“Doanh nghiệp muốn ngủ đông nhưng sợ không thức dậy được”

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 10/09/2021 | 16:28
0
Theo ông Thân Đức Việt, với DN sản xuất, so với việc áp dụng “3 tại chỗ” khiến chi phí, rủi ro tăng cao song hiệu quả thấp thì việc đóng cửa “ngủ đông” lại rất dễ.

Đợt bùng phát lần thứ tư kéo dài với diễn biến phức tạp, nhiều biến chủng nguy hiểm cấp độ cao, tốc độ lây lan mạnh tới nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đã gây những thiệt hại đáng kể cả về người và kinh tế Việt Nam.

Xác định sống chung với dịch

Thời gian vừa qua, không chỉ riêng ngành may mặc mà hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vô vàn khó khăn. Ngoài những doanh nghiệp trực tiếp chịu ảnh hưởng do đại dịch phải phá sản, đóng cửa thì nhiều doanh nghiệp đang hoạt động đều cảm thấy mệt mỏi vì sự bất ổn định, mập mờ của các yêu cầu chống dịch tại các địa phương.

Theo chia sẻ của ông Thân Đức Việt, công ty May 10 sử dụng rất nhiều lao động, hơn 12.000 cán bộ công nhân viên bao gồm cả liên doanh liên kết tại 7 tỉnh, thành. Chính vì vậy, khi áp dụng thực hiện Chỉ thị 16, 16+ khiến sản xuất phân tán, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Vị CEO này cũng nhìn nhận việc phải sống chung với dịch là tất yếu nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, vì xác định không thể nào chống dịch tuyệt đối.

“Tôi lấy một ví dụ có thể sẽ khập khiễng nhưng nó là sự thật báo động, rằng mạng sống của con người là quan trọng nhất, một người dân tử vong vì dịch Covid-19 thì đó là chuyện rất đau thương, nhưng khi cả một doanh nghiệp "chết" thì nó sẽ liên quan đến cả hàng nghìn, chục nghìn lao động. Những hệ luỵ về an sinh sẽ rất báo động”, ông Việt dẫn chứng.

Kinh tế vĩ mô - “Doanh nghiệp muốn ngủ đông nhưng sợ không thức dậy được”

Ông Thân Đức Việt cho hay, doanh nghiệp hiện nay đã xác định tâm thế sống chung với dịch nhưng phải đảm bảo an toàn.

Lãnh đạo của May 10 cũng chia sẻ về việc duy trì sản xuất của doanh nghiệp thời gian vừa qua. Việc áp dụng phương án “3 tại chỗ” khiến lao động trong doanh nghiệp chỉ đi làm từ 30-50% nhưng chi phí đội lên 4 - 5 lần, doanh thu thì giảm một nửa.

Còn phương án “1 cung đường - 2 điểm đến” thì công nhân của công ty lại “mắc kẹt” tại các điểm kiểm dịch. Bởi quy định là cho doanh nghiệp được phép hoạt động, nhưng công nhân của doanh nghiệp thì bị xã, phường, thôn bắt phải ở yên tại chỗ. Đó là câu chuyện đã được gỡ bỏ nhưng để thấy rằng chống dịch tại địa phương còn nhiều bất cập.

Ngoài chi phí sản xuất lớn, một trong những khó khăn được doanh nghiệp nêu thêm là câu chuyện về chi phí vận chuyển đang rất cao. Theo tính toán của ông Việt, đi từ Hà Nội đến Nam Định chi phí cho mỗi chuyến xe tải là 500.000 đồng, nhưng chi phí xét nghiệm hết cả triệu đồng.

“Chi phí xét nghiệm toàn bộ cho công nhân của May 10 trước đây là 1,3 tỷ đồng, giờ giá một kít thử còn 100.000 đồng thì cũng là 1 tỷ đồng. Toàn bộ chi phí này so với vắc-xin thì tiền vắc-xin ít hơn rất nhiều. Chi phí là một chuyện nhưng còn là uy tín sản xuất với bên giao hàng nên công ty phải cố gắng, bởi nếu lỡ vận chuyển một tuần thì phải giao bằng máy bay, chỉ cần một lần thì chi phí đã rất lớn”, ông Việt cho hay.

Sau những chia sẻ, ông Việt nói rằng với doanh nghiệp, việc đóng cửa “ngủ đông” tốt hơn là phải chiến đấu, “nhưng vì dịch không biết khi nào mới có thể hoàn toàn kiểm soát, trong khi nếu doanh nghiệp ngủ đông quá lâu thì sợ không thức dậy được, lúc đó đánh mất đơn hàng, mất thị trường kinh doanh sẽ còn nguy hiểm hơn”.

Kinh tế vĩ mô - “Doanh nghiệp muốn ngủ đông nhưng sợ không thức dậy được” (Hình 2).

Ông Nguyễn Thanh Ngữ nhấn mạnh việc DN muốn an toàn thì từng cán bộ nhân viên, người thân của DN phải an toàn.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Ngữ - Tổng Giám đốc công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa cũng cho biết, doanh nghiệp hoạt động không thể ở mãi trong tình trạng lo lắng, rằng hôm nay hoạt động thì ngày mai có được hoạt động nữa không.

“Doanh nghiệp chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế hoạt động liên tục và sẵn sàng ứng phó trong các tình huống. Trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã xác định sống chung với dịch, vì sẽ không còn lựa chọn nào khác”, ông Ngữ nói và cho rằng, doanh nghiệp muốn an toàn thì từng cán bộ nhân viên, người thân của họ phải an toàn.

