Bộ trưởng Lê Minh Hoan: DN cần ưu tiên đào tạo, xem đó là trách nhiệm với thế hệ tương lai

Nguyễn Phương Anh
Thứ 3, 11/07/2023 | 12:56
0
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp.

Ngày 11/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức “Hội nghị hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Trần Thanh Nam.

Đưa sinh viên ra ngoài giảng đường

Đánh giá về vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định: “Đây vừa là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành, vừa là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nông nghiệp”. 

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng Lê Minh Hoan: DN cần ưu tiên đào tạo, xem đó là trách nhiệm với thế hệ tương lai

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.

Theo Bộ trưởng, trường học là nơi dạy kiến thức, kỹ năng, thái độ sống, còn doanh nghiệp đến trường học để dạy cho học sinh, sinh viên biết ước mơ. Hợp tác với doanh nghiệp giúp đưa phương pháp luận về tư duy kinh tế, tư duy thị trường đến giảng đường, để hiểu rằng, đào tạo cuối cùng để trang bị kỹ năng cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường.

Lấy kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh doanh nghiệp cần ưu tiên đào tạo, xem đó như là một trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất, cần đổi mới đào tạo nhân lực với tư duy mở, dưới sự đồng hành của các doanh nghiệp. Cần đưa sinh viên ra ngoài giảng đường, đến các trang trại, phân xưởng, nhà máy của các doanh nghiệp. Hoạt động này không chỉ để tham quan, cảm nhận đời sống, hoạt động kinh tế mà còn viết lên một giấc mơ cho sinh viên.

Từ đó, Tư lệnh ngành Nông nghiệp bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp cảm nhận những gì mình đang làm là rất lớn lao, đó là trách nhiệm tạo ra giá trị của doanh nghiệp.

“Doanh nhân phải theo đuổi lợi nhuận. Nhưng nếu nói lợi nhuận là mục tiêu duy nhất thì theo tôi không phải. Doanh nghiệp có trách nhiệm tạo ra giá trị cho cộng đồng, xã hội. Trên con đường tạo ra giá trị đó, sẽ thu lại những lợi ích cho mình”, Bộ trưởng nói.

Chính vì vậy, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ mong muốn, các trường học, cơ sở đào tạo hãy mở rộng hợp tác đào tạo vì kiến thức thay đổi rất nhanh, chỉ doanh nghiệp hoạt động kinh tế mới có khả năng cập nhật kiến thức thị trường nhanh nhạy.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng Lê Minh Hoan: DN cần ưu tiên đào tạo, xem đó là trách nhiệm với thế hệ tương lai (Hình 2).

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ảnh hưởng đến tâm lý đề cao những ngành phi nông nghiệp để có điều kiện lập nghiệp ở khu vực thành thị và những nơi có điều kiện làm việc tốt hơn. 

Báo cáo về thúc đẩy hợp tác, liên kết nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, ông Ngô Hồng Giang - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến nay trên cả nước có khoảng 50 cơ sở đào tạo đại học có đào tạo các chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi. Bộ NN&PTNT có 4 cơ sở đào tạo đại học và 28 trường cao đẳng.

Theo ông Giang, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp còn bộc lộ một số tồn tại, thách thức.

“Năm 2022, tỉ lệ trên chiếm chưa đến 2% trong tổng số khoảng 520.000 sinh viên nhập học trên toàn quốc và có xu hướng tiếp tục giảm. Trong đó, một số ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản truyền thống có rất ít hoặc thậm chí không có sinh viên đăng ký theo học”, ông Giang cho biết.

Lý giải nguyên nhân, ông Giang cho hay, một phần do thu nhập của lao động trong ngành nông, lâm và thuỷ sản còn thấp, chỉ bằng khoảng 50% so với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ảnh hưởng đến tâm lý đề cao những ngành phi nông nghiệp để có điều kiện lập nghiệp ở khu vực thành thị và những nơi có điều kiện làm việc tốt hơn. 

Yếu tố khiến đầu tư vào nông nghiệp bị hạn chế

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Trung Anh - Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển bền vững Tập đoàn PAN, hiện nay, việc đào tạo nhân lực còn gặp một số khó khăn như nguồn lực phân bố chưa đồng đều, các tỉnh xa thiếu nguồn lao động không có chuyên môn.

Bên cạnh đó, ông Trung Anh còn đề cập đến thực tế thiếu chuyên ngành kỹ thuật, hội chợ việc làm ít có hồ sơ sinh viên phỏng vấn. Hiện nay nhiều bạn sinh viên còn thiếu niềm đam mê với nghề nghiệp như ngại đi xa, vất vả, xa nhà, đặc biệt với đặc thù ngành nông nghiệp.

Trước thực tế trên, đại diện tập đoàn PAN kiến nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT có những chính sách đầu tư hơn nữa về nguồn nhân lực, những chính sách đào tạo từ xa.

Đồng thời, đại diện Tập đoàn PAN cũng đề xuất: “Phần hợp tác với các chuyên gia trong ngành, nhà trường có thể mời các chuyên gia tại doanh nghiệp. Thông qua các buổi trao đổi, sinh viên có thể hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp cũng như những kỹ năng cần trang bị khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường”.

Kinh tế vĩ mô - Bộ trưởng Lê Minh Hoan: DN cần ưu tiên đào tạo, xem đó là trách nhiệm với thế hệ tương lai (Hình 3).

Ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed.

