Dịch tay chân miệng: Nguy cơ lây lan nhanh tại trường học và nhà trẻ

Dịch tay chân miệng: Nguy cơ lây lan nhanh tại trường học và nhà trẻ

Thứ 4, 03/10/2018 | 11:37
0
Dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới.

Số ca mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi

Theo thông tin từ cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế), bệnh tay chân miệng lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới.  

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%, tuy nhiên một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội.

Số ca mắc tay chân miệng chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 41.218 trường hợp (chiếm 77%), miền Bắc 5.984 trường hợp (chiếm 11,2%), miền Trung 5.392 trường hợp (chiếm 10,1%) và Tây Nguyên 935 trường hợp (chiếm 1,7%). Số ca mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).

Sức khỏe - Dịch tay chân miệng: Nguy cơ lây lan nhanh tại trường học và nhà trẻ

Số ca mắc tay chân miệng ngày càng gia tăng.

Nguy cơ lây lan nhanh tại trường học và nhà trẻ

Theo dự báo của cục Y tế Dự phòng, dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh.

Trước sự gia tăng của các ca mắc tay chân miệng, bộ Y tế khuyến cáo: Trẻ mắc bệnh thì không đến lớp cho đến khi hết loét miệng và các nốt phỏng nước để tránh lây bệnh cho trẻ khác. Thường xuyên vệ sinh dụng cụ học tập, đồ chơi, sàn nhà và các dụng cụ sinh hoạt khác của trẻ.

Hãy chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Để phòng bệnh, người dân tuyệt đối thực hiện tốt việc vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Tại các nhà trẻ, trường học thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Phong Linh

6 ca tử vong vì bệnh tay chân miệng: Chủng virus EV71 nguy hiểm thế nào?

Thứ 2, 01/10/2018 | 16:20
Đến thời điểm hiện tại, ngành y tế ghi nhận có 6 ca tử vong rải rác ở miền Nam bao gồm Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai, trong đó Tây Ninh chiếm 2 ca.

Vì sao trẻ mắc bệnh tay chân miệng lại bị trói vào thành giường?

Thứ 7, 29/09/2018 | 07:30
Hiện nay, tình trạng trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngày càng gia tăng đột biến. Khi nằm điều trị tại bệnh viện, các trẻ đều bị trói tay chân vào thành giường, tại sao lại có việc làm này?
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Sở Y tế ra thông cáo báo chí về vụ ngộ độc sau ăn bánh mì

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:39
Vụ ngộ độc khiến 545 người phải nhập viện. Trong đó, có 207 trường hợp đã xuất viện, tiếp tục theo dõi tại nhà, 338 trường hợp theo dõi điều trị tại các bệnh viện.

Đồng Nai: Chuyển một bệnh nhi ngộ độc nặng lên tuyến trên

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:34
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, bệnh viện đã chuyển cháu T.G.H., bị ngộ độc thực phẩm nặng lên Bệnh viện Nhi đồng 1.

Tp.HCM khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng ở trạm y tế

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:51
Ngày 5/5, Sở Y tế Tp. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng tại trạm y tế phường, xã giai 2024 - 2030.

Bình Dương: Đề xuất đình chỉ cơ sở tiêm chủng nơi bé 2 tháng sốc phản vệ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:45
Bé gái 2 tuổi xuất hiện tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm chủng vắc-xin. Cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện nhiều vi phạm quy định tại cơ sở này.

Tình hình sức khỏe bệnh nhi nghi ngộ độc ở Đồng Nai chuyển lên Tp.HCM

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:17
Ngày 5/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (Tp.HCM) đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi liên quan vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở tỉnh Đồng Nai.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Thứ “trông như hạt cát” không ngờ là đặc sản đắt đỏ 200.000 đồng/kg

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:25
Con vật này có màu nhìn như hạt cát, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng.

Tp.HCM khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng ở trạm y tế

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:51
Ngày 5/5, Sở Y tế Tp. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng tại trạm y tế phường, xã giai 2024 - 2030.

Mang bát muối đổ xuống cống, vài phút sau ai cũng bất ngờ công dụng "đặc biệt"

Chủ nhật, 05/05/2024 | 19:30
Nếu thấy ống cống nhà bạn bị tắc hãy đổ cốc muối xuống, sau đó là một cốc giấm trắng và baking soda (muối nở). Để vài phút sau bạn sẽ bất ngờ công dụng tuyệt vời.

Loại ớt bé xíu nhưng cay nhất thế giới, có khả năng lấy mạng người

Chủ nhật, 05/05/2024 | 15:02
Vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận Pepper X là giống ớt cay nhất thế giới với độ cay vượt xa ớt Carolina Reaper.