Dân than phiền giá điện: EVN đang kinh doanh thế nào?

Dân than phiền giá điện: EVN đang kinh doanh thế nào?

Nguyễn Hoàng Yến
Thứ 5, 20/08/2020 | 11:46
1
Đề xuất giá bán lẻ điện một giá của bộ Công Thương không nhận được sự đồng tình của người dân vì nó cao gấp rưỡi giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng theo cách tính bậc thang. Dư luận băn khoăn, “ông lớn” EVN đang kinh doanh điện thế nào…

“Chúa chổm” 495.046 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính mới nhất được công bố của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019, doanh thu thuần EVN trong năm này đạt 394.889 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018. Tuy nhiên do giá vốn tăng thêm 56.000 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp đạt 51.037 tỷ đồng, giảm 4% so với lợi nhuận 2018.

Sau khi cân đối với một số khoản thu chi khác, doanh nghiệp (DN) đạt lợi nhuận trước thuế gần 12.500 tỷ đồng, lãi sau thuế 9.720 tỷ đồng, tăng lần lượt 38% và gần 42,6% so với năm 2018.

Lợi nhuận này của EVN chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh chính là sản xuất, điều độ và mua bán điện năng, bởi vì hoạt động kinh doanh tài chính, đầu tư trong công ty liên doanh liên kết và đầu tư khác chỉ chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận rất nhỏ, thậm chí có khoản mục bị lỗ.

Thế nhưng, điều nghịch lý là, tuy kinh doanh có lãi đến gần 10.000 tỷ như vậy, “ông lớn” DN Nhà nước này lại đang là một “chúa chổm” khổng lồ vì khoản nợ phải trả tính đến cuối năm 2019 là 495.046 tỷ đồng (tăng 1,2% so với con số 489.058 tỷ đồng hồi đầu năm). Trong đó, chủ yếu là nợ dài hạn 364.564 tỷ đồng (chiếm 73,6%), còn lại là nợ ngắn hạn 130.482 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của DN đến ngày 31/12/2019 là 226.414 tỷ đồng. Tính ra, tổng nợ của EVN đang gấp 2,18 lần vốn chủ sở hữu.

Tiêu dùng & Dư luận - Dân than phiền giá điện: EVN đang kinh doanh thế nào?

"Ông lớn" EVN đang là "Chúa Chổm" nợ nần (ảnh minh hoạ)

Nhìn vào bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của EVN năm 2019 thì thấy việc quản lý dòng tiền tại DN này có một số vấn đề cần lưu ý. Theo đó, lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thì khá “lành mạnh” với con số lưu chuyển là 79.922 tỷ đồng; song dòng tiền từ hoạt động đầu tư đang âm 67.724 tỷ đồng, từ hoạt động tài chính âm 8.753 tỷ đồng. Trong tổng số nợ 495.046 tỷ đồng của EVN hiện tại thì có đến 357.477 tỷ đồng đến từ các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn.

Vấn đề công nợ của EVN đã buộc công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam phải đưa vào danh mục 3 vấn đề cần nhấn mạnh nhất của báo cáo kiểm toán độc lập do công ty này đảm nhiệm.

Đáng lưu ý, thuật ngữ “lỗ tỷ giá” (phần lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái từ các khoản mục có gốc ngoại tệ) là cụm từ được sử dụng nhiều năm nay trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn Điện lực Việt Nam và cũng là lý do được “nhà đèn” nhắc đến nhiều nhất trước mỗi lần chuẩn bị tăng giá điện. Thế nhưng, năm 2019, lỗ tỷ giá của EVN chỉ còn là 3.014 tỷ đồng, giảm hơn 2/3 so với con số 9.500 tỷ đồng của năm 2018.

Thực chất, “gánh nặng dòng tiền” của EVN nằm ở số tiền trả nợ gốc vay hàng năm. Năm 2019 EVN phải trả nợ gốc vay tới 54.856 tỷ đồng, năm 2018 thậm chí lên tới 64.055 tỷ đồng. Ngoài trả nợ gốc, năm 2019 EVN còn phải trả khoản lãi vay 19.324 tỷ đồng. Tính ra, mỗi ngày “ông lớn” điện lực phải trả 203 tỷ đồng cả gốc và lãi vay. Tuy nhiên, các khoản vay này đến từ đâu thì không được nhà đèn tiết lộ.

