Điều trị mất ngủ hậu Covid-19 bằng biện pháp “vệ sinh giấc ngủ”

Điều trị mất ngủ hậu Covid-19 bằng biện pháp “vệ sinh giấc ngủ”

Thứ 7, 23/04/2022 | 08:00
0
Hậu Covid-19, nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng rối loạn nhịp sinh học, mất ngủ thường xuyên và suy giảm chất lượng giấc ngủ.

Hiện nay, có nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh Covid-19 thường gặp phải tình trạng tình trạng rối loạn giấc ngủ,  khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm, giấc ngủ chập chờn, trằn trọc, thường thức dậy sớm và không thể ngủ lại được.

Hậu Covid-19, cuộc sống căng thẳng, stress kéo dài, lo âu, trầm cảm cùng với việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên có thể đưa đến tình trạng rối loạn nhịp sinh học, mất ngủ thường xuyên và suy giảm chất lượng giấc ngủ. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thường ngày, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ giữa ban ngày, đồng thời rất khó tập trung.  

Sức khỏe - Điều trị mất ngủ hậu Covid-19 bằng biện pháp “vệ sinh giấc ngủ”

Mất ngủ có thể gây nên những ảnh hưởng đến tim mạnh, não bộ... (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch và toàn thân như bị rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm. Do vậy, cải thiện giấc ngủ là một trong những mối quan tâm hiện nay trong điều trị.

Chia sẻ với Người Đưa tin, ThS. BS Đinh Thế Tiến, phụ trách phòng khám hậu Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đưa ra một số biện pháp "vệ sinh giấc ngủ" để đối phó với tình trạng mất ngủ như sau:

Có lịch trình ngủ đều đặn, một giờ đi ngủ và thức dậy đúng giờ; tránh ngủ trưa, đặc biệt là những giấc ngủ ngắn kéo dài hơn 1 giờ; hạn chế chất kích thích như caffeine, rượu bia, nicotine.

Thực hiện những hoạt động thể chất ban ngày, đặc biệt là 4 đến 6 giờ trước khi ngủ vì điều này có thể tạo điều kiện cho giấc ngủ bắt đầu; Giữ môi trường ngủ yên tĩnh và tối. Tiếng ồn trắng hoặc nút tai thường được khuyến khích sử dụng để giảm tiếng còn. Có thể dùng tấm che hoặc mặt nạ che mắt để giảm bớt ánh sáng.

Tránh kiếm tra thời gian ban đêm, gồm đồng hồ báo thức và các thiết bị đo thời gian, điều này có thể tăng kích thích nhận thức và kéo dài thời gian tỉnh táo; tránh ăn một bữa ăn lớn gần giờ đi ngủ, nhưng đừng đi ngủ khi đói. Ăn một bữa ăn lành mạnh và no vào buổi tối và tránh ăn vặt vào đêm khuya.

Sức khỏe - Điều trị mất ngủ hậu Covid-19 bằng biện pháp “vệ sinh giấc ngủ” (Hình 2).

Bệnh nhân cần được thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh lý nền...

Bệnh nhân kiên trì tự thực hành hàng ngày tại nhà thì dần dần sẽ cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ. Bác sĩ Tiến cho biết, ngoài ra, một số thuốc điều trị mới với ít tác động bất lợi và các biện pháp không dùng thuốc như yoga, hoạt động thể chất, liệu pháp nhận thức – hành vi… có thể được sử dụng với mục đích cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tuy nhiên, bác sĩ Tiến cũng cho rằng: “Điều trị mất ngủ hậu Covid-19 không dễ dàng. Bệnh nhân cần được thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh lý nền (nếu có) hoặc các bất thường về chức năng cơ quan, đánh giác mức độ lo âu, trầm cảm, stress và đưa ra lời khuyên phù hợp”. Bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc vì có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí làm bệnh rối loạn mất ngủ hậu Covid-19 trầm trọng hơn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, khoảng 40% người bệnh bị mất ngủ khi mắc Covid-19. Nguyên nhân là do thiếu ánh sáng tự nhiên dẫn đến não giảm tổng hợp Melatonin- chất giúp chúng ta cảm giác buồn ngủ; do dùng các loại thuốc; do môi trường bệnh viện; các trải nghiệm xấu trong quá trình nhiễm Covid-19. Mất ngủ cũng có thể do các dấu hiệu của bệnh gây nên sợ hãi, đặt cơ thể vào tình trạng cảnh giác cao độ nên căng thẳng, khó ngủ.

Hương Thương

Tp.HCM: Doanh nghiệp bán lẻ nỗ lực chiếm thế chủ động hậu Covid-19

Thứ 6, 22/04/2022 | 13:00
Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa vẫn đang nỗ lực giữ và duy trì vị thế chủ động trên sân nhà trước sức ép từ các tập đoàn nước ngoài.

"Kỳ lân" công nghệ Momo: 2 năm Covid tăng trưởng bằng 20 năm cố gắng

Thứ 6, 22/04/2022 | 07:10
Phó Chủ tịch Momo thừa nhận cảm giác "như trời sắp sập” khi Covid mới bùng phát, nhưng con số tăng trưởng 1000% trong 2 năm qua lại là một điều kỳ diệu.

Khi tiêm vắc-xin Covid-19 trẻ gặp triệu chứng nào thì cần đến bệnh viện?

Thứ 6, 22/04/2022 | 07:00
Trẻ nhỏ thường khá nhạy cảm nên khi tiêm phòng vắc-xin Covid-19 nhiều phụ huynh lo lắng về phản ứng sau tiêm. Vậy cha mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào?
Cùng tác giả

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo mời tham gia hội nhóm để đầu tư tài chính

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:55
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất vụ hàng chục người nhập viện sau khi ăn tiết canh ở Thái Bình

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:45
Sau bữa tiệc tại đám cưới ở Thái Bình có ăn tiết canh dê, hàng chục người có triệu chứng phải nhập viện, trong đó có một người đã tử vong.

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: Bánh mì nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:08
Mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli.

Tp.HCM: 2 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Thứ 3, 07/05/2024 | 13:58
Ngày 7/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin về tình hình sức khỏe 2 bệnh nhi nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “trông như hạt cát” không ngờ là đặc sản đắt đỏ 200.000 đồng/kg

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:25
Con vật này có màu nhìn như hạt cát, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Hai người đàn ông "bỗng dưng muốn khóc" vì nhặt được "kho báu" 3 tỷ

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:30
Một người đàn ông U50 vô tình đánh rơi nhẫn trên đồng cỏ nên rủ bạn đi tìm lại bằng được, không ngờ thứ anh ta đào lên lại là một "kho báu" giá trị tiền tỷ.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Ngủ ngáy cảnh báo nguy cơ ngưng thở cực kỳ nguy hiểm

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:12
Ngủ ngáy là hiện tượng phiền toái khiến người khác khó chịu về âm thanh mà nó tạo ra. Tuy nhiên, đằng sau âm thanh đó là những cảnh báo bệnh lý cực kỳ nguy hiểm.

Loài vật kỳ dị bậc nhất hành tinh, thở bằng hậu môn, da đầy độc tố

Thứ 2, 06/05/2024 | 08:30
Loài động vật kỳ lạ này nằm ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy đại dương.