Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc khủng hoảng Ukraine?

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc khủng hoảng Ukraine?

Thứ 7, 26/02/2022 | 20:46
0
Châu Âu có thể sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn mới và các hình phạt kinh tế khắc nghiệt để trừng phạt Nga sẽ tác động đến thế giới.

Phần lớn thế giới đã thức dậy vào ngày 24/2 và chứng kiến một cuộc khủng hoảng toàn diện ở châu Âu sau khi Tổng thống Nga Vladimir V.Putin mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

New York Times cho rằng một kỷ nguyên tương đối yên bình ở phương Tây thời hậu Chiến tranh Lạnh có thể sắp kết thúc.

Dưới đây là những gì có thể xảy ra tiếp theo trên các mặt trận quân sự, kinh tế và ngoại giao của cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.

Tăng cường lực lượng quân sự tại biên giới phía Đông NATO

Ngày 24/2, NATO thông báo rằng họ đang gửi quân tiếp viện đến sườn phía Đông của liên minh. Đồng thời, Lầu Năm Góc cho biết họ đã điều động 6.500 lính Mỹ đến Đông Âu và Baltics.

Lầu Năm Góc cũng đang bố trí khoảng 1.000 binh sĩ ở châu Âu. Ngoài ra, khoảng 800 binh sĩ Mỹ đang di chuyển từ Italy đến Baltics; 20 máy bay trực thăng Apache từ Đức đang hướng đến Baltics, và 12 chiếc Apache cũng sẽ rời Hy Lạp đến Ba Lan. Lầu Năm Góc cho biết 8 tiêm kích tấn công F-35 đang hướng tới Lithuania, Estonia và Romania từ Đức.

Ngoài ra, quân đội Mỹ, bao gồm cả những người từ sư đoàn Dù 82 và 101, đang chuẩn bị tiến gần hơn đến biên giới của Ba Lan với Ukraine để giúp giải quyết dòng người tị nạn.

Thế giới - Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc khủng hoảng Ukraine?

Nhiều binh sĩ Mỹ đã đến Ba Lan trong tháng này. Ảnh: NYT

Nhiều người trong số 5.500 binh sĩ từ Quân đoàn dù 18 đã đến Ba Lan trong tháng này để làm việc với Bộ Ngoại giao và các lực lượng Ba Lan nhằm thiết lập ba trung tâm xử lý gần biên giới hỗ trợ đối phó với hàng chục nghìn người, bao gồm cả người Mỹ, dự kiến sẽ rời khỏi Ukraine.

Ở Jasionka, Ba Lan, một đấu trường trong nhà đã được trang bị giường tầng và đồ dùng cho tối đa 500 người; Các quan chức Mỹ nói rằng số lượng có thể nhanh chóng được mở rộng.

Tại Áo, Thủ tướng Karl Nehammer hôm 23/2 cho biết ông đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận người tị nạn. Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đang tài trợ cho các tổ chức cứu trợ, những người hiện đang cung cấp thức ăn, nước uống, nơi ở và chăm sóc sức khỏe khẩn cấp cho những người tìm đường chạy trốn khỏi Ukraine.

Trong những ngày tới, Cục Tình báo Liên bang Mỹ (C.I.A.) sẽ đánh giá những cách hỗ trợ mà nước này có thể cung cấp cho Ukraine. Nếu một cuộc kháng chiến của Ukraine phát triển ở các khu vực của đất nước, cơ quan này có thể bí mật cung cấp thông tin tình báo và vũ khí cho các lực lượng đảng phái.

Các lệnh trừng phạt “nghiêm khắc”

Các quan chức Mỹ ngày 24/2 cho biết Tổng thống Biden có kế hoạch công bố "các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc" đối với Nga nhằm ngăn cản Moscow tiếp tục hành động quân sự ở Ukraine và trừng phạt nước này.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế tiếp theo dự kiến sẽ khắc nghiệt hơn nhiều so với những gì các quan chức Mỹ đã mô tả trong đợt trừng phạt được đưa ra vào ngày 21/2 và 22/2. Ông Biden có khả năng sẽ ra lệnh cho Bộ Tài chính đưa một hoặc nhiều ngân hàng quốc doanh lớn của Nga vào "danh sách đen" và áp các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất. Điều này sẽ loại bỏ các ngân hàng khỏi ngành thương mại với nhiều nước trên thế giới và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh doanh khác của Nga.

