Đừng để gian dối trong xét duyệt GS, PGS "lây lan" như vi-rút

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 29/10/2023 | 16:04
0
Chuyên gia cho rằng các chế tài hiện nay còn lỏng lẻo, thiếu sức răn đe nên khó giải quyết triệt để việc thiếu minh bạch trong công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh.

Vừa qua (18/10), Hội đồng Giáo sư (HĐGS) Nhà nước đã công bố danh sách các ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2023. Ngay sau khi tên và hồ sơ của các ứng viên được công bố câu chuyện gian dối trong công bố quốc tế, vi phạm liêm chính khoa học, kê khai thiếu trung thực các bài nghiên cứu lại một lần nữa dậy sóng.

Mặc dù xét duyệt chức danh cần tính nghiêm túc cao nhưng những lùm xùm trong hoạt động này lại diễn ra thường xuyên và tăng mạnh về số lượng.

Làm nghiêm túc không thể có gian lận

Trao đổi với Người Đưa Tin, GS.TSKH Ngô Việt Trung - Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng nếu không có chế tài răn đe việc gian dối trong xét duyệt chức danh GS,PGS sẽ lan ra giống như con vi-rút từ những ứng viên đến cả các thành viên trong HĐGS.

“Việc sử dụng những công bố quốc tế kém chất lượng, kê khai không trung thực là tương đối nghiêm trọng và hoàn toàn không giảm đi qua các năm mặc dù đã có trường hợp các ứng viên vi phạm bị loại.

Tuy nhiên, ở nước ta không có chế tài cho việc “liêm chính khoa học” mặc dù việc đăng ở trong những tạp chí giả mạo, không nằm trong danh mục nhưng vẫn khai vào hồ sơ rõ ràng nói lên sự thiếu trung thực của các ứng viên”, ông Ngô Việt Trung đánh giá.

Giáo dục - Đừng để gian dối trong xét duyệt GS, PGS 'lây lan' như vi-rút

S.TSKH Ngô Việt Trung - Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Theo chuyên gia, HĐGS các cấp phải đủ năng lực để thẩm định các hồ sơ, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì hội đồng đã bỏ lọt những hồ sơ kém chất lượng để dẫn đến hàng loạt ứng viên không đủ tiêu chuẩn có tên trong danh sách đề nghị xét công nhận.

Ông Ngô Việt Trung bày tỏ: “Ở các nước trên thế giới, nếu vi phạm nghiên cứu khoa học, sự nghiệp có thể tiêu tan. Ngay cả việc đạo văn, thậm chí đạo văn của chính bản thân mình cũng có thể bị cách chức, khó có thể tiếp tục công việc của mình.

Vậy tại sao nước mình có những trường hợp bị tố cao đạo văn, đăng bài báo giả mạo số liệu,…nhưng lại không thể xử lý. Trong khi việc phong chức danh là vấn đề cần sự nghiêm túc cao, có tác động lâu dài không chỉ với những cá nhân đấy mà còn cả hệ thống”.

Chuyên gia cũng cho rằng hệ thống khoa học của chúng ta cần phải có quy định rõ ràng về hoạt động nghiên cứu, “nếu không cũng chỉ phát hiện ra xong để đấy. Về mặt xã hội họ không quan tâm nhiều lắm, nhưng những người quản lý phải thấy điều đó rất nghiêm trọng”, GS.TSKH Ngô Việt Trung nhận định.

Từ kinh nghiệm thực tế tại các hội đồng thẩm định, ông Trung nhận thấy chỉ cần làm nghiêm túc, chặt chẽ sẽ không bao giờ xuất hiện những trường hợp gian lận. “Bản thân tôi khi làm hội đồng, chúng tôi đã không chấp nhận những bài đăng ở các tạp chí phải trả tiền, các bài đăng này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi bỏ phiếu, mang vết đen về mặt uy tín cho các ứng viên”, ông Trung cho biết.

Giáo dục - Đừng để gian dối trong xét duyệt GS, PGS 'lây lan' như vi-rút (Hình 2).

Xem xét lại các tiêu chí công nhận GS,PGS.

Quy định xét công nhận chức danh còn bất cập

Để giải quyết tình trạng này, GS.TS Nguyễn Ngọc Châu - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đề nghị cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát.

Theo ông Châu để có bài báo cần thời gian để nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, mặc dù rất không có một con số cụ thể bao lâu nhưng nhanh nhất cũng cần 3 - 12 tháng từ lúc xây dựng ý tưởng nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết bài, nộp bài, sửa bài đến lúc công bố.

