Dự án làm sạch sông Tô Lịch: Bị chuyên gia Việt hoài nghi, chủ dự án phản bác

Dự án làm sạch sông Tô Lịch: Bị chuyên gia Việt hoài nghi, chủ dự án phản bác

Lê Thị Liên
Thứ 3, 21/05/2019 | 19:46
5
Vừa qua, dự án thí điểm công nghệ Nano - Bioreactor làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây của chuyên gia Nhật Bản vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia khoa học, từ người dân về tính khả thi của công nghệ này.

Ngày 21/5, phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), cựu Lưu học sinh học bổng toàn phần Monbukagakusho (MEXT) Chính phủ Nhật Bản, người có 15 năm sống và làm việc tại Nhật Bản - người vận động, cũng là người đã đưa công nghệ Nano Bioreactor về Việt Nam để giúp làm sống lại sông Tô Lịch.

Môi trường - Dự án làm sạch sông Tô Lịch: Bị chuyên gia Việt hoài nghi, chủ dự án phản bác

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt JVE.

Nhiều ngày qua, dự án thí điểm công nghệ Nano đang được triển khai, nhiều chuyên gia cho rằng thiếu tính khả thi, thậm chí có những lời lẽ nặng nề. Ông nghĩ sao về những ý kiến này?

Tôi đã đọc trên báo những phát biểu của giới chuyên gia, nhà khoa học trong nước, có nhiều hoài nghi về công nghệ Nano mà chúng tôi đang thực hiện. Với tư cách là nhà đại diện tại Việt Nam, chúng tôi đã dịch và chuyển cho chuyên gia Nhật Bản những ý kiến trên. TS. Tadashi Yamamura (chuyên gia Nhật của dự án) ông ấy đã có những phản biện, cảm xúc của ông đầu tiên là buồn, ông cho rằng, những chuyên gia Việt Nam chưa tìm hiểu kĩ công nghệ Nano nên mới đưa ra quan điểm cá nhân như vậy.

Dự án đã được thực hiện từ ngày 16/5, theo báo cáo của phía ông thì sau 3 ngày sông Tô Lịch sẽ có những hiệu quả đầu tiên, đến nay thì kết quả như thế nào?

Đánh giá chuyên môn của chuyên gia Nhật Bản báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và cũng đã thông tin báo chí, hiệu quả của việc đặt máy lọc nước, sau 3 ngày mùi hôi sẽ giảm hẳn; sau 1 tháng, 1 số chỉ số trong 36 chỉ số sẽ giảm và sau 2 tháng lượng bùn sẽ giảm hẳn và nước sẽ trong trở lại.

Kết quả thử nghiệm theo đánh giá của chính người dân sống quanh khu vực đặt máy, thì chưa đến 3 ngày mà sau 1 ngày người dân đã cảm nhận được rõ rệt tình trạng hôi thối giảm hẳn.

Môi trường - Dự án làm sạch sông Tô Lịch: Bị chuyên gia Việt hoài nghi, chủ dự án phản bác (Hình 2).

Nhiều người dân sống quanh khu vực đặt máy cho biết, mùi hôi sau 3 ngày đặt máy đã được giảm đáng kể.

Có ý kiến cho rằng, muốn công nghệ khả thi, trước mắt phải bịt những cống hiện đang chảy ra sông Tô Lịch, theo ông nghĩ như thế nào?

Theo ý kiến chuyên gia Nhật Bản, dọc sông Tô Lịch có gần 300 cống lớn nhỏ, hàng ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt qua các cống đổ trực tiếp xuống dòng sông. Nhưng với công nghệ đặt trực tiếp dưới lòng sông Tô Lịch, chúng tôi khẳng định vẫn có thể làm sạch được mà nước thải vẫn có thể đổ trực tiếp ra được.

Với công nghệ này chúng tôi có thể xử lý được hơn 1,3 triệu m3/ngày đêm, tức là gấp 9 lần lượng nước chảy vào, tốc độ xử lý là nhanh bằng 6 lần tốc độ âm thanh, nên lượng nước chảy vào sẽ được xử lý ngay trong ngày và sẽ không còn ô nhiễm. Công nghệ này được ví như “nhà máy xả nước thải” ngay dưới dòng sông.

Nước sẽ được làm sạch hết mùi hôi thối mặc dù nước thải hàng ngày vẫn chảy xả vào sông Tô Lịch. Bởi lẽ, chúng tôi lắp đặt các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor, các máy sục khí công nghệ nano ở dưới lòng sông, nên dù vẫn có nước thải chảy xả vào sông hồ hàng ngày, nhưng do lượng bùn tích tụ ở tầng đáy gây ra mùi hôi thối đã bị phân hủy nên dưới tác động của các bọt khí kích thước nano và chất xúc tác Nano Bioreactor sẽ kích hoạt các vi sinh vật có lợi, phân giải tức thì các chất bẩn, bùn, vi khuẩn có hại thành khí CO2 và nước H2O. Sẽ không còn khí độc H2S hay NH3 gây ra mùi hôi thối độc hại ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh.

