ĐBQH nêu giải pháp giảm áp lực cho học sinh "từ mạng ảo đến đời thực" 

Hoàng Thị Bích
Chủ nhật, 05/11/2023 | 09:25
6
Theo ĐBQH Đặng Bích Ngọc, để giúp cho trẻ bớt áp lực, tránh những suy nghĩ và hành vi lệch lạc thì chỉ nhà trường là chưa đủ.

Áp lực ở cả thế giới ảo

Năm 2023-2024 mới bắt đầu được hai tháng, thế nhưng đã xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường khiến dư luận vô cùng bức xúc. Bên cạnh sự bức xúc chính là nỗi lo về những hành vi lệch chuẩn và tâm lý không ổn định của các em sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Nhiều ý kiến cho rằng học sinh ngày nay đang phải gánh chịu nhiều áp lực không chỉ ở thế giới thực mà cả thế giới ảo.

Nhìn nhận về vấn đề này, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình) cho rằng qua tiếp xúc cử tri và thực tế thời gian qua, nhân dân rất quan tâm đến vấn đề này.

Phụ huynh trăn trở, lo lắng khi giới trẻ có những biểu hiện bất ổn, nhiều khi rất đau lòng như các vụ bạo lực học đường, tự tử. Mạng xã hội xâm nhập và tác động mạnh đến các em, thậm chí có tình trạng tạo nhóm để dụ dỗ, kích động tinh thần trên mạng.

Theo bà Ngọc, ở độ tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường nên các em còn quá trẻ, va vấp xã hội chưa nhiều. Do đó, khi có những sai lệch trên mạng xã hội sẽ tác động rất lớn tới các em.

Giáo dục - ĐBQH nêu giải pháp giảm áp lực cho học sinh 'từ mạng ảo đến đời thực' 

ĐBQH Đặng Bích Ngọc trao đổi bên hành lang Quốc hội (Ảnh: Hoàng Bích).

“Nếu như không vào cuộc tích cực, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương trong công tác giáo dục thế hệ trẻ cũng như tạo cho các em có một môi trường sống lành mạnh, hài hòa giữa học và chơi sẽ là điều đáng lo ngại”, bà Ngọc nói.

Bên cạnh đó, cần truyền thông để nhà trường, phụ huynh không nên đưa ra cho các em những mục tiêu quá cao. Cần tạo sự thoải mái trong quá trình học tập để các em tiếp cận được kiến thức nhưng không quá áp lực.

“Đã có những vụ tự tử rất thương tâm, các em không đáp ứng được mong mỏi của cha mẹ, hoặc bị áp lực vì những lời bàn tán trong đời thực và trên mạng xã hội”, bà Ngọc nói.

Đồng thời, nữ đại biểu này cho rằng cần tuyên truyền giúp cho các em hiểu và sử dụng internet, mạng xã hội một cách hiệu quả, phát huy được lợi ích cũng như biết cân nhắc, xử lý trước những mặt tiêu cực của không gian mạng.

Để giải quyết vấn đề này, đại biểu cho rằng cần sự vào cuộc rất lớn của cả xã hội, bao gồm cả gia đình, nhà trường và cộng đồng. Vì, học sinh đang ở lứa tuổi dậy thì, tâm sinh lý rất dễ bị tác động, nhiều khi nghe bạn bè, thầy cô hơn nghe bố mẹ.

Cha mẹ cũng phải thay đổi bản thân mình

Cũng chia sẻ thêm về vấn đề rèn luyện kỹ năng sống, bản lĩnh cho học sinh, bà Ngọc cho biết những năm gần đây, trước sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng như sự du nhập của nền văn hóa, các trường đã bắt đầu quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho học sinh.

Các hoạt động này được triển khai dưới nhiều hình thức như: Liên kết với các đơn vị, trung tâm, lồng ghép trong các giờ học hoặc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các câu lạc bộ ngoài giờ lên lớp để học sinh có thể tham gia, thỏa sức sáng tạo, vui với niềm đam mê và có cơ hội thể hiện bản thân. 

Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư về vị trí việc làm trong nhà trường, trong đó có đề xuất thêm biên chế nhân viên tư vấn học sinh. 

Nêu ý kiến của mình về dự thảo này, bà Ngọc cho rằng, trong bối cảnh kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, đặc biệt là trong khi xu thế hội nhập quốc tế rất lớn việc có người phụ trách chuyên sâu về tư vấn tâm lý cho học sinh là điều rất tốt.

Họ là người được đào tạo bài bản, có chuyên môn về lĩnh vực này, lại trực tiếp ở trường nên có thể nắm chắc và theo sát được các vấn đề của học sinh.

Vì có chuyên môn và theo sát nên nhân viên tư vấn cũng có thể hiểu, nắm được tâm tư của học sinh, có thể gần gũi, chia sẻ, gợi mở được với các em nhiều hơn. Từ đó, đưa ra những giải pháp, tham mưu đưa ra phương pháp dạy học cũng như giúp nhà trường điều phối các chương trình dạy học. Có thể có những buổi tư vấn về tâm sinh lý, về sức khỏe, về giới...

"Nên, khi có giáo viên tâm lý học đường sẽ góp phần quan trọng để giúp cho các trường, đặc biệt là giúp cho các em học sinh có cách học, cách tiếp cận các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn, chuẩn bị hành lang tốt hơn cho tương lai", bà Ngọc chia sẻ. 

Giáo dục - ĐBQH nêu giải pháp giảm áp lực cho học sinh 'từ mạng ảo đến đời thực'  (Hình 2).

Theo đại biểu, không nên đặt mục tiêu quá cao tạo áp lực cho học sinh (Ảnh: Hữu Thắng).

