Đăng cai đường đua F1: “Mỏ vàng” hay “trái đắng”?

Đăng cai đường đua F1: “Mỏ vàng” hay “trái đắng”?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 4, 02/06/2021 | 07:19
0
GIải đua Công thức 1 đang ngày càng giảm sức hút trên toàn cầu, trong khi chi phí bỏ ra tổ chức giải đua được cho là xa xỉ trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Xu hướng thị trường - Đăng cai đường đua F1: “Mỏ vàng” hay “trái đắng”?

Singapore là quốc gia châu Á hiếm hoi kéo dài tổ chức F1 đến gần 15 năm.

Gần 15 năm kể từ khi Singapore đăng cai tổ chức giải đua Grand Prix Công thức Một (F1), quốc gia này bắt đầu xem xét những lợi ích mà môn thể thao tốc độ cao mang lại về mặt kinh tế, theo CNA.

Khi Singapore đăng cai tổ chức cuộc đua khai mạc vào năm 2008, Phó Chủ tịch Tổng cục Du lịch Singapore (STB) Lim Neo Chian khi ấy rất lạc quan về việc đạt được mục tiêu khổng lồ: 100 triệu SGD (đô la Singapore) -  khoảng 75 triệu USD - doanh thu du lịch trong ba ngày diễn ra sự kiện.

“Chúng tôi đã bán được khoảng 100.000 vé ... khoảng 45.000 đến 50.000 vé trong số đó sẽ là khách du lịch”, Lim nói với truyền thông vào cuối tuần trước khi cuộc đua bắt đầu, đồng thời cho biết có khoảng 10.000 người tham dự là giới lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn.

Cuộc đua khi đó đã thu hút sự tham gia của những gương mặt hàng đầu, như chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Lenovo William Amelio, chủ tịch Howard Stringer của Sony và giám đốc điều hành Sir Fred Goodwin của Ngân hàng Hoàng gia Scotland.

Không khó hiểu vì sao Singapore tự tin bỏ ra 150 triệu SGD để tổ chức cuộc đua, trong đó chính phủ chi đến 60%.

F1 không phải món hời

Nhưng viễn cảnh đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ cho các thành phố đăng cai. Melbourne, sau khi đăng cai tổ chức cuộc đua trong 14 năm, đã lỗ khoảng 30 triệu USD vào năm 2007.

Tuy nhiên, thành phố vẫn tiếp tục tổ chức sự kiện này vì những giá trị vô hình đến từ lượng khách du lịch mang lại.

Nhưng các quốc gia khác như Malaysia, quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật Bản đăng cai tổ chức F1 năm 1999, nhận ra điều đó không xứng đáng.

Với số lượng người tham gia giảm - còn 80.000 trong năm 2016 - từ mức cao 126.690 - cùng chi phí tổ chức ở mức cao ngất ngưởng, Malaysia đã hủy bỏ giải đua chỉ một năm sau đó.

Sự thành công của F1 mang tính thất thường ở châu Á, với các giải đua ở Hàn Quốc và Ấn Độ chỉ kéo dài bốn và ba năm trong những năm 2010.

Về cơ bản, công chúng dường như đã không còn hứng thú đối với môn thể thao tốc độ cao này. Năm 2008, khi Singapore tổ chức Grand Prix đầu tiên, có 600 triệu người theo dõi trên toàn cầu, con số này giảm xuống mức 350 triệu vào năm 2017.  

Dù có sự phục hồi nhẹ lên 433 triệu người vào năm 2020 nhưng các dấu hiệu cho thấy sự quan tâm đến môn thể thao đang giảm dần.

11 cuộc đua mà Singapore đăng cai cho đến nay được cho là đã mang lại 1,4 tỷ SGD từ doanh thu du lịch gia tăng - tính ra khoảng 130 triệu SGD/năm, ít hơn số tiền mà Singapore chi để đăng cai cuộc đua.

Vào năm 2017, một thỏa thuận cho đến năm 2021 đã được ký kết giúp chi phí tổ chức giảm nhẹ từ 150 triệu SGD/năm xuống còn 135 triệu SGD.

Ngã tư đường

Xu hướng thị trường - Đăng cai đường đua F1: “Mỏ vàng” hay “trái đắng”? (Hình 2).

Đường đua F1 của Singapore.

Singapore đã xoay sở để đi ngược xu hướng châu Á và trở thành một điểm đến chính của F1 trong hơn một thập kỷ.

Nhưng khi môn thể thao này hướng tới ngã tư đường trong một thế giới COVID-19 đầy biến động - với nguy cơ sức khỏe cộng đồng tiềm ẩn và kinh tế vô định – đây là thời điểm để xem xét tương lai của F1.

Với tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm, một số người đã chỉ ra F1 là một sự xa hoa, lãng phí.

James Walton, người đứng đầu nhóm kinh doanh thể thao Deloitte Đông Nam Á, nói với truyền thông vào năm 2019 rằng bất kỳ khoản chi tiêu nào cho F1 “có thể bị công chúng coi là xa xỉ” trong thời kỳ suy thoái tài chính toàn cầu.

Tâm lý đó càng đẩy cao hơn trong bối cảnh kinh tế trì trệ, mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao trên toàn thế giới, F1 sẽ không phù hợp với đa số.

Hơn nữa, khi Singapore cùng với nhiều quốc gia khác đưa các vấn đề về tính bền vững và biến đổi khí hậu lên hàng đầu trong ý thức xã hội, việc đăng cai tổ chức F1 dường như đang đi ngược những nỗ lực đó.

Những kỷ lục của F1 có lẽ không đủ để lấn át tổng lượng khí thải carbon trên 256.000 tấn trong năm 2018 của môn thể thao này, liên quan đến các hoạt động hậu cần cho các cuộc đua trên khắp thế giới - vận chuyển đội đua, thiết bị và xe - chiếm 45% lượng thải carbon của các môn thể thao.

Hơn thế nữa, những thuận lợi về thuế và môi trường kinh doanh đã thu hút nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới chuyển đến Singapore hoặc ít nhất là thành lập văn phòng tại đây.

Việc tổ chức một giải đua xa xỉ để thu hút giới tinh hoa tụ hội dường như không còn cần thiết.

Năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với thể thao nói chung, nhưng nó cũng có thể là một thời điểm để các quốc gia xem xét lại việc đăng cai tổ chức một số sự kiện thể thao bị cho là lãng phí.

Hà Nội đăng cai giải đua F1, trường đua được xây mới hoàn toàn

Thứ 4, 07/11/2018 | 16:55
Năm 2020, Thủ đô Hà Nội sẽ trở thành thành phố thứ 22 đăng cai Giải đua xe Công thức 1 (F1) trên thế giới và là quốc gia thứ 3 có đường đua trên phố.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.