Điều kiện Triều Tiên áp đặt với Mỹ để đổi lấy việc từ bỏ hạt nhân

Điều kiện Triều Tiên áp đặt với Mỹ để đổi lấy việc từ bỏ hạt nhân

Vũ Thu Hương
Thứ 3, 17/10/2017 | 20:56
3
Theo Sputnik, Phó Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim In-ryong cho biết, Bình Nhưỡng ủng hộ việc cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên thế giới, nhưng sẽ giữ nguyên kho vũ khí nếu Mỹ vẫn còn sở hữu hạt nhân.

Chỉ khi Mỹ từ bỏ hạt nhân

Thế giới - Điều kiện Triều Tiên áp đặt với Mỹ để đổi lấy việc từ bỏ hạt nhân

Triều Tiên cho rằng, việc sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa chỉ là biện pháp phòng vệ của nước này. 

“Triều Tiên luôn ủng hộ cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân và các nỗ lực giải giáp hạt nhân trên toàn thế giới, nhưng chừng nào Mỹ, quốc gia luôn đe dọa Triều Tiên bằng vũ khí hạt nhân, không công nhận Hiệp ước cấm hạt nhân, Triều Tiên cũng có quyền không công nhận”, Phó Đại sứ Triều Tiên Kim In-ryong cho biết.

Nhà ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh, việc sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa chỉ là biện pháp phòng vệ của Triều Tiên, bởi không quốc gia nào trên thế giới phải đối mặt với mối đe dọa hạt nhân từ Mỹ như Triều Tiên.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã ở mức căng thẳng cao độ, một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào, Đại sứ Triều Tiên cho biết thêm.

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã leo thang nhanh vì Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tiến hành nhiều giải pháp trừng phạt Triều Tiên nhằm kiềm chế nước này phát triển vũ khí hạt nhân.

Hồi cuối tháng Chín, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho chia sẻ với phóng viên rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên chiến với Bình Nhưỡng và Triều Tiên có quyền áp dụng các biện pháp đối phó với Mỹ, trong đó có việc bắn hạ máy bay Mỹ. Ông Trump trước đó đã nhiều lần gợi ý về khả năng giải quyết bằng hành động quân sự cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Thời điểm đàm phán

Thế giới - Điều kiện Triều Tiên áp đặt với Mỹ để đổi lấy việc từ bỏ hạt nhân (Hình 2).

Triều Tiên được cho là cần thêm hai bước nữa trước khi hoàn thành mục tiêu chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. 

Một quan chức Triều Tiên khẳng định, Bình Nhưỡng vẫn mong muốn phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng vươn tới Mỹ và nước này cũng sẽ không tính đến chuyện đàm phán với Mỹ nếu chưa đạt mục tiêu đó.

Triều Tiên không từ bỏ việc ngoại giao, nhưng “trước khi có thể ngồi vào bàn đàm phán với chính quyền của ông Trump, chúng tôi muốn gửi một thông điệp rõ ràng đến Mỹ rằng, Triều Tiên có khả năng phòng thủ và tấn công chắc chắn để chống lại bất kỳ sự công kích nào từ phía Mỹ”, vị quan chức trên cho hay.

Vị quan chức này cũng cho rằng, Triều Tiên cần thêm hai bước nữa trước khi hoàn thành mục tiêu chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Trong đó, bước đầu tiên là tiến hành một vụ nổ hạt nhân trên mặt đất. Việc này được cho là tương tự như những gì mà Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho đã từng cảnh báo tại Liên Hợp Quốc rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang cân nhắc sẽ cho nổ “bom khinh khí” mạnh chưa từng thấy ở Thái Bình Dương.

Bước còn lại là "thử nghiệm một ICBM tầm xa có khả năng tiếp cận đảo Guam của Mỹ và thậm chí còn xa hơn nữa”, quan chức Triều Tiên cho hay.

Theo ông, cả hai bước này đều là động thái cần thiết để Triều Tiên gửi "thông điệp rõ ràng" nhất tới chính quyền Tổng thống Donald Trump rằng Bình Nhưỡng có khả năng răn đe hạt nhân hiệu quả.

Một hoặc cả hai cuộc thử nghiệm này có thể diễn ra cùng lúc với cuộc tập trận hải quân kéo dài 10 ngày của Mỹ - Hàn Quốc, bắt đầu vào ngày 23/10, hoặc có thể trùng hợp với chuyến công du châu Á của ông Trump vào tháng tới, vị quan chức ngoại giao của Triều Tiên thông tin.

Đằng sau việc Tổng thống Putin bất ngờ ra lệnh trừng phạt Triều Tiên

Thứ 3, 17/10/2017 | 15:19
Việc Tổng thống Nga ra lệnh trừng phạt Triều Tiên được đưa ra đúng trong thời điểm phái đoàn của Bình Nhưỡng đến Moscow. Động thái gây bất ngờ này được cho là cách Moscow lựa chọn phương án giải quyết mạnh tay.

Lý do Nga chưa thuyết phục được Triều Tiên đàm phán với Hàn Quốc

Chủ nhật, 15/10/2017 | 20:00
Nỗ lực làm trung gian của Nga có thể tan thành mây khói khi chưa thể thuyết phục Triều Tiên đàm phán trực tiếp với Hàn Quốc.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.