Đằng sau cuộc hội đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Macron ở Quảng Châu

Đằng sau cuộc hội đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Macron ở Quảng Châu

Thứ 7, 08/04/2023 | 08:00
0
Hiếm khi ông Tập gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài bên ngoài thủ đô Bắc Kinh. Do đó, cuộc hội đàm không chính thức với ông Macron ở Quảng Châu có ý nghĩa nhất định.

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày vào ngày 7/4, chính phủ hai nước đã đưa ra một tuyên bố chung ủng hộ các nỗ lực hòa bình và phản đối các cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân ở Ukraine.

Tuyên bố cho biết, Trung Quốc và Pháp “ủng hộ mọi nỗ lực khôi phục hòa bình ở Ukraine trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

Hai bên tán thành các nỗ lực của cơ quan hạt nhân Liên Hợp Quốc (IAEA) nhằm thúc đẩy an ninh của “các cơ sở hạt nhân hòa bình”, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine, nơi đã nhiều lần bị pháo kích trong cuộc chiến kéo dài hơn một năm qua.

Tuyên bố do chính phủ Pháp đưa ra kêu gọi “tất cả các bên trong cuộc xung đột tuân thủ nghiêm ngặt luật nhân đạo quốc tế” và “cung cấp khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo an toàn, nhanh chóng và không bị cản trở”.

Quan tâm phát triển quan hệ với Pháp

Ông Macron và ông Tập đã đến thăm thành phố Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc hôm 7/4, chuyển sự chú ý sang các mối quan hệ kinh tế của hai nước.

Hai bên đồng ý nối lại các cuộc đàm phán cấp cao về chiến lược, kinh tế và văn hóa trong năm nay, đồng thời tăng cường hợp tác để đối phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine.

Thế giới - Đằng sau cuộc hội đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Macron ở Quảng Châu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hội đàm không chính thức ở Quảng Đông, ngày 7/4/2023. Ảnh: Getty Images

Rất hiếm khi ông Tập gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài bên ngoài thủ đô Bắc Kinh. Do đó, cuộc hội đàm không chính thức ở Quảng Châu nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm của ông Macron trong bối cảnh quan hệ của Trung Quốc với Mỹ ngày càng xấu đi. Những căng thẳng đó đã gia tăng trong tuần này khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California hôm 5/4.

“Việc ông Tập đến Quảng Châu để gặp ông Macron một lần nữa cho thấy Trung Quốc rất quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ hợp tác và ổn định với Pháp”, ông Li Mingjiang, phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết.

“Bắc Kinh hy vọng rằng ông Macron cũng có thể đóng một vai trò trong việc ổn định quan hệ EU-Trung Quốc”, ông Li nói thêm. “Đây là một mục tiêu ngoại giao rất quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ với Mỹ ngày càng xấu đi và những nỗ lực của Washington trong việc tập hợp các đồng minh và đối tác chống lại Trung Quốc”.

Nhưng cuộc “tấn công quyến rũ” của Trung Quốc chỉ có giới hạn. Trong cuộc hội đàm chính thức hôm 6/4, nhà lãnh đạo Trung Quốc không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy rằng ông sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi của ông Macron nhằm “thức tỉnh Nga và đưa mọi người trở lại bàn đàm phán” về vấn đề Ukraine.

Thay vào đó, ông Tập cho biết ông sẵn sàng đưa ra lời kêu gọi chung với ông Macron về một giải pháp chính trị ở Ukraine đáp ứng “mối quan tâm an ninh hợp pháp của tất cả các bên” – ngôn ngữ lặp lại lập luận của Bắc Kinh và Moscow rằng việc NATO mở rộng vào Đông Âu là nguồn cơn của cuộc xung đột.

Đề phòng kịch bản xấu

Ông Tập cũng cho biết ông sẵn sàng nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi “có điều kiện và thời điểm thích hợp”, theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người đi cùng ông Macron tới Bắc Kinh.

Bà von der Leyen, người đã kết thúc chuyến thăm hôm 6/4, được đón tiếp lạnh lùng hơn ông Macron vì quan điểm “diều hâu” hơn của bà đối với Trung Quốc, được nhấn mạnh trong một bài phát biểu hồi cuối tháng 3, trong đó bà von der Leyen kêu gọi các nước EU “giảm thiểu rủi ro” do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Trong cuộc hội đàm hôm 6/4, bà von der Leyen nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng mặc dù bà không coi việc tách khỏi Trung Quốc là một chiến lược khả thi hoặc đáng mong đợi đối với EU, nhưng “đồng thời, tôi có thể thấy một số rủi ro mà châu Âu nên giải quyết”.

Thế giới - Đằng sau cuộc hội đàm giữa ông Tập Cận Bình và ông Macron ở Quảng Châu (Hình 2).

Quang cảnh hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Bắc Kinh, ngày 6/4/2023. Ảnh: Xinhua

Trong một lời quở trách rõ ràng, ông Tập nói với bà von der Leyen rằng EU nên “tránh hiểu lầm và đánh giá sai”, theo nội dung cuộc họp của hai nhà lãnh đạo.

Trung Quốc đang hy vọng sẽ tách châu Âu và Mỹ ra bằng cách “quyến rũ” các nhà lãnh đạo châu Âu như ông Macron – những người ủng hộ sự tự chủ cao hơn trong chính sách đối ngoại. Nỗi sợ hãi của Bắc Kinh là châu Âu có thể áp đặt các hạn chế thương mại và đầu tư đối với Trung Quốc giống như những hạn chế do Mỹ áp đặt.

Để ngăn chặn kịch bản đó, Trung Quốc đang tìm cách khai thác sự chia rẽ trong nội bộ châu Âu về cách đối phó với Bắc Kinh, tập trung sự chú ý vào các quốc gia như Pháp và Đức, những quốc gia có hành lang kinh doanh mạnh mẽ muốn tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc.

Ông Tập, trong một bài phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-Pháp hôm 6/4, đã kêu gọi các công ty Pháp tăng cường sự hiện diện của họ ở đất nước ông và cảnh báo chống lại việc “tách rời”, khi Washington kêu gọi chính sách rút chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro an ninh mà họ cảm nhận thấy.

Minh Đức (Theo NY Times, SCMP)

Ông Macron nói về vai trò của Trung Quốc trong hòa bình cho Ukraine

Thứ 4, 05/04/2023 | 17:54
Ngoài vấn đề Ukraine, nhà lãnh đạo Pháp hy vọng có thể củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc - một đối tác thương mại quan trọng.

Trung Quốc muốn gì từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron?

Thứ 4, 05/04/2023 | 11:52
Với việc bà Merkel đã nghỉ hưu, ông Macron giờ được coi là người có thể thúc đẩy EU hướng tới một lập trường ôn hòa hơn đối với Trung Quốc.

Mục đích Tổng thống Pháp Macron đến Trung Quốc gặp ông Tập Cận Bình

Thứ 2, 03/04/2023 | 21:11
Nỗ lực của ông Macron có thể bị làm cho phức tạp thêm trong bối cảnh quan hệ EU-Trung Quốc trở nên lúng túng vì những bình luận gần đây của bà von der Leyen.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.