“Nếu một ứng viên GS, PGS 10 năm không có công bố quốc tế trong khi chỉ nửa năm lại có tới năm bài thì chắc chắn là bất bình thường. Một nhà khoa học giỏi cũng không thể sản xuất và công bố bài báo SCI-E với năng suất như vậy. Trừ trường hợp nhà khoa học cùng lúc có nhiều đề tài hợp tác quốc tế, do nhiều người viết mà ứng viên là đồng tác giả”, ông Nguyễn Ngọc Châu bày tỏ.

Theo chuyên gia quy định "đếm bài SCI-E/SCOPUS để tính điểm" (PV: SCOPUS hay ISI là cơ sở dữ liệu trích dẫn và tóm tắt các ấn phẩm khoa học được tuyển chọn. SCOPUS là cơ sở dữ liệu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan); ISI là cơ sở dữ liệu của Viện Thông tin Khoa học (Institute for Scientific Information) tại Hoa Kỳ) chỉ là một tiêu chí.

Để trở thành GS, PGS còn cần hàng chục tiêu chí khác mà ứng viên phải đáp ứng (như H-index là mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học).

Bên cạnh đó, HĐGS các cấp và người được phân công thẩm định hồ sơ của ứng viên, dư luận cộng đồng khoa học, báo chí cũng có vai trò không nhỏ.

“Sản phẩm nghiên cứu gồm bài báo công bố và phát minh sáng chế cùng với chỉ số tham khảo dùng để đánh giá, xếp loại tạp chí khoa học trên toàn thế giới. Số lượng bài báo và sáng chế phát minh không chỉ là thước đo quan trọng năng lực của nhà khoa học mà còn là chỉ số cơ bản đánh giá năng lực của tổ chức khoa học công nghệ, rộng lớn hơn là năng lực khoa học và đổi mới quốc gia”, GS.TS Nguyễn Ngọc Châu nhấn mạnh những tiêu chuẩn cần quan tâm.

Ông Châu cũng cho rằng những quy định xét công nhận chức danh đạt tiêu chuẩn chức danh PGS, GS hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập. Việc hoàn thiện các quy định như tăng cường kiểm tra, giám sát cả ứng viên và HĐGS các cấp là yêu cầu thực tế cấp thiết.

HĐGS Nhà nước ngày 18/10 công bố danh sách 606 ứng viên được 16 HĐGS ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư. Trong đó, số ứng viên giáo sư là 58 và phó giáo sư là 548.

So với danh sách do HĐGS cơ sở đề nghị, 18 ứng viên cho chức danh giáo sư và 71 ứng viên phó giáo sư bị loại.

Theo quy trình hiện hành, các đại học thành lập HĐGS cơ sở để xét duyệt hồ sơ. Sau khi thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện, HĐGS cơ sở gửi kết quả lên HĐGS Nhà nước.

Hội đồng Nhà nước giao cho Hội đồng ngành, liên ngành thẩm định và loại những người không đạt. Sau đó, Hội đồng nhà nước xem xét và thông qua danh sách đạt tiêu chuẩn, thường công bố vào tháng 11, 12 hàng năm.

Thông tin sai sự thật về SGK: Phụ huynh hoang mang, giáo viên lo lắng

Thứ 6, 20/10/2023 | 09:26
Chuyên gia cho rằng cần nghiêm túc xử lý những trường hợp lan truyền nội dung sai sự thật, tránh hiện tượng nhờn luật, gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành giáo dục.

Hàng chục ứng viên bị loại khỏi danh sách xét Giáo sư, phó Giáo sư năm 2023

Thứ 5, 19/10/2023 | 10:19
Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, phó Giáo sư.

Khánh Hòa sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập

Thứ 2, 25/09/2023 | 20:53
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 -2025.
Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.

Muốn con học trường chuyên phụ huynh cần lưu ý điều này

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:06
Với môi trường học tập cần năng lực học tập tốt, có tư duy logic và tính tự học cao việc theo học trường chuyên không hề dễ dàng nếu thiếu sự chuẩn bị.

Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với các cấp học

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Trong đó, tập trung lồng ghép vào các môn học: Tiếng Việt; Tự nhiên và Xã hội; Đạo đức; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Cùng chuyên mục

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.

Chàng trai Việt 22 tuổi lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:30
Trần Tuấn Minh, 22 tuổi, vừa được Tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách 30 Under 30 Asia, là người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách này tính đến thời điểm hiện tại.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý "vàng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:16
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Công an, các địa phương tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...