img
img

Cuối tháng 7/2024, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn cuối cùng là làm thủ tục nhập học đối với thí sinh trúng tuyển, chuẩn bị cho năm học 2024 – 2025.

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cho năm học 2024 – 2025 đánh dấu 10 năm thành phố Hồ Chí Minh đổi mới phương thức từ xét tuyển sang thi tuyển. Kết quả tuyển sinh thể hiện bức tranh giáo dục giữa các trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

img

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

Tại những khu vực có mức độ đô thị hóa cao nhưng số lượng trường THPT công lập hạn chế như quận Tân Phú, quận Gò Vấp,.. thì áp lực tuyển sinh lớp 10 luôn hiện hữu. Tương đồng với các trường THPT chuyên, các trường có truyền thống thành tích học tập cao.

Tại kỳ họp thứ 17 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh từ 15 đến 17/7, các đại biểu đã thảo luận về áp lực của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đối với học sinh.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thông tin: “Đúng là tuyển sinh lớp 10 trong những năm gần đây thể hiện rõ ràng về áp lực đối với thí sinh. Mỗi năm, thành phố Hồ Chí Minh tăng học sinh cấp THCS nhưng chưa thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 có 30% học sinh sau tốt nghiệp THCS theo học cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đến năm 2025 sẽ nâng lên tỷ lệ 40%.

“Tuy nhiên, học sinh hết lớp 9 còn nhỏ nên phụ huynh hầu hết không muốn cho con học nghề và lao động sớm nên mong muốn học hết lớp 12. Đây là mong muốn chính đáng. Một phần do chúng ta chưa làm tốt công tác hướng nghiệp”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra.

img

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.

Một lý do khác khiến công tác tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh nhiều áp lực, là các trường đào tạo nghề chưa thu hút được học sinh khi chất lượng đào tạo chưa gắn liền nhu cầu thị trường lao động.

“Vì thế, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tìm giải pháp nâng cao chất lượng trường đào tạo nghề nghiệp. Cụ thể, khi một bộ phận học sinh tốt nghiệp THCS sẽ tự nguyện học nghề chứ không phải do áp lực thi trượt lớp 10 công lập. Có đạt được như thế thì mới thực hiện đúng đắn chủ trương phân luồng”, ông Nguyễn Văn Hiếu nói.

img

img

img

NGUOIDUATIN.VN | Chủ nhật, 04/08/2024 | 07:25

Bình luận