Ngoài ra, để phụ huynh có thể đồng hành cùng con, làm bạn và lấp đầy được khoảng cách thế hệ, hiểu con nhiều hơn, nữ đại biểu đoàn Hòa Bình cho rằng các gia đình nên dành thời gian nhiều hơn cho con. Ban ngày đi làm bận nhưng buổi tối, cha mẹ có thể trò chuyện, chia sẻ, động viên, hỏi xem việc học tập hôm nay thế nào, nay ở lớp có vấn đề gì không?, chơi với bạn bè ra sao? từ đó nắm bắt được tâm lý của con.

Thay vì đặt mình ở tâm thế là cha mẹ để áp đặt tư duy, suy nghĩ của mình lên con thì hãy coi con là người bạn và làm thế nào để con cũng coi mình là người bạn, để khi con gặp vấn đề gì đó ở trên lớp sẽ chủ động chia sẻ với cha mẹ.

"Trẻ rất cần sự động viên cũng như những kinh nghiệm của cha mẹ để hỗ trợ giải quyết đúng những vấn đề trong cuộc sống", bà Ngọc nhấn mạnh.

Việc thường xuyên quan tâm đến tâm tư, suy nghĩ của con cũng giúp cha mẹ có thể sớm cảm thấy, nhận ra những điều bất ổn ở con để kịp thời can thiệp nếu cần.

"Nhiều khi chính cha mẹ cũng phải tự nhìn lại, thay đổi bản thân mình. Trong guồng quay của kinh tế - xã hội hiện nay, nhiều gia đình, cha mẹ đều lao vào công việc, kiếm tiền nên thời gian dành cho gia đình cũng như cho con cái bị hạn chế.

Để giúp cho trẻ bớt áp lực, tránh những suy nghĩ và hành vi lệch lạc thì chỉ nhà trường là chưa đủ, cần sự chung tay của cả gia đình, cộng đồng. Trong đó gia đình là nền tảng, là cầu nối, là điều kiện đầu tiên tiên quyết để giúp cho trẻ có định hướng đúng", bà Ngọc nhấn mạnh. 

Xây dựng “sức đề kháng” cho học sinh

Trước đó, trao đổi với báo chí, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra nhưng gần đây, một số vụ việc mức độ bạo lực và cách hành xử rất đáng lo ngại.Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này, ông Vinh cho hay có nhiều nhưng một phần do tác động của phim ảnh, một phần do tác động từ mạng xã hội.

Để giải quyết vấn nạn này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng cần phải xây dựng văn hóa học đường. Ngoài thời gian ở nhà, nhận sự giáo dục của gia đình, phần lớn trẻ nhận sự giáo dục của nhà trường, nên việc hình thành văn hóa học đường là giải pháp quan trọng.

Chúng ta cần xây dựng “sức đề kháng” cho các em, có định hướng về cách tiếp cận thông tin giúp các em tự nhận biết cái nào tốt, cái nào xấu. Từ chủ trương thành hành động đòi hỏi rất kiên trì bởi thay đổi nhận thức và hành vi con người là việc cần làm thường xuyên, liên tục, lâu dài.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy: "Không thể bắt ngày nay giống ngày xưa"

Thứ 4, 01/11/2023 | 09:28
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, thay vì Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK thì Bộ nên tập trung chỉ đạo biên soạn SGK cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị.

Bộ GD&ĐT biên soạn SGK: ĐBQH nhắc đến lãng phí và sự bất an

Thứ 3, 31/10/2023 | 18:03
Ông Lưu Bá Mạc cho rằng hiện nay Bộ GD&ĐT nên tập trung nghiên cứu, triển khai phương án lựa chọn sử dụng có hiệu quả các bộ SGK đã và đang sử dụng.

Xây dựng “sức đề kháng” cho học sinh để tránh bạo lực học đường

Thứ 2, 30/10/2023 | 14:31
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng cần phải xây dựng văn hóa học đường và việc này cần phải làm lâu dài, không thể trong một sớm một chiều.
Cùng tác giả

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.

Ứng dụng CNTT trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý là xu thế tất yếu

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:07
Sau 12 tháng triển khai thí điểm, sáng kiến đã xây dựng được mạng lưới truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng kỹ thuật số.
Cùng chuyên mục

Chàng trai Việt 22 tuổi lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:30
Trần Tuấn Minh, 22 tuổi, vừa được Tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách 30 Under 30 Asia, là người Việt trẻ nhất lọt vào danh sách này tính đến thời điểm hiện tại.

Muốn con học trường chuyên phụ huynh cần lưu ý điều này

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:06
Với môi trường học tập cần năng lực học tập tốt, có tư duy logic và tính tự học cao việc theo học trường chuyên không hề dễ dàng nếu thiếu sự chuẩn bị.

Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đối với các cấp học

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Trong đó, tập trung lồng ghép vào các môn học: Tiếng Việt; Tự nhiên và Xã hội; Đạo đức; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

Tuyển sinh vào 10: Nóng tỉ lệ “chọi”

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:26
Cuộc đua giành “suất” vào lớp 10 ở các trường THPT công lập tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... chưa bao giờ bớt nóng.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.

Bản tin 16/5: Tiền lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:00
Tiền lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất; Hy hữu người phụ nữ đến bệnh viện thứ 6 cấp cứu mới tìm ra nguyên nhân gây đau bụng...

Tuyển sinh vào 10: Nóng tỉ lệ “chọi”

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:26
Cuộc đua giành “suất” vào lớp 10 ở các trường THPT công lập tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... chưa bao giờ bớt nóng.