Hơn nữa Công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản sẽ tiết kiệm ngân sách, hiệu quả xử lý bền vững và không bị tái ô nhiễm. Các tấm Nano Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản với bí quyết công nghệ đặc biệt là bột đá và không tan trong nước, tồn tại gần như vĩnh viễn. Kết hợp với máy sục khí công nghệ nano với thời gian sử dụng chu kỳ lên đến trên 25 năm không phải mất thêm chi phí định kỳ để xử lý như 1 năm, 2 năm lại phải nạo vét bùn đáy hay hàng tháng, phải bổ sung định kỳ chế phẩm sinh học như công nghệ khác nên rất tiết kiệm cho ngân sách.

Môi trường - Dự án làm sạch sông Tô Lịch: Bị chuyên gia Việt hoài nghi, chủ dự án phản bác (Hình 3).

Khu vực đặt máy tại Hồ Tây, nhiều người dân cũng khẳng định, nước đã được cải thiện nhiều, có người tắm trong vùng đặt máy không bị ngứa hay dị ứng gì

Có ý kiến còn cho rằng, chỉ cần thu gom nước thải tập trung và cần một trận mưa hoặc thau rửa bằng nước sông Hồng sẽ sạch, ông đánh giá thế nào?

Suy nghĩ của nhiều người, nhiều nhà chuyên gia là phải tách nguồn nước thải sinh hoạt rồi thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung, việc này rất tốn kém.

Chuyên gia Nhật Bản của chúng tôi phân tích rằng: ”Sông Tô Lịch dài hơn 14km, chúng ta sẽ phải đầu tư đường ống dài như vậy để gom nước thải. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải cũng tốn kém kinh phí và mất một diện tích đất lớn. Khi xây xong, nhà máy sẽ phải dùng điện 24/24h để hoạt động, trong khi thiết bị của Công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản chỉ chạy 6 tiếng/ngày. Trung bình 1 tiếng máy sẽ chạy 15 phút và nghỉ 45 phút”.

Nhiều ý kiến chuyên gia Việt Nam cho rằng, tách nước thải ra khỏi sông Tô Lịch và chỉ cần cơn mưa to, hoặc thau rửa bằng nước sông Hồng như vậy là không khả quan, vì kể cả chúng ta tách được nguồn nước thải sinh hoạt như vậy thì dòng sông vẫn tồn tại 3 vấn đề đó là: mùi hôi, chất lượng nước không thay đổi và lượng bùn vẫn còn.

Tôi cho rằng làm như vậy không những không làm sạch được sông Tô Lịch mà đó còn là hành động “đẩy” nước bẩn sang nhà hàng xóm. Nếu dồn nước bẩn của sông Tô Lịch xuống hạ lưu thì người dân ở khu vực tỉnh Hà Nam sẽ phải hứng chịu.

Hơn nữa, nếu thau rửa bằng một cơn mưa hay nước ở sông Hồng thì cũng không thể rửa trôi đi được 1,5m bùn dưới sông Tô Lịch được. Còn công nghệ Nano - Bioreactor là xử lý nước thải ngay tại dòng sông, chứ không dồn nước bẩn đi nơi khác. Công nghệ này đặt ở đầu nguồn các con sông, phía hạ lưu cũng sẽ được thay đổi và nó xử lý triệt để được 3 vấn đề của sông Tô Lịch.

Được biết thành phần nước thải mỗi nước khác nhau, vậy trước khi quyết định đặt máy, ông và các chuyên gia đã đánh giá mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch như thế nào?

Mỗi thành phố, mỗi đất nước khác nhau, tuy nhiên chỉ số thì giống nhau, ở sông Tô Lịch chủ yếu là nước thải sinh hoạt và lượng bùn dày khoảng 1,5m, khác với các dòng sông của những nước khác là có cả nước thải công nghiệp. Và mùi hôi thối chủ yếu bốc lên từ vi khuẩn có hại NH3, H2S. Với công nghệ Nano này, nước thải công nghiệp còn có thể xử lý được, chính vì sông Tô Lịch có thể sử dụng công nghệ này.

Nếu thành công, ông và các chuyên gia Nhật Bản có muốn nhân rộng để giúp Việt Nam?

Từ trước đến nay, ở Việt Nam chưa có công nghệ nào là giải pháp triệt để, đây cũng là vấn đề nan giải của xã hội, người dân cũng đã chờ gần 20 năm. Nhiều người từ khi sinh ra và lớn lên đã phải sống chung với ô nhiễm. Chính vì thế tôi cũng rất mong muốn một phần nào đó đóng góp công sức của mình cho đất nước.

