Dầu vẫn sẽ là nguồn năng lượng số 1 thế giới cho đến năm 2045

Dầu vẫn sẽ là nguồn năng lượng số 1 thế giới cho đến năm 2045

Thứ 5, 30/09/2021 | 20:30
0
Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng từ 90,6 triệu thùng/ngày trong thời kỳ đại dịch hoành hành năm 2020 lên 108,2 triệu thùng/ngày vào năm 2045, và sau đó sẽ đi ngang.

Khi các quốc gia trên thế giới chuẩn bị nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 sắp diễn ra tại Glasgow, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận định rằng, theo quan điểm của họ, dầu thô sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng hàng đầu trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia ít giàu có hơn trên thế giới vẫn đang tìm kiếm tăng trưởng và mức sống cao hơn.

OPEC cho biết, việc xe điện ngày càng được sản xuất nhiều và các nguồn năng lượng thay thế và tái tạo được thúc đẩy mạnh hơn sẽ thực sự mở ra kỷ nguyên giảm nhu cầu dầu ở các nước phát triển.

Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của các nền kinh tế đang phát triển vẫn sẽ khiến dầu giữ vị trí nguồn năng lượng số 1 thế giới cho đến năm 2045, OPEC cho biết hôm 28/9 trong Báo cáo Triển vọng Dầu thế giới (WOO) hàng năm mới nhất của mình.

Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng từ 90,6 triệu thùng/ngày trong thời kỳ đại dịch hoành hành năm 2020 lên 108,2 triệu thùng/ngày vào năm 2045, và sau đó hầu như sẽ không thay đổi, OPEC đưa ra dự đoán trong báo cáo.

“Điều thấy rõ trong WOO năm nay là, nhu cầu năng lượng và dầu mỏ đã tăng lên đáng kể vào năm 2021, sau khi sụt giảm mạnh vào năm 2020, và dự báo sẽ tiếp tục mở rộng trong dài hạn”, báo cáo cho biết.

Nhu cầu năng lượng sơ cấp toàn cầu dự kiến sẽ tăng 28% trong giai đoạn 2020-2045, với tất cả các loại năng lượng, được thúc đẩy bởi quy mô nền kinh tế toàn cầu dự kiến tăng gấp đôi và dân số thế giới thêm khoảng 1,7 tỷ người vào năm 2045.

Chỉ có than sẽ ít được sử dụng hơn, trong khi các nguồn năng lượng khác sẽ có nhu cầu ngày càng tăng, mặc dù sẽ có sự thay đổi về tỉ trọng. Cụ thể, tỉ trọng cho năng lượng tái tạo, hạt nhân và khí tự nhiên sẽ lớn hơn, theo OPEC.

Thế giới - Dầu vẫn sẽ là nguồn năng lượng số 1 thế giới cho đến năm 2045

Theo Tổng thư ký OPEC Barkindo, để đáp ứng nhu cầu thị trường, sẽ cần 11,8 nghìn tỷ USD đầu tư liên quan đến dầu mỏ cho đến năm 2045. Ảnh: The Guardian Nigeria

Bản báo cáo dài 340 trang phác họa một tương lai mà ở đó nhu cầu đối với dầu sẽ giảm ở các quốc gia giàu có hơn thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), khi các nỗ lực chống biến đổi khí hậu được thực hiện dưới hình thức năng lượng tái tạo và nhiên liệu thay thế trong ô tô, máy bay và tàu thủy.

Dự báo, số lượng phương tiện trên thế giới sẽ tăng từ 1,1 tỷ lên thành 2,6 tỷ vào năm 2045, và 500 triệu trong số đó sẽ chạy bằng điện, chiếm khoảng 20% tổng số phương tiện.

Nhưng sự gia tăng dân số và mở rộng tầng lớp trung lưu ở phần còn lại của thế giới, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ đồng nghĩa với việc nhu cầu dầu tăng trong giai đoạn 2020-2045, mặc dù phần lớn sự gia tăng đó sẽ diễn ra trong nửa đầu của giai đoạn này, báo cáo của OPEC cho biết.

Dầu mỏ sẽ đáp ứng 28,1% nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2045, giảm so với mức 30% vào năm 2020 nhưng vẫn cao hơn khí đốt tự nhiên (24,4%) và than đá (17,4%). Phần còn lại được đáp ứng bởi các nguồn năng lượng thủy điện, năng lượng hạt nhân và sinh khối và các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió và mặt trời.

Báo cáo lưu ý rằng, nhận thức ngày càng tăng về sự cần thiết phải đẩy nhanh các hành động chống biến đổi khí hậu đã dẫn đến các ý định chính sách mới đầy tham vọng nhằm đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, Anh, Canada và Brazil đã đề xuất lộ trình để đạt được các mục tiêu mới.

Tuy nhiên, OPEC lưu ý, có những nghi ngờ đáng kể về việc liệu tất cả các cam kết về khí hậu đầy tham vọng đó có được hiện thực trong khung thời gian đề xuất hay không.

Ví dụ, hồi tháng 7, EU đã đưa ra gói “Fit for 55”, trong đó khối liên minh với 27 quốc gia thành viên tuyên bố sẽ giảm 55% lượng phát thải so với mức của năm 1990 vào năm 2030.

OPEC cho rằng, hiện tại kế hoạch này vẫn chính xác là một kế hoạch và cần được tất cả các quốc gia thành viên EU đàm phán và đồng ý.

Vương quốc Anh sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) từ 31/10 đến 12/11 tại Glasgow, Scotland, nơi các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tìm cách giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Minh Đức (Theo Business Standard, Guardian)

Nhiều chính phủ trên thế giới bị kiện đòi bồi thường 18 tỷ USD

Thứ 4, 29/09/2021 | 10:13
Một số công ty năng lượng đã sử dụng một quy trình pháp lý cho phép các thực thể thương mại kiện các chính phủ theo luật pháp quốc tế, Sky News đưa tin.

Tương lai nào cho các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch?

Thứ 6, 03/09/2021 | 07:30
Nhiều nhà đầu tư đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế xanh khi các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch sẽ dần dần không được chấp nhận nữa.

Big Oil hướng tới phát triển các DN năng lượng tái tạo ngay "sân nhà"

Thứ 6, 27/08/2021 | 08:27
Trong khi Big Oil tập trung đầu tư cho năng lượng tái tạo tại thị trường trong nước, thì các nước đang phát triển gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn tài chính.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Hungary sẽ tăng chi tiêu quốc phòng nếu xung đột Ukraine kéo sang năm sau

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:02
Hungary, mặc dù phản đối mạnh mẽ sự hỗ trợ tài chính-quân sự của phương Tây cho Ukraine vì lo ngại xung đột lan khắp Châu âu, cũng đã tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Tình hình Ukraine: Nga vừa tiến vừa giành thêm lợi ích chiến thuật

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:45
Các thông số hiện có cho thấy Nga đang tăng cường tập trung quân một cách bất thường ở vùng Donetsk.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.