Chia sẻ bên lề sự kiện với Người Đưa Tin, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn ThaiBinh Seed nói rằng: "Suy nghĩ đầu tiên của tôi khi đến sự kiện lần này là tại sao hoạt động hợp tác, phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn không diễn ra sớm hơn”. 

Theo ông Báo, đây là hoạt động rất cần thiết, gắn đào tạo và người sử dụng sản phẩm đào tạo, chính là các doanh nghiệp. Với những chuyên ngành đặc thù như nông nghiệp, chủ yếu lao động do doanh nghiệp sử dụng. Chính vì vậy, đào tạo phải gắn với thị trường. 

Chia sẻ về những bất cập hiện nay, Chủ tịch HĐQT ThaiBinh Seed cho biết, nhiều sinh viên đào tạo xong ra trường, kiến thức rất chung chung, không sát với thực tế. Điều này dẫn đến thực trạng sau tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại, gây ra tình tạng tốn thời gian.

Ngoài ra, kiến thức thực tiễn không nhiều nên quan hệ giao tiếp, những kỹ năng mềm yếu cũng là thực trạng tồn tại hiện nay. Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nếu như đào tạo không gắn với nhu cầu của thực tiễn thì sẽ hạn chế tác dụng của người lao động khi về làm việc tại doanh nghiệp.

Đề cập đến vấn đề sinh viên ra trường không thể tiếp cận được việc làm, ông Trần Mạnh Báo bày tỏ: “Nông nghiệp là một ngành sản xuất của nền kinh tế, gắn liền với tự nhiên. Nói đến nông nghiệp thì sản xuất là chính, sau đó mới đến thương mại. Do đó, môi trường kinh doanh nông nghiệp vất vả trong sản xuất, rủi ro và lợi nhuận không cao, vòng quay vốn dài. Đó là những yếu tố khiến việc đầu tư vào nông nghiệp bị hạn chế”.

Đồng thời, ông Báo cũng chỉ ra, nhận thức của thế hệ trẻ hiện tại không muốn vào ngành nông nghiệp do những khó khăn kể trên. Điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. 

“Thế nhưng, ngành nông nghiệp là một lợi thế của đất nước và đây là lợi thế thì chúng ta phải khai thác. Vấn đề là làm thế nào để truyền thông và làm thế nào để cho các bạn trẻ, đặc biệt là con em của nông dân đi theo con đường thế hệ trước để mưu sinh chứ không phải chỉ tạo ra cái để ăn”, Chủ tịch Trần Mạnh Báo chia sẻ.

Muốn được điều đó, theo ông Báo cần phải có sự vào cuộc của các doanh nghiệp, điều này không chỉ đơn giản là hỗ trợ kinh phí hay học bổng mà là tiếp nhận, giúp đỡ, đào tạo thực tập, tuyển dụng và truyền cảm hứng đến học sinh, sinh viên ngành nông nghiệp.

Nghịch lý đào tạo ngành y khoa: Học phí cao nhưng thiếu chỗ thực hành

Chủ nhật, 02/07/2023 | 21:09
Tại các trường đại học đào tạo ngành y ở Tp.HCM, việc thiếu chỗ thực hành, thực tập dù học phí cao là vấn đề khó khăn chung.

Tìm “lối đi riêng” cho phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ 2, 26/06/2023 | 15:00
Không chỉ đưa ra nhiều chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư nhà máy chế biến nông sản, Đắk Nông còn chú trọng hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Chính sách thúc đẩy để Thái Nguyên phát triển bền vững - Bài 4: Đào tạo nguồn nhân lực là "chìa khóa" bền vững

Thứ 2, 29/05/2023 | 11:00
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, trong bối cảnh mới, Đại học Thái Nguyên cần tiếp tục chuyển mình, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
Cùng tác giả

Cổ phiếu tăng 94% từ đầu năm, một công ty chi hơn 80 tỷ đồng trả cổ tức

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:08
Nếu hoàn tất trả cổ tức đợt 3 năm 2023, Khử trùng Việt Nam sẽ chi ra tổng số tiền khoảng 125 tỷ đồng chi trả cổ tức cho cổ đông công ty.

Giá heo tăng và cuộc đua lợi nhuận của doanh nghiệp ngành chăn nuôi

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:23
Trước tăng trưởng của giá thịt heo, doanh nghiệp ngành chăn nuôi chứng kiến chiều phục hồi ở cả doanh thu và lợi nhuận, song chỉ có HAGL dường như đứng ngoài cuộc...

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...

Loay hoay đầu tư chứng khoán, "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn lỗ vì DXS

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:12
Không còn ghi nhận giá trị hợp lý và dự phòng đối với khoản đầu tư chứng khoán tại NLG và KBC song Vĩnh Hoàn còn 26 tỷ đồng dự phòng với mã DXS.

Vĩnh Hoàn: Doanh thu từ Trung Quốc giảm chỉ còn một nửa cùng kỳ

Thứ 4, 15/05/2024 | 09:41
Tháng 4/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 1.091 tỷ đồng, tăng 25% cùng kỳ; trong đó ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết các thị trường trừ Trung Quốc.
Cùng chuyên mục

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.

Bình Thuận nâng cấp mở rộng tuyến đường trăm tỷ kết nối tỉnh Lâm Đồng

Thứ 4, 15/05/2024 | 22:58
Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.717 (đoạn từ điểm giao với đường ĐT.766 đến giáp tỉnh Lâm Đồng) là cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.
     
Nổi bật trong ngày

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.