chốc chốc lại tạt qua nhà để xem sức khỏe vợ như thế nào rồi lại lê nạng đi tiếp. Chị Hậu bị bệnh tật giày vò, lại thêm cái tâm không yên bởi cuộc sống ăn chực nằm chờ cái chết luôn thấp thỏm. Giờ đây, mái tóc đen dài của người phụ nữ không còn trên đầu chị nữa mà thay vào đó là cái đầu trọc lốc, đôi mắt chị sụp xuống lờ đờ buồn thảm.

Chị Hậu gắng gượng tâm sự: "Tôi bị bệnh vậy báo hại cả nhà rồi, ông ấy phải đi làm để nuôi tôi. Đứa con gái lớn ở quê cũng vậy, năm phát hiện tôi bị bệnh, con bé lớn mới học lớp 9 đã phải nghỉ học để đi kiếm tiền phụ giúp ba nó mua thuốc cho tôi chữa bệnh. Còn thằng nhỏ học lớp 6 sống ở quê với bà nội nhưng bà nội thì đã già, không làm được gì mà đeo bám bà mãi cũng không được. Cứ đà này chắc nó cũng phải bỏ học mất thôi. Tôi khổ tâm lắm, lúc trước còn đỡ thì tôi còn có thể phụ ổng quét tước nhà cửa, nấu ăn nhưng giờ đây tôi càng ngày càng yếu đi. Ổng đi làm về là phải chúi đầu vào làm việc nhà rồi còn tắm giặt giúp tôi nữa". Nói rồi, chị Hậu lại nằm xuống thở một cách khó khăn.

Xã hội - Người đàn ông cụt chân bán vé số nuôi vợ ung thư (Hình 2).

Anh Thái ngồi trong căn nhà trọ lụp xụp (ảnh: Hạ Du).

Nghe tâm sự, đứt từng khúc ruột

Nghe chị Hậu nói vậy, anh Thái thoáng mỉm cười tiếp lời: "Một ngày vợ chồng, nên nghĩa trăm năm các cô ạ. Gia đình tôi gặp khó khăn vận hạn, vậy nên chúng tôi cần quyết tâm hơn. Cái tình nghĩa đã kéo kết chúng tôi lại với nhau. Thực sự, giờ tôi chỉ mong muốn kiếm được một số tiền để chữa bệnh cho vợ tôi chứ chẳng mong gì hơn. Chúng tôi có hai người con, đứa lớn đã phải bỏ học giữa chừng. Tôi cũng mong muốn cho nó đi học lại nhưng con nhà nghèo như chúng tôi thế này bây giờ cứu được mạng sống đã là may lắm rồi. Sắp tới nó định lên Sài Gòn xin việc làm vừa để kiếm tiền phụ giúp tôi tích góp chữa bệnh vừa có thời gian ở gần để chăm sóc mẹ nó".

Hàng xóm ở khu trọ của vợ chồng anh chị đều nói rằng: "Chúng tôi rất cảm thương cho hoàn cảnh của gia đình anh Thái. Họ đều là những người hiền lành, thân thiện hay giúp đỡ người khác, vậy mà giờ đây phải chịu cảnh khổ như vậy. Nhưng chúng tôi tin rằng những người ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành. Mong rằng họ sẽ sớm tai qua nạn khỏi để tiếp tục vui vẻ trở lại để còn phải cho con bé lớn nhà anh Thái đi học tiếp chứ. Lúc trước con bé lên thăm mẹ nó, nhìn con bé ngoan và lễ phép lắm".

Nghe những lời tâm sự đứt ruột của vợ chồng anh Thái, chị Hậu khiến chúng tôi ai nấy đều  thấy rưng rưng. Mong rằng đúng như những lời của những người hàng xóm nói "ở hiền sẽ gặp lành", họ sẽ nhanh chóng tai qua nạn khỏi. Với niềm tin bao năm nay, anh chị đã cố gắng chiến đấu với bệnh tật thì cũng với niềm tin đó hy vọng họ sẽ chiến thắng.  

Điều kỳ diệu sẽ đến

Bà Phan Nguyễn Thị Việt (50 tuổi, người chủ dãy nhà trọ mà vợ chồng anh Thái tạm trú) cho biết: "Vợ chồng anh Thái đã tạm trú ở nhà trọ chúng tôi nhiều năm nay. Họ đều là những người sống hòa đồng vui vẻ, chăm làm, không nói nặng với ai bao giờ nên mọi người rất yêu quý vợ chồng anh. Anh chị mặc dù có gia cảnh khó khăn lại thêm bệnh tật nhưng họ vẫn rất yêu thương nhau. Tôi cảm cái sự đoàn kết và nghị lực đấu tranh trước mọi khó khăn của họ. Tôi thường thấy người chồng tàn tật luôn chăm lo chu đáo cho người vợ. Những khi sắp đến kỳ hạn xạ trị là người chồng lại tất bật vay mượn tiền bạc để lo liệu. Gia đình tôi biết vợ chồng anh ấy khó khăn nên cũng đã giảm bớt tiền trọ và cũng cố gắng giúp đỡ những gì có thể. Thực sự thì tôi mong rằng sẽ có điều kỳ diệu sẽ đến với họ".

Hạ Du

Éo le cô gái bán dâm kiếm tiền chạy thận, nuôi con

Thứ 5, 11/04/2013 | 11:52
Lực lượng Chống tội phạm mua bán người (Đội 12), Phòng CSHS - CATP Hà Nội phối hợp với CAH Từ Liêm và Công an xã Xuân Đỉnh vừa bắt quả tang hoạt động mại dâm tại quán cà phê tẩm quất ở thôn Tân Xuân, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.

Gia cảnh éo le của học sinh “tranh” vé số cô giáo

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Những người dân tại xóm Bấc xã Phục Lễ cho biết, Nguyễn Thị Minh Thu là một học sinh ngoan ngoãn, dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng Thu vẫn cố gắng vừa học vừa chăm em giúp bà.

Nơi những cảnh đời éo le tìm lại chính mình

Thứ 3, 28/05/2013 | 09:33
Ai cũng có đôi lần vấp ngã bởi dòng đời xô đẩy, nhưng với những người đã từng lầm lỡ trong "cơn bão màu trắng" và đang mang trong mình "căn bệnh thế kỷ" thì đó gần như là dấu chấm hết.

Cuộc đời éo le của phụ nữ bị cắt tóc, xát quả ngứa

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Ngôi nhà tuềnh toàng của chị Nguyễn Thị D nằm cuối con ngõ hẹp lầy lội và sâu hun hút. Những dấu vết của cuộc đột nhập đánh ghen vẫn còn ngổn ngang khiến ngôi nhà vốn không có thứ đồ đạc gì giá trị lại càng thêm tiêu điều, xơ xác.

Về chợ Bà Rén xem chị em 'bồng heo' mưu sinh

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:31
Nằm giữa quốc lộ chằng chịt người xe qua lại, dưới cái nắng như thiêu như đốt của ngày hè, thế nhưng vẫn có không ít chị em phụ nữ không quản nắng mưa, mệt nhọc "chạy" theo cái nghề kỳ lạ có một không hai này.

Cơ cực mưu sinh giữa tiết trời đổ lửa

Thứ 4, 29/05/2013 | 08:22
Giữa cái nắng đến cháy da, cháy thịt, trên nhiều nẻo phố trên Hà Nội không hiếm gặp những người lao động nghèo vẫn miệt mài làm việc.