Không chỉ xác định sống chung với dịch, mà ban lãnh đạo Thành Thành Công – Biên Hoà còn chủ động thay đổi mục tiêu, phương thức kinh doanh trong những tháng cuối năm và trong năm tới.

Phân loại, trao quyền cho doanh nghiệp

Ông Vũ Tú Thành - Phó Giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Asean nhìn nhận: Do thành tích chống dịch tốt nên doanh nghiệp Việt Nam có thời gian dài tận dụng lợi thế đó để sản xuất. Kết quả thấy rõ là xuất khẩu của năm 2020 và nửa đầu năm 2021 rất tốt.

Tuy nhiên, điều này vô tình tạo cho doanh nghiệp bất lợi là quá tập trung sản xuất bù lại phần thiếu hụt của thế giới mà không có thời gian để xây dựng quy trình sản xuất an toàn.

“Các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam đáng lý ra vẫn hoạt động nhưng lại không thể hoạt động độc lập được vì còn nằm trong các địa phương. Giống như khi Đồng Nai, TP.HCM giãn cách khiến doanh nghiệp cũng không thể sản xuất”, ông Thành nhìn nhận.

Theo ông Vũ Tú Thành, để có thể tính đến lộ trình mở cửa an toàn thì Chính phủ nên tính đến câu chuyện phân loại các doanh nghiệp theo năng lực đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí sản xuất an toàn. Và tiếp tục tập trung nguồn lực để hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp còn đuối sức.

“Chúng ta làm sao để khi mở cửa trở lại thì tất cả đều có cùng mặt bằng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Lúc đó, mở cửa kinh tế mới thực sự có khái niệm kinh doanh an toàn và phát triển. Bởi không thể mở cửa khi doanh nghiệp này đáp ứng tốt, nhưng doanh nghiệp kia lại không thể đáp ứng”, ông Thành chỉ ra.

Kinh tế vĩ mô - “Doanh nghiệp muốn ngủ đông nhưng sợ không thức dậy được” (Hình 3).

Theo ông Vũ Tú Thành, để có thể tính đến lộ trình mở cửa an toàn thì nên tính đến câu chuyện phân loại các doanh nghiệp theo năng lực đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí sản xuất an toàn.

Cũng liên quan câu chuyện an toàn sản xuất trong điều kiện dịch bệnh, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch hiệp hội Da giày, túi xách - cho rằng, cần có sự hướng dẫn, đào tạo cho đội ngũ y tế tại chỗ cho doanh nghiệp vì bản chất là doanh nghiệp không có nhiều kiến thức cũng như tính chuyên môn về y tế.

Bà Xuân đánh giá việc mở lại sản xuất và muốn tận dụng được tính nội lực thì về phía các cơ sở y tế địa phương nên tập huấn tổ chức đào tạo tập huấn cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp tự xây dựng được hệ thống y tế tại chỗ trong chính doanh nghiệp mình.

“Thực tế hiện nay, khi gặp vấn đề gì báo cáo với địa phương, y tế địa phương thì thời gian mất 3-5 ngày. Nhưng nếu được đào tạo thì đội ngũ y tế tại chỗ của chính doanh nghiệp sẽ chủ động để có thể sơ cứu ban đầu, phần nào đó giảm tải áp lực, doanh nghiệp cũng yên tâm hơn trong việc ứng phó”, bà Xuân nêu ý kiến.

Còn ông Thân Đức Việt cũng nhấn mạnh việc nếu đã giao trách nhiệm cho địa phương thì cũng phải giao trách nhiệm cho nhóm doanh nghiệp. Mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình, tổ chức là 1 pháo đài.

“Và tôi cũng nghĩ rằng, mỗi người lao động cũng là một chiến sĩ, mỗi doanh nghiệp cũng là một pháo đài chống dịch. Với điều kiện y tế đầy đủ như May 10 thì chúng tôi xin phương án tự chủ cả trong điều trị F0, vì hiện đã có phác đồ cho F0 điều trị tại nhà, doanh nghiệp cũng có thể làm được”, CEO May 10 khẳng định.

Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp cũng cho rằng, cần sớm bổ sung một số điều của Luật doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự. Đây sẽ là tiền đề để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chính thức ban hành 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Thứ 5, 09/09/2021 | 20:54
Nghị quyết của Chính phủ nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, sớm kiểm soát dịch bệnh ổn định sản xuất của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh.

Bác đề xuất bỏ thuế giá trị gia tăng với vải của hiệp hội Dệt may

Thứ 2, 06/09/2021 | 17:25
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị bỏ quy định nộp thuế VAT với vải trong nước để gỡ khó cho ngành dệt may, tuy nhiên, bộ Tài chính đã bác bỏ đề nghị này.

Nghị quyết 68/NQ-CP - "Phao cứu sinh" cho doanh nghiệp và người lao động

Thứ 3, 24/08/2021 | 12:09
Chủ sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là một trong 12 nhóm được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

Dệt may Việt Nam đối diện nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động

Thứ 6, 06/08/2021 | 10:15
Dù được xếp hạng là nhà xuất khẩu dệt may thứ nhì thế giới, nhưng ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với nguy cơ mất đơn hàng, thiếu lao động do dịch phức tạp.
Cùng tác giả

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:33
Hiện nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều KCN như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án.

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Cùng chuyên mục

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.