Dệt may Việt Nam kỳ vọng hồi phục từ nửa cuối năm 2024

Dệt may Việt Nam kỳ vọng hồi phục từ nửa cuối năm 2024

Thứ 6, 26/01/2024 | 07:00
0
Dù đã có những tín hiệu tích cực nhưng ngành dệt may vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Theo các chuyên gia, ngành này sẽ hồi phục từ nửa cuối năm 2024.

Ngành dệt may chờ hồi phục

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt hơn 40 tỷ USD, thấp hơn gần 10% so với năm 2022.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC (DSC), nguyên nhân ngành dệt may có sự sụt giảm do các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU bị lạm phát, kéo theo sức mua yếu dẫn đến đối tác cắt giảm đơn hàng từ nửa cuối năm 2022.

Bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh lớn với các đối thủ khác trên trường quốc tế, trong đó có Bangladesh. Chi phí sản xuất tại Bangladesh thấp hơn đáng kể đã tác động không nhỏ đến sự sụt giảm của ngành dệt may Việt Nam trong năm qua.

DSC nhận định rằng, hàng may mặc là sản phẩm không thiết yếu, chỉ khi nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu về các sản phẩm dệt may mới có thể tăng trưởng mạnh trở lại.

Đồng quan điểm, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng, triển vọng phục hồi của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2024 vẫn chưa thật sự khởi sắc.

Theo báo Lao Động, trong quý I/2024, chuyên gia từ Công ty Chứng khoán SSI nhận thấy giá bán trung bình tiếp tục giảm khoảng 20 - 30% so với cùng kỳ và lượng đơn đặt hàng đều ở mức thấp.

"Tăng trưởng vải nhập khẩu vẫn yếu trong quý IV/2023 dù đã có mức nền so sánh thấp trong quý IV/2022. Điều này cho thấy nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc trong quý I/2024 vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Trước đó trong tháng 12/2023, theo S&P Global, PMI Việt Nam đạt 48,9 điểm và vẫn ở mức thấp kể từ dịch Covid-19 đến nay. Các nhà sản xuất kỳ vọng sự phục hồi có thể diễn ra vào nửa cuối năm 2024", chuyên gia cho biết.

Kinh tế - Dệt may Việt Nam kỳ vọng hồi phục từ nửa cuối năm 2024

May hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Gia Tộc (Lý Nhân, Hà Nam). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Bên cạnh đó, sự kiện Biển Đỏ có thể gây hiệu ứng gợn sóng đến hoạt động kinh doanh quý I/2024 của các doanh nghiệp xuất khẩu. Chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ/châu Âu tăng hơn gấp đôi trong tháng 1/2024 so với tháng trước đó. Hơn nữa, khi căng thẳng leo thang, thời gian giao hàng và chi phí bảo hiểm tăng lên. Từ đó các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý I/2024 có thể phải chịu chi phí bán hàng cao hơn hoặc giá bán thấp hơn cho đến khi tình hình Biển Đỏ hạ nhiệt.

"Quá trình phục hồi sẽ diễn ra chậm hơn dự kiến do chi tiêu không thiết yếu thường có thời gian phục hồi kéo dài. Do lợi nhuận của hầu hết các công ty đã giảm từ 40 - 50% so với cùng kỳ trong năm 2023, mức tăng trưởng lợi nhuận được kỳ vọng từ 20 - 30% so với cùng kỳ cho năm 2024 (cao hơn so với thị trường chung). Lợi nhuận sẽ dần phục hồi trong suốt cả năm, nhưng khó có thể quay trở lại như mức năm 2022 trong năm 2024", SSI nhận định.

Hướng tới phát triển bền vững

Liên quan đến công tác phát triển ngành dệt may trong thời gian tới, theo báo Công Thương, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng thì tiêu chí phát triển bền vững cần được các doanh nghiệp dệt may chú ý hơn. Đặc biệt là tại các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Theo ông Giang, các nhà nhập khẩu lớn yêu cầu cao về các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường). Đơn cử như những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa.

Bàn luận về vấn đề này, theo Vietnam+, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương đề xuất: "Để tìm cơ hội trong thách thức, ngành dệt may Việt Nam cần chủ động nguồn nguyên liệu xanh, tái chế, tăng dần tỉ trọng sợi tái chế trong sản phẩm vải cũng như sợi hữu cơ đối với các sản phẩm mới; đầu tư cái tạo nhà máy bằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện. Cùng đó đầu tư công nghệ, kiểm soát nguyên liệu đến khâu thiết kế sản phẩm, phát triển sản phẩm và tổ chức sản xuất…".

Còn theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, ngành dệt may thời gian tới cần phải giải quyết các vấn đề để bứt phá; bao gồm việc cơ cấu lại hoạt động; kiểm soát rủi ro dòng tiền, rủi ro lãi suất, tỉ giá...; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các Chương trình, gói hỗ trợ (nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí, tín dụng...); đa dạng hóa nguồn vốn, thị trường, đối tác, nguồn cung; chủ động sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và kinh doanh tuần hoàn; thực thi chiến lược chuyển đổi số (gắn với bài toán đầu tư công nghệ, nhân sự số, dữ liệu và kiểm soát rủi ro...)

Để chuẩn bị cho giai đoạn thị trường phục hồi, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực cắt giảm chi phí sản xuất, bằng mọi cách giữ chân lực lượng lao động. Việc này không chỉ chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi đơn hàng mà còn để khẳng định tính ổn định của nền sản xuất trong nước như một yếu tố cạnh tranh với các quốc gia khác.

