Đến năm 2030 sử dụng 100% xăng E5

Đến năm 2030 sử dụng 100% xăng E5

Vi Sa
Thứ 3, 26/07/2022 | 07:25
0
Quyết định số 888/QĐ-TTg đưa ra những nhiệm vụ giải pháp về biến đổi khí hậu, phát triển dự án năng lượng tái tạo và nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Mục tiêu chung của Đề án là chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển các-bon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhằm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Một trong các mục tiêu cụ thể của Đề án là các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đẩy mạnh. Đến năm 2030, khuyến khích sử dụng điện, năng lượng xanh trong giao thông vận tải, sử dụng 100% xăng E5; giảm 32,6% lượng phát thải khí nhà kính trong năng lượng, 43% trong nông nghiệp, 70% trong lâm nghiệp và sử dụng đất đồng thời tăng 20% lượng hấp thụ các-bon, 60,7% trong xử lý chất thải, 38,3% trong các quá trình công nghiệp (so với kịch bản phát triển thông thường). Các giải pháp thu hồi và lưu giữ các-bon từ các nguồn phát thải lớn được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi.

Xác định chi tiết tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam; xác định các khu vực biển thu hút các nhà đầu tư, đưa một số dự án điện gió ngoài khơi vào hoạt động ở các khu vực có tiềm năng. Đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch; tham gia các tổ chức năng lượng quốc tế.

Đề án đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu như sau:

Hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới; công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu, giữ và sử dụng các-bon.

Thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng.

Bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông và thúc đẩy ngoại giao khí hậu.

Trong đó, phát triển các dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, thuỷ điện, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sinh khối...); nghiên cứu phát triển và sử dụng nhiên liệu amonia xanh, hydro xanh; lưu trữ năng lượng và phát triển công nghệ thu hồi, lưu giữ và sử dụng các-bon. Đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại khoáng sản phục vụ sản xuất pin, lưu trữ năng lượng, ứng dụng trong lắp ráp các thiết bị, phương tiện không phát thải.

Chính sách - Đến năm 2030 sử dụng 100% xăng E5

Bên cạnh đó, tăng cường điện khí hóa và sử dụng hiệu quả năng lượng trong dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải; phát triển lưới điện thông minh, vận hành các nguồn năng lượng mới, nguồn điện linh hoạt; thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; phát triển ô tô điện tại Việt Nam.

Đồng thời, nghiên cứu thành lập Trung tâm Năng lượng tái tạo quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm và quản trị quốc gia trong lĩnh vực này. Xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA) và Liên minh Năng lượng Mặt trời quốc tế (ISA) để thúc đẩy các hoạt động chuyển dịch năng lượng, huy động các nguồn vốn cho ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng.

Cùng với đó, thúc đẩy chuyển đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải ven biển; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện. Chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; mở rộng, phát triển giao thông phi cơ giới.

Thúc đẩy chuyển đổi hoạt động theo tiêu chí xanh, phát thải các-bon thấp đối với các cảng, bến, nhà ga. Phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông vận tải; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh, phát thải các-bon thấp; triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị xanh, thông minh, sinh thái và các công trình xây dựng xanh, phát thải các-bon thấp.

Việt Nam có thể mất 12% - 14,5% GDP mỗi năm bởi biến đổi khí hậu

Thứ 5, 14/07/2022 | 19:57
Theo WB, BĐKH sẽ khiến chúng ta mất khoảng 12% - 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050. Và khiến tới 1 triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.

Trọng tâm của Việt Nam tại khóa họp 50 là quyền con người trong biến đổi khí hậu

Thứ 4, 15/06/2022 | 16:03
Một trong các chủ đề trọng tâm của Việt Nam tại khóa họp 50 Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) là quyền con người trong biến đổi khí hậu (BĐKH).

Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác chặt chẽ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ 2, 13/06/2022 | 19:18
50 triệu USD là số ngân sách mà Hoa Kỳ dự kiến sẽ tài trợ cho Bộ NN-PTNT Việt Nam trong công tác giảm phát thải khí metan tại ĐBSCL.

Xây dựng nền kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ không rẻ

Thứ 5, 14/04/2022 | 14:20
Theo thống kê, mỗi năm, ngành nông sản, thực phẩm tiêu thụ một lượng năng lượng lớn hơn cả nhu cầu năng lượng của một quốc gia như Trung Quốc hay Hoa Kỳ.
Cùng tác giả

Vụ 100 container hạt điều: Doanh nghiệp quá chủ quan, tin vào môi giới

Thứ 3, 23/08/2022 | 20:55
Vụ lừa đảo 100 container hạt điều tuy đã được xử lý thành công nhưng đã để lại một bài học quý giá cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường nước ngoài.

Sau 6 tháng đầu năm, VNG lỗ hơn 500 tỷ đồng

Thứ 5, 18/08/2022 | 08:00
Khoản đầu tư vào các công ty công nghệ, startup đang ăn mòn lợi nhuận của VNG, trong đó riêng khoản vốn rót vào Tiki đã lỗ luỹ kế tới 510 tỷ đồng.

Nên loại bỏ dần phương tiện sử dụng động cơ đốt trong

Thứ 4, 17/08/2022 | 20:50
Để tham mưu cho Thủ tướng trong xây dựng chính sách, phân bổ nguồn lực, Bộ KH&ĐT và Bộ CT tổ chức hội thảo chuyển về dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh.

Trung Quốc cắt giảm lãi suất để vực dậy kinh tế

Thứ 2, 15/08/2022 | 18:45
Vừa qua, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đang chùng xuống.

Haxaco chi gần 500 tỷ đồng làm bất động sản tại Tp.HCM

Thứ 2, 15/08/2022 | 09:03
Ban lãnh đạo Haxaco quyết định mua khu đất gần 6.000m2 để phát triển khu phức hợp kinh doanh xe ô tô kết hợp văn phòng, căn hộ cao cấp tại Tp.HCM.
Cùng chuyên mục

Hội Luật gia Tp.Thuận An tổ chức đại hội lần thứ nhất

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Đại hội đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho phép thành lập Hội Luật gia Tp.Thuận An, đồng thời thông qua Quy chế hoạt động của Hội.

Thường xuyên giám sát chất lượng hàng hóa trong chợ, trung tâm thương mại

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Nghị định 55/2024 nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong chợ, trung tâm thương mại.

Quy định về vạch xương cá, tài xế cần biết để tránh bị xử phạt

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:30
Một trong các loại vạch mà khá nhiều người vi phạm là vạch xương cá. Vậy vạch xương cá là gì? Vi phạm vạch này bị phạt bao nhiêu tiền?

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Du lịch Hải Phòng: Sớm hành động để thoát cảnh “có tiếng, ít miếng"

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:35
Theo thông tin từ địa phương, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tổng số khách du lịch đến Hải Phòng lên đến hơn 620.000 lượt trong khi doanh thu chỉ đạt hơn 520 tỷ.
     
Nổi bật trong ngày

Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe hay không?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:57
“Cảnh sát cơ động có được kiểm tra ví, cốp xe của người điều khiển phương tiện hay không?" là vấn đề nhiều người thắc mắc.

Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần được tính như thế nào?

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Bộ Quốc phòng đã có văn bản hướng dẫn một số điều Nghị định 27/2016/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Thường xuyên giám sát chất lượng hàng hóa trong chợ, trung tâm thương mại

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Nghị định 55/2024 nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong chợ, trung tâm thương mại.