Chính quyền Tổng thống Biden hôm 22/2 cho biết họ sẽ áp đặt loại trừng phạt đó đối với hai ngân hàng VEB và PSB, tuy nhiên, đây mới là những ngân hàng chính sách không có hoạt động bán lẻ ở Nga.

Các quan chức quản lý đã nghiên cứu các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng như thế nào đến từng ngân hàng lớn, bao gồm cả Sberbank và VTB, hai ngân hàng lớn nhất của Nga. Trong đó, Sberbank có khoảng 1/3 tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của đất nước và VTB có hơn 15%.

Một số chuyên gia đã nghi ngờ khả năng chính quyền đưa hai ngân hàng đó vào "danh sách đen" vì lo sợ hậu quả đối với nền kinh tế Nga và toàn cầu. Hiện tại, các quan chức Mỹ vẫn chưa sẵn sàng loại bỏ tất cả các ngân hàng Nga khỏi Swift, hệ thống chuyển tiền quan trọng của Bỉ được hơn 11.000 tổ chức tài chính trên toàn thế giới sử dụng.

New York Times thông tin, Bộ Ngân khố Mỹ có các danh sách trừng phạt khác dự kiến áp đặt để hạn chế tác động tiêu cực trên diện rộng. Ví dụ, Bộ có thể đưa một ngân hàng vào danh sách để ngăn ngân hàng đó thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến USD. Nhiều giao dịch thương mại quốc tế hiện được thực hiện bằng đồng USD, loại tiền tệ làm nền tảng cho nền kinh tế toàn cầu.

Bộ Tài chính cũng dự kiến ​​sẽ đưa nhiều quan chức, doanh nhân và công ty Nga vào danh sách trừng phạt.

Vào chiều 24/2 tại Nga, thị trường chứng khoán đã giảm gần 40%.

Bộ Thương mại Mỹ đã lên kế hoạch hạn chế xuất khẩu một số công nghệ của Mỹ sang Nga, một chiến thuật mà chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã sử dụng để ngăn cản Huawei, công ty viễn thông Trung Quốc. Các biện pháp kiểm soát sẽ làm giãn đoạn chuỗi cung ứng đối với một số lĩnh vực của Nga. Các quan chức Mỹ cho biết các mục tiêu của họ bao gồm công nghiệp quốc phòng và công nghiệp dầu khí của Moscow.

Đồng thời, các quan chức châu Âu dự kiến ​​sẽ công bố các biện pháp trừng phạt tương tự như những gì Mỹ lên kế hoạch. Tuy nhiên, họ đã cảnh giác hơn với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất vì quan hệ thương mại mạnh mẽ với Nga.

Mặc dù ông Biden đã nói rằng ông sẽ cân nhắc bất kỳ lệnh trừng phạt nào có thể xảy ra, nhưng các quan chức Mỹ hiện không có kế hoạch gây gián đoạn lớn đối với xuất khẩu năng lượng của Nga, vốn là trụ cột của nền kinh tế nước này.

Châu Âu phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm này và  việc giá dầu tăng trên toàn thế giới sẽ khiến tình trạng lạm phát trầm trọng cũng như nhiều vấn đề hơn cho các chính trị gia. Tuy nhiên, trong tuần này, Đức tuyên bố sẽ không xác nhận dự án Nord Stream 2, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên mới kết nối Nga và Tây Âu.

Ngoại giao rối loạn

Bộ Ngoại giao Mỹ đã sơ tán các nhân viên của mình từ Ukraine đến Ba Lan, khi các nhà ngoại giao tiếp tục giúp đỡ chính phủ ở Kiev và cung cấp hỗ trợ lãnh sự cho các công dân Mỹ muốn rời Ukraine.

Câu hỏi lớn hơn đối với phần còn lại của thế giới là liệu hành động quân sự của ông Putin có phá vỡ các hệ thống quốc tế mà Nga được coi là một bên đóng góp hợp pháp hay không.

