ĐBQH: Nên đổi tên “Luật căn cước công dân” thành “Luật Căn cước”

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 28/08/2023 | 10:29
0
Tham gia cho ý kiến, thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), đa số các đại biểu đều đồng tình đổi tên thành “Luật Căn cước”.

Phù hợp với phạm vi điều chỉnh

Sáng 28/8, tiếp tục chương trình hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4, các đại biểu cho ý kiến, thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo Luật, hiện còn 2 loại ý kiến:

Loại ý kiến thứ nhất đồng ý đổi tên luật thành Luật Căn cước. Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ tên luật là Luật Căn cước công dân. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với loại ý kiến thứ nhất. Tuy nhiên, đây là nội dung còn có ý kiến khác nhau, đề nghị các ĐBQH tiếp tục cho ý kiến về tên gọi của Luật.

Đối thoại - ĐBQH: Nên đổi tên “Luật căn cước công dân” thành “Luật Căn cước”

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu ý kiến.

Tham gia phát biểu ý kiến về tên gọi của luật, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho biết, về vấn đề tên gọi, hiện đang có 2 luồng ý kiến khác nhau về việc giữ tên Luật Căn cước công dân, hay nên đổi thành Luật Căn cước, đại biểu nhất trí với phương án đổi tên dự án luật thành “Luật Căn cước”.

Bà Nga cho rằng, tên gọi Luật Căn cước phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng quy định trong dự thảo luật, gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với chính sách, mục tiêu, định hướng khi xây dựng luật. Việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc.

Theo nữ đại biểu, các đối tượng người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch tuy có số lượng không nhiều nhưng đang hiện hữu, sinh sốn là một phần của cộng đồng, phần nhiều là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa… Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng thì những người đó sẽ đứng bên lề xã hội, không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội.

Đại biểu nhấn mạnh, việc mở rộng cấp căn cước với các đối tượng này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan chức năng. Đồng thời, giúp những đối tượng đó ổn định cuộc sống, có giấy tờ hợp pháp để tham gia các hoạt động xã hội, được hưởng các chế độ an sinh cần thiết.

Thống nhất đổi tên thành "Luật Căn cước"

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất với báo cáo giải trình, tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thống nhất với việc đặt tên là thẻ căn cước. Theo ông trên thực tế, đặt tên là thẻ căn cước sẽ đảm bảo gọn gàng của tên gọi...

Đối thoại - ĐBQH: Nên đổi tên “Luật căn cước công dân” thành “Luật Căn cước” (Hình 2).

ĐBQH Phạm Văn Hòa thống nhất với việc đặt tên là thẻ căn cước.

Mặc dù, một số đại biểu cho rằng việc đổi tên thẻ sẽ gây tốn kém ngân sách, tuy nhiên, dự thảo quy định những người đã được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip không nhất thiết phải đổi thẻ. Ông Hòa cho rằng việc này sẽ không gây tốn kém như lo lắng của các đại biểu.

Mặt khác, phạm vi điều chỉnh của thẻ căn cước cũng bao quát được đối tượng áp dụng của luật bao gồm công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa được xác định quốc tịch. Đây là vấn đề mới, phù hợp và cần thiết. Do đó, đại biểu cho rằng, việc đổi tên là "Thẻ căn cước" hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Ông cũng bày tỏ thống nhất với việc cần thiết cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch.

Về thông tin trong cơ sở dữ liệu, đại biểu bày tỏ nhất trí với giải trình, tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Theo ông Hòa, những dữ liệu bắt buộc ghi trong thẻ căn cước thì bắt buộc phải có như họ tên, năm sinh, quê quán, quốc tịch,… Đây là thông tin bắt buộc, còn những dữ liệu chỉ lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tham gia góp ý kiến, ĐBQH Lò Thị Luyến (đoàn Điện Biên) thống nhất gọi tên luật là Luật Căn cước, bởi các đối tượng điều chỉnh trong dự thảo luật này gồm có người gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên.

Đại biểu cho rằng, cần giải thích rõ về khái niệm “người gốc Việt Nam” trong phần giải thích từ ngữ. Tại khu vực biên giới, có những trường hợp không phải người gốc Việt, mà là cư dân của các nước lân cận sang, ta có nên cấp giấy chứng nhận, căn cước cho họ hay không? Đại biểu cho rằng vấn đề này cần nghiên cứu kỹ lưỡng.