Cũng trong cuộc gặp Thủ tướng Chính phủ 11/4/2019, thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất rõ, sau khi nghiệm thu bộ TN-MT sẽ tổng hợp đánh giá báo cáo với thủ tướng để quyết định đầu tư hay mở rộng như thế nào, hay như Công văn 142 của UBND TP.Hà Nội do ông Nguyễn Thế Hùng có kí ngày 9/5/2019, điều 5 nói rõ: “Trên cơ sở quá trình thí điểm có kết quả thì UBND TP.Hà Nội sẽ chỉ đạo sở KH-ĐT hướng dẫn các đơn vị đầu tư hoàn thành hồ sơ”.

Mong muốn của chúng tôi là giải quyết những lo lắng, nguyện vọng của người dân về vấn đề nan giải này càng sớm càng tốt.

Với công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản sẽ xử lý ở đầu nguồn các dòng sông, do đó, hạ lưu các con sông sẽ dần được cải thiện và sinh vật sẽ phát triển được.

Xin cảm ơn ông!

[Info] Máy lọc "thần kỳ" làm sạch sông Tô Lịch như thế nào?

Thứ 3, 21/05/2019 | 12:00
Sau 3 ngày, kết quả test nhanh các mẫu nước sông Tô Lịch ở đoạn thử nghiệm làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản cho thấy, chỉ số kiềm và ô xi hòa tan có chuyển biến tích cực. Người dân cũng ghi nhận nước sông đã bớt mùi hôi thối...

Chuyên gia hoài nghi hiệu quả của phương án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật

Chủ nhật, 19/05/2019 | 07:20
Dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano của các chuyên gia Nhật Bản đang vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều về tính khả thi của các chuyên gia trong nước.
Cùng tác giả

Kết quả giải trình tự gene Covid-19 của người Nhật tử vong tại Hà Nội

Thứ 4, 24/02/2021 | 14:55
Bộ Y tế giải trình tự gene cho thấy trường hợp bệnh nhân Nhật Bản tử vong thuộc nhóm lần đầu phát hiện tại Việt Nam.

Hà Nội: Dừng lễ hội Chùa Hương Tết Tân Sửu

Thứ 7, 13/02/2021 | 17:52
Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách tốt nhất, huyện Mỹ Đức đã cho dừng tổ chức hoạt động lễ hội chùa Hương trong dịp Tết Tân Sửu này.

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra đột xuất công tác chống dịch

Thứ 2, 01/02/2021 | 09:33
Tối 31/1, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra đột xuất công tác chống dịch Covid-19 tại quận Nam Từ Liêm.

Hà Nội: Thêm một người dương tính Covid-19 ở quận Nam Từ Liêm

Thứ 7, 30/01/2021 | 10:33
Hà Nội sáng 30/1 có thêm một người dương tính với Covid-19, là người từ Hải Dương về.

Hà Nội báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0

Thứ 5, 28/01/2021 | 14:09
Trung tâm Y tế quận Tây Hồ vừa có báo cáo nhanh điều tra về trường hợp nghi ngờ F0 ở phường Tứ Liên, tính đến trưa 28/1.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: “Phát sốt” với vẻ đẹp những con voọc Cát Bà mới sinh

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:45
Đàn voọc Cát Bà ở VQG Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp.Hải Phòng, mới sinh 3 con có bộ lông màu vàng cam rực rỡ nâng tổng số con được sinh ra từ đầu năm đến nay lên 7 con.

Phú Thọ: Đẩy mạnh công tác quản lý sau đấu giá mỏ khoáng sản

Thứ 2, 06/05/2024 | 17:46
Trúng đấu giá và được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác cát mỏ tại sông Hồng thuộc phường Minh Nông thế nhưng đến nay việc khai thác của doanh nghiệp vẫn gặp khó.

Đấu giá cát tại Hà Nội: Giá tăng nhiều lần khi đến chân công trình

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:21
Theo UBND Tp Hà Nội một m3 cát theo giá trúng đấu giá đối với 3 mỏ cát cao gấp nhiều lần khi đến chân công trình và có tác động xấu đến an ninh kinh tế.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:06
Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon, giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Bộ NN&PTNT đề nghị Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường xử lý vi phạm IUU

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:26
Bộ NN&PTNT yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu giám sát chặt chẽ vị trí neo đậu của các tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 6/5/2024: Miền Bắc sắp đón mưa lớn, giảm nhiệt

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (6/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 6/5: Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”; Ấu trùng trong tai bé gái 16 tháng tuổi...

Dự báo thời tiết ngày 7/5/2024: Miền Bắc trời dịu mát đến khi nào?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (7/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Hải Phòng: “Phát sốt” với vẻ đẹp những con voọc Cát Bà mới sinh

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:45
Đàn voọc Cát Bà ở VQG Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp.Hải Phòng, mới sinh 3 con có bộ lông màu vàng cam rực rỡ nâng tổng số con được sinh ra từ đầu năm đến nay lên 7 con.