Ông Vũ Đức Giang cho hay, định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Xa hơn nữa, đến năm 2035, đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may sẽ đến từ xuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Để thực hiện được quá trình chuyển đổi này, rất cần quyết tâm mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong sản xuất bền vững, xanh hóa và chuyển đổi số. Đưa công nghệ vào quy trình sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp đang thích nghi dần với những đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn, bắt buộc sử dụng nguyên liệu tái chế,...

Các chuyên gia kỳ vọng rằng, với sự nỗ lực của toàn ngành, trong năm 2024, ngành dệt may sẽ đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD (tăng 9,2% so với 2023) như đã đề ra.

Khách quốc tế đã thông báo về chuẩn bị lượng hàng lớn

Điểm tích cực theo ông Michael Kokalari - Giám đốc Phòng Phân tích Kinh tế Vĩ mô và Nghiên cứu Thị trường Quỹ đầu tư VinaCapital là khách hàng quốc tế đã thông báo cho các doanh nghiệp dệt may và giày dép Việt Nam về việc chuẩn bị đón lượng đơn hàng lớn hơn trong năm nay. Tuy nhiên các đơn hàng này lại được chia nhỏ hoặc ở dưới dạng đơn giao gấp nhiều hơn thay vì kế hoạch nhập hàng trước từ 6 - 12 tháng như trước đây.

Còn theo đội ngũ phân tích từ WiGroup, xu hướng gia tăng đơn hàng xuất khẩu từ các thị trường nước ngoài cùng tín hiệu phục hồi kinh tế của các thị trường đối tác như Mỹ mang đến cơ hội tốt hơn cho ngành này. Thêm vào đó, ngành dệt may có thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ với 60% cơ cấu xuất khẩu hàng may mặc hàng năm được xuất vào thị trường này. WiGroup dự báo đơn hàng dệt may sẽ tăng trở lại do kết thúc chu kỳ cắt giảm hàng tồn kho của Mỹ và người dân Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu năm 2024.

Minh Hoa (t/h)

Tham vọng lớn năm 2024, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD

Chủ nhật, 17/12/2023 | 08:29
Thị trường đang “ấm dần” khi dịp Noel và năm mới đến gần, sức mua tại nhiều thị trường quốc tế dần tăng.Năm 2024, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

"Xanh hóa" ngành dệt may để phát triển bền vững

Thứ 6, 08/09/2023 | 14:00
Việc xanh hóa dệt may là xu thế tất yếu, các doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành dệt may thúc đẩy xuất khẩu sang Canada thông qua CPTPP

Thứ 2, 28/08/2023 | 15:32
Thị trường dệt may Canada được đánh giá là có sức tiêu thụ rất lớn nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường này vẫn còn khiêm tốn.

Ngành dệt may: Tình trạng cầu thấp có thể kéo dài và nguy cơ tiềm ẩn

Thứ 4, 23/08/2023 | 19:31
Đáy xấu nhất của ngành dệt may Việt Nam đã qua nhưng tình trạng cầu thấp có thể kéo dài đến năm 2024.
Cùng chuyên mục

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Việc đầu tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:50
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, ngành nông nghiệp là ngành nhiều dữ liệu nhất nhưng thu thập được ít dữ liệu nhất hiện nay. Vì vậy dẫn đến nhiều khó khăn.

VCCI: Dự thảo Nghị định về tiền sử dụng đất, thuê đất kém hấp dẫn hơn

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:15
Theo VCCI, so với chính sách hiện hành tại Nghị định 46/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 135/2016/NĐ-CP) thì chính sách miễn giảm tại dự thảo kém hấp dẫn hơn.

SJC lặng sóng sau đấu thầu, liệu giá vàng có tiếp tục giảm như kỳ vọng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:00
Vàng miếng SJC giảm cả triệu đồng rồi giữ nguyên ở mức 89 triệu đồng/lượng sau khi phiên đấu thầu vàng sáng nay. Liệu giá vàng có tiếp tục giảm về mức như kỳ vọng?

400 “ông lớn” ngành thép châu Á hội tụ ở Đà Nẵng

Thứ 3, 14/05/2024 | 18:30
Hội nghị quy tụ hơn 400 “ông lớn” trong ngành thép khu vực châu Á cùng các chuyên gia đầu ngành, các hiệp hội liên quan và đại diện Chính phủ.

Phó Thủ tướng chỉ đạo thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này

Thứ 3, 14/05/2024 | 17:25
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chậm nhất cuối tuần này phải công bố quyết định thanh tra.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 13/5: Vàng SJC "bốc hơi" hàng triệu đồng mỗi lượng

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:26
Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước rớt hàng triệu đồng đối với vàng SJC, mua vào chỉ còn 85,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 14/5: Vàng trong nước và thế giới “rơi tự do”

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:05
Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng trước phiên đấu thầu vàng, vàng thế giới cũng đảo chiều sụt giảm trước áp lực chốt lời.

Đón đầu xu hướng “du lịch ngủ”

Thứ 3, 14/05/2024 | 07:00
Xã hội ngày càng hối hả, giấc ngủ dần trở thành thứ tài nguyên quý giá và "du lịch ngủ" hay hiểu rộng hơn là du lịch nghỉ dưỡng được dự đoán sẽ ngày càng phổ biến.

SJC lặng sóng sau đấu thầu, liệu giá vàng có tiếp tục giảm như kỳ vọng?

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:00
Vàng miếng SJC giảm cả triệu đồng rồi giữ nguyên ở mức 89 triệu đồng/lượng sau khi phiên đấu thầu vàng sáng nay. Liệu giá vàng có tiếp tục giảm về mức như kỳ vọng?

Vàng SJC giảm sốc, nhà đầu tư “đau tim”: Nên mua hay bán?

Thứ 2, 13/05/2024 | 19:31
Sáng 13/5, giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm mạnh ở thị trường trong nước, nâng tổng mức giảm từ đỉnh xuống gần 4 triệu đồng/lượng.