Đối thoại - ĐBQH: Nên đổi tên “Luật căn cước công dân” thành “Luật Căn cước” (Hình 3).

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy tham gia phát biểu tại hội nghị.

Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) cho hay vấn đề về thay đổi tên gọi của dự án Luật là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến tại phiên họp, nữ đại biểu bày tỏ tán thành với việc đổi tên dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) thành dự án Luật Căn cước…

Theo đại biểu Thanh Thúy, thẻ căn cước mang tính chất định danh và thẻ căn cước công dân chủ yếu xác định vấn đề quốc tịch, chủ yếu là về mặt hình thức, còn vấn đề quan trọng nhất là dữ liệu gốc- cơ sở dữ liệu quốc gia mà chúng ta lưu trữ.

“Chúng ta đang hướng tới tiến đến một giai đoạn mà không cần phải thể hiện quá nhiều dữ liệu trên thẻ mà quan trọng nhất là dữ liệu gốc. Do đó, việc đổi tên thành Luật Căn cước, theo đại biểu cũng không có ảnh hưởng gì”, đại biểu đoàn Tây Ninh cho hay.

Phát biểu làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, dự thảo luật còn một số nội dung còn ý kiến khác nhau, trong đó về tên gọi của luật. Đa số ý kiến cho rằng tên gọi Luật Căn cước đảm bảo tính khoa học, tính phổ biến, phù hợp với thông lệ quốc tế, mang tính bao trùm, toàn diện, phù hợp với sự thay đổi phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo luật. Ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu, giải trình thấu đáo các vấn đề đại biểu nêu chưa đồng tình với tên gọi Luật Căn cước, đảm bảo các điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới.

Đổi tên “Luật căn cước” hay giữ nguyên “Luật căn cước công dân”?

Thứ 7, 26/08/2023 | 10:32
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV còn có 2 luồng ý kiến khác nhau về vấn đề tên gọi của dự án Luật căn cước công dân (sửa đổi).

Đổi tên "thẻ căn cước công dân" thành "thẻ căn cước" hay giữ nguyên?

Thứ 7, 19/08/2023 | 09:36
Về tên gọi của dự án Luật hiện vẫn còn có các ý kiến khác nhau, Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ ưu, nhược điểm của từng phương án.

Thay đổi nơi thường trú có bắt buộc phải làm lại căn cước công dân?

Thứ 2, 14/08/2023 | 10:45
Một số người dân thắc mắc, trên thẻ CCCD gắn chíp có ghi địa chỉ thường trú, vậy khi thay đổi địa chỉ thường trú, có cần xin cấp đổi CCCD hay không.
Cùng tác giả

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kêu gọi nhân viên ngành y đăng ký hiến mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:30
Theo người đứng đầu ngành y tế, tỉ lệ đăng ký hiến mô, tạng của người dân nói chung và đặc biệt tỉ lệ hiến mô, tạng sau khi chết não của Việt Nam còn rất thấp.

Giọt nước mắt hạnh phúc của các gia đình mòn mỏi “tìm” con

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Có những gia đình phải mất 5, 6 năm, 12 năm đằng đẵng đi tìm tiếng nói cười trẻ thơ. Trên tất cả niềm mong mỏi ấy đã mỉm cười với họ.

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

ĐBQH: Nhiều kỳ vọng về kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Các ĐBQH kỳ vọng những nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khi được bàn thảo, thông qua sẽ đi vào cuộc sống.

Quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 21:00
Ngày 17/5, trên cổng TTĐT Bộ Công an, bộ này đã có giải đáp thắc mắc liên quan đến quy định của pháp luật và khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điện tử.
     
Nổi bật trong ngày

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:48
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV sẽ thực hiện khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng.

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:25
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chọn phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với lái xe tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trình Quốc hội tại Kỳ họp 7.

Các lĩnh vực dự kiến chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Chủ nhật, 19/05/2024 | 11:26
Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội lựa chọn 4/5 lĩnh vực để chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 gồm: TN&MT, Kiểm toán, Công Thương, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, GD&ĐT.