Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc (II)

Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc (II)

Thứ 5, 08/08/2013 | 14:29
0
Trong tầng lớp các căn cứ quân sự rải khắp từ Nhật Bản, Hàn Quốc, qua Đông Nam Á xuống Australia mà Mỹ dùng để vây Trung Quốc, thì mắt xích quan trọng nhất là căn cứ quân sự trên đảo Guam.

Xét về vị trí địa lý, Guam cách các khu vực nhạy cảm ở Đông Á như eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, biển Đông khoảng 3.000km, Đông cách núi Sandal (quần đảo Hawaii) 6.160 km, Tây cách Manila (Philippin 2.880 km), Bắc cách Tokyo (Nhật Bản 2.430 km), Nam cách Cairns (Australia) khoảng 2.000 km.

Quân đội Mỹ cho rằng, ưu thế của Guam là dùng làm điểm tựa cho mạng lưới chống ngầm, có thể nhanh chóng điều chuyển binh lực, Bắc có thể khống chế eo biển Tsushima, Nam có thể điều binh đến eo biển Malắcca. Để biên đội tàu sân bay có thể cập bến và 3-5 chiếc tàu ngầm hạt nhân tiến công thường xuyên neo đậu tại Guam, Quân đội Mỹ từ năm 2001 đã đầu tư 53,40 triệu USD để xây dựng mở rộng cảng và các công trình liên quan.

Tiêu điểm - Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc (II)

Căn cứ Guam

Tháng 2/2001, Mỹ đã thành lập biên đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra Guam và quyết định bố trí tại đó 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles, đến 24.12.2004 tiếp tục hoàn thành việc bố trí các tàu City of Corpus Christi, San Francisco và Houston. Năm 2008, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Ohio tiến vào căn cứ hải quân Apra. Theo kế hoạch, Mỹ còn bố trí 1 chiếc tàu sân bay ở Guam.

Sau đó, tiếp tục tăng cường sự hợp tác với đối tác truyền thống, dốc sức xây dựng thành một mạng lưới chống ngầm liên hợp bao quanh các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Nếu lấy Guam làm điểm tựa cho “mạng lưới chống ngầm Châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ, vậy thì các đối tác Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ ngược lại trở thành những điểm liên kết của mạng lưới chống ngầm đó.

Hiện nay, kết điểm Tây Bắc của mạng lưới chống ngầm Mỹ do Nhật Bản, Hàn Quốc hợp thành, Nam do Nhật, Ôxtrâylia hợp thành, Tây Nam có Philippin, Xinggapo, Thái Lan. Những điểm liên kếtnày nối liền nhau, cơ bản bao trùm khu vực Tây Thái Bình Dương.

Bố trí lực lượng tác chiến

Theo số liệu của Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ công bố, họ đã đưa một nửa số tàu thuyền khoảng 50 chiếc hiện có bố trí tại khu vực Tây Thái Bình Dương, những tàu thuyền này gồm có tàu tuần dương và tàu khu trục tiên tiến nhất.

Cụ thể, có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Los Angeles đã được bố trí đến đảo Guam, ngoài ra có 17 chiếc bố trí ở Trân Châu cảng; 4 trong số 7 chiếc tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Virginia bố trí tại Trân Châu cảng; chỉ có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Seawolf (hiện nay là loại tàu có trọng lượng lớn nhất, vũ khí nhiều nhất của Hải quân Mỹ) đã được đưa tới hạm đội Thái Bình Dương; 9 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn lớp Ohio neo đậu tại Thái Bình Dương; tàu khu trục và tàu tuần dương đa số trang bị hệ thống “Aegis” được bố trí ở Yokosuka và Trân Châu cảng. Quân Mỹ còn dự định cho phép bố trí hạm chiến đấu gần biển ở Singapore theo định kỳ để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu. Tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai Quân đội Mỹ ít nhất giữ lại 6 tàu sân bay và 60% số tàu ngầm hạt nhân tiến công.

Tiêu điểm - Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc (II) (Hình 2).

Nếu như lại tính tới việc đưa lực lượng đồng minh của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương vào, thì lực lượng chống ngầm Châu Á-Thái Bình Dương sau điều chỉnh của họ đã liên kết thành mạng lưới chống ngầm “dày đặc” bao gồm mạng lưới giám sát chống ngầm và các phương tiện chống ngầm trên không, mặt nước, dưới nước.

Về mạng trinh sát, giám sát chống ngầm cơ động, Mỹ chủ yếu lợi dụng cơ chế tuần tiễu chống ngầm tương đối đầy đủ của một số quốc gia như lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản  đảm nhận nhiệm vụ trinh sát chống ngầm trên biển Nhật Bản và tuyến đường hàng hải Tây Thái Bình Dương, hàng ngày dùng máy bay tuần tiễu chống ngầm Orion P-3C thực hiện trinh sát.