Lên tiếng về cuộc khủng hoảng này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: "Các sự kiện đêm 23/2 (giờ Pháp) là một bước ngoặt trong lịch sử của châu Âu và của đất nước chúng tô. Chúng sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc và lâu dài cho cuộc sống của chúng ta”.

Các nhà ngoại giao đại diện tại G7, NATO, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu đã được hẹn gặp vào cuối ngày 24/2 để xác định các bước tiếp theo. Tại Hội đồng Bảo an, Mỹ kêu gọi các nước  tham gia một nghị quyết lên án hành động của Nga và bảo vệ chủ quyền Ukraine. Nỗ lực này cũng kêu gọi viện trợ nhân đạo cho người tị nạn Ukraine và tiếp cận cho các nhân viên cứu trợ.

Nhưng Nga có quyền phủ quyết vĩnh viễn đối với hội đồng, có nghĩa là nó có thể phản đối bất kỳ giải pháp nào mà cơ quan này đề xuất nhằm kiềm chế Tổng thống Putin.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có khả năng sẽ đến châu Âu vào tuần tới để gặp gỡ các đồng minh và đảm bảo một mặt trận thống nhất chống lại Nga vẫn còn. Ông đã hủy một cuộc họp với Ngoại trưởng Nga Sergey V. Lavrov, vốn đã được lên lịch tại Geneva hôm 24/2, vì quân đội Nga đã bố trí chiến đấu.

Tối 23/2, ngay cả khi ông dự đoán rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra, ông Blinken đã đưa ra lời kêu gọi ông Putin đi theo con đường ngoại giao và kiềm chế các hành động gây hấn.

Cụ thể, ngoại trưởng Mỹ nói: "Giá mà Nga có thể chứng minh rằng họ thực sự nghiêm túc nhưng tiếc là họ đang làm ngược lại, chúng tôi chắc chắn sẽ theo đuổi điều này (giải pháp ngoại giao). Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi đã chuẩn bị cho điều này theo cách nào đó. Chúng tôi đã chuẩn bị để cố gắng ngăn chặn xung đột về mặt ngoại giao, thông qua đối thoại. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nếu Nga quyết định chọn con đường tấn công".

Minh Hạnh (Theo New York Times)

IEA cam kết đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh căng thẳng leo thang

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 25/2 (giờ địa phương) cam kết sẽ hành động để đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng leo thang khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cụ thể, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết trong một tuyên bố: "Hôm nay (25/2), tôi đã triệu tập một cuộc họp quy tụ đại diện của 31 quốc gia thành viên của IEA. Chúng tôi nhận thấy hành động quân sự của Nga đã làm gia tăng mối lo ngại của những người tham gia thị trường dầu trong bối cảnh thị trường toàn cầu vốn đã thắt chặt và biến động giá tăng cao".

Theo đó, ông Birol nói thêm rằng các nước thành viên đã cùng nhau thảo luận về những cách phản ứng mà IEA có thể đưa ra trong thời gian tới. Viện dẫn nguy cơ căng thẳng có thể leo thang hơn nữa, ông Birol thông tin các nước thành viên IEA nhất trí tiếp tục đoàn kết để đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Joe Bidenhôm 24/2 cho biết Washington đang làm việc với các quốc gia khác về việc kết hợp phân phối thêm dầu từ các kho dự trữ dầu thô chiến lược toàn cầu sau khi giá dầu quốc tế đạt mức 105 USD/thùng.

Một nguồn tin của Mỹ am hiểu về các cuộc đàm phán tiết lộ: "Điều này nhằm đảm bảo tất cả đều đồng lòng về điều kiện thị trường hiện tạị". 

Tag: Nga Ukraine

Hàn Quốc chuẩn bị 1,7 tỷ USD đổi phó cuộc khủng hoảng tại Ukraine

Thứ 7, 26/02/2022 | 17:29
Hàn Quốc cho biết sẽ tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.

Mỹ sẽ cấp 600 triệu USD hỗ trợ quân sự ngay lập tức cho Ukraine

Thứ 7, 26/02/2022 | 14:11
Hỗ trợ trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh các nhà chức trách ở Kiev kêu gọi người dân tìm kiếm hoặc ở yên trong các nơi trú ẩn.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.