Về phương tiện trên không, hiện nay Quân đội Mỹ chủ yếu bố trí máy bay tuần tiễu chống ngầm Orion P-3C, trực thăng chống ngầm SH-60 Sea Hawk và trực thăng chống ngầm MH-60R (loại cải tiến của trực thăng chống ngầm SH-60). Vài năm nay, nhằm thích ứng với việc chuyển dịch trọng tâm chiến lược chống ngầm Châu Á-Thái Bình Dương từ biển sâu sang vùng biển nông, Quân đội Mỹ đã tiến hành cải tiến một loạt phương tiện này. Ví dụ, trong cải tiến Orion, đã lắp thêm hệ thống thiết bị thu chủ động đo tiếng vọng tăng tầm loại cải tiến, thiết bị thăm dò từ trường và rađa quan sát biển, giúp nâng cao hơn nữa khả năng chống ngầm ở vùng biển gần và ven bờ. Mặt khác, Mỹ sẽ còn bố trí máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8 kiểu mới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Về các phương tiện mặt nước, các loại tàu thuyền mặt nước mà Quân đội Mỹ bố trí ở Châu Á-Thái Bình Dương đều đã trang bị sôna chủ động dùng để chống ngầm, tàu khu trục Aegis có khả năng chống ngầm mạnh còn được trang bị sonar kéo-loại có thể thu thả trong nước, lợi dụng cáp điện để thăm dò trong nước sâu. Ngoài ra, tàu tuần dương Aegiss, tàu khu trục và tàu chiến đấu biển nước nông được trang bị mới đều mang theo trực thăng chống ngầm SH-60B Ram Phillips III và trang bị hệ thống tác chiến chống ngầm tàu thuyền mặt nước tiên tiến nhất, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực nâng cấp thiết bị điện tử và vũ khí chống ngầm cho những phương tiện mặt nước này.

Ngoài ra, Quân đội Mỹ còn có kế hoạch từ năm tài khoá 2016 sẽ đặt mua tàu khu trục tên lửa lớp Arileigh Burke kiểu Flight III.

Về phương tiện dưới nước, lợi dụng tàu ngầm chống tàu ngầm, đặc biệt đối với bên có kỹ thuật tàu ngầm đứng đầu thì đó là một thủ đoạn chống ngầm có hiệu quả. Hiện nay, phương tiện chống ngầm dưới nước ở Châu Á của Quân đội Mỹ gồm có sự kết hợp giữa tàu ngầm hạt nhân tiến công lớp Los Angeles, lớp Seawolf, Virginia và thiết bị ngầm không người lái. Trong đó, tàu ngầm hạt nhân tiến công Virginia thế hệ mới đã trang bị hệ thống vũ khí và xử lý tín hiệu âm thanh tiên tiến, ngoài khả năng tác chiến chống ngầm viễn dương truyền thống, còn được tăng cường khả năng tác chiến ở vùng nước nông và ven biển, có thể hoàn thành đa dạng nhiệm vụ thu thập và theo dõi tình báo, rải mìn chủ động/thụ động.

Tiếp đó, Quân đội Mỹ còn đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển thiết bị ngầm không người lái. Từ khi ra đời vào năm 2000 tới nay đã phát triển nhiều loại phương tiện lặn ngầm không người lái. Những phương tiện lặn ngầm không người lái này, bất luận khi bám sát hay sục sạo tàu ngầm đều phát huy tác dụng quan trọng. Tháng 7.2011, Mỹ tuyên bố sẽ mở rộng diện tích bãi thử nghiệm dưới nước để thử nghiệm phương tiện lặn ngầm không người lái.

Tường Bách

Điểm mặt các căn cứ quân sự Mỹ dùng để vây Trung Quốc(I)

Thứ 2, 05/08/2013 | 11:23
Tạp chí “Policy Foreign” cho biết, trong một bữa ăn sáng với các phóng viên mới đây, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Hoa Kỳ tiết lộ rằng: Không quân Mỹ được triển khai để bao vây Trung Quốc giống như việc Mỹ đã áp dụng với Liên Xô trước đây.

Tư lệnh Mỹ: Trung Quốc đang 'tính toán sai lầm' ở Biển Đông

Thứ 3, 24/09/2013 | 18:10
Tư lệnh không quân Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương nhận định, động thái quyết liệt của Trung Quốc nhằm khẳng định cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông và Hoa Đông có nguy cơ là những sự “tính toán sai lầm”, nhưng đồng thời cũng giúp Washington củng cố, tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực.

Mỹ, Trung, Nga đang ‘chơi bài’ gì ở Biển Đông?

Thứ 7, 27/07/2013 | 19:18
Mỹ muốn tiếp tục khẳng định vai trò siêu cường duy nhất và duy trì ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc sốt ruột vứt bỏ chiến lược giấu mình chờ thời, Nga chẳng chịu khoanh tay đứng ngoài.

Người dân 39 nước nghĩ gì về Mỹ - Trung?

Chủ nhật, 21/07/2013 | 10:27
Người dân Mỹ và Trung Quốc đang nhìn nhận về nhau với thái độ nghi ngờ gia tăng, còn người dân ở nhiều quốc gia khác đánh giá Mỹ đang để tuột dần vị trí siêu cường kinh tế và chính trị vào tay Trung Quốc. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố.

Chiến tranh mạng Mỹ - Trung không bao giờ kết thúc

Thứ 7, 11/05/2013 | 15:02
Trung Quốc sử dụng rộng rãi các phương tiện hoạt động gián điệp trong không gian mạng để thu thập thông tin về chính sách đối ngoại của và kế hoạch chiến tranh của Wasington, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 6 tháng Năm là lời buộc tội trực tiếp chính thức đầu tiên đối với việc tin tặc Trung Quốc tấn công Hoa Kỳ.

Tàu ngầm Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng an ninh Mỹ

Chủ nhật, 28/07/2013 | 10:16
Trong năm 2014, hải quân Trung Quốc dự kiến triển khai tuần tra biển bằng lớp tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược mới, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ, theo nhận định của các quan chức quốc phòng nước này.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.