Tại thời điểm 31/12/2019, EVN đang nợ 495.046 tỷ đồng, trong đó 357.477 tỷ đồng đến từ các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Trong năm 2019, mỗi ngày “ông lớn” điện lực phải trả 203 tỷ đồng cả gốc và lãi vay.

Lương nhân sự EVN vượt kế hoạch

Quỹ tiền lương tập đoàn này chi trong năm 2019 là 1.254 tỷ đồng, tăng 20 tỷ đồng so với con số dự chi là 1.234 tỷ đồng. Với 4.638 nhân sự, lương bình quân người lao động của EVN năm 2019 là 22,5 triệu đồng/người/tháng, vượt kế hoạch ban đầu là 21,1 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, 14 lãnh đạo tập đoàn có mức lương bình quân là 47,1 triệu đồng/người/tháng.

Trong năm 2020, EVN dự kiến lao động thực tế sử dụng bình quân là 4.767 người; quỹ tiền lương lương người lao động là 1.290 tỷ đồng; quỹ lương lãnh đạo gần 8,1 tỷ đồng. Theo đó, kế hoạch tiền lương bình quân cho người lao động sẽ tăng nhẹ còn lương lãnh đạo sẽ tăng hơn 1 triệu đồng/người/tháng.

Đây là khoản lương, chưa bao gồm thưởng và thu nhập khác (nếu có).

Năm 2025 EVN hết độc quyền, người dân được đàm phán giá điện?

Câu chuyện bán điện có lãi nhưng vẫn "è cổ" trả nợ của EVN phản ánh thực trạng bất cập về nguồn vốn đầu tư trong DN này. "Vì sao không đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư để giảm gánh nặng trả nợ vốn và lãi vay tại EVN?" là câu hỏi mọi người dân quan tâm và cũng mục tiêu khi cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại DN này.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu rằng Chính phủ không đi bán bia, bán sữa hộ DN, thời điểm tiến hành thoái vốn Nhà nước tại tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk). Chiến lược cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vẫn đang được triển khai tại nhiều ngành nghề khác, trong đó có ngành điện, nhằm giúp DN tự thân vận động trong nền kinh tế thị trường. Chiến lược này cũng phù hợp với nguyện vọng của người dân về việc được sử dụng hàng hoá chất lượng cao, giá cả hợp lý cùng cơ chế minh bạch trong chia sẻ thông tin hàng hoá.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lược quốc gia của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng đã đặt mục tiêu xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có nội dung cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực năng lượng.

Theo thông tin từ EVN, hiện nay Tập đoàn này đang chuẩn bị thoái vốn Nhà nước 26.605 tỷ đồng tại công ty con là tổng công ty Phát điện 2 (Genco 2), đồng thời thực hiện các thủ tục liên quan để xác định giá trị doanh nghiệp tổng công ty Phát điện 1 (Genco 1) và thủ tục để thoái vốn tại tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh, công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance). Hiện EVN đang nắm 100% vốn của GENCO 1,2, nắm 46,47% vốn của Thiết bị điện Đông Anh và 1% tại EVNFinance.

Tập đoàn này cũng đang trình hội đồng thành viên Tập đoàn đề án tách bạch mô hình tổ chức giữa khâu phân phối điện và khâu kinh doanh bán lẻ điện của các tổng công ty điện lực

Trong một diễn biến liên quan, ngày 9/6/2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi bộ Công Thương, ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN về chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam.

Trước đó, tại Tờ trình phê duyệt chủ trương xây dựng, phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 12/2/2020, bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch 4 giai đoạn cho thị trường bán lẻ điện ở Việt Nam. Theo kế hoạch này, từ sau năm 2025, người dân có thể tham gia vào thị trường bán lẻ điện và lựa chọn đơn vị bán lẻ điện cho mình.

Bộ Công Thương muốn rút phương án điện một giá vì “rất phức tạp”

Ngày 18/8, tại cuộc họp nội bộ bộ Công Thương về dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng cục Điều tiết Điện lực, đã kiến nghị rút phương án 2A và 2B, tiếp tục cải tiến, sửa đổi biểu giá điện bậc thang từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Nếu kiến nghị này được chấp nhận, phương án điện một giá trong dự thảo mà bộ Công Thương đang xây dựng sẽ không còn.

Sau quá trình nghiên cứu phản hồi của các chuyên gia và người dân, ông Tuấn cho rằng phương án điện một giá không khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện. Ông Hoàng Tiến Dũng – Cục trưởng cục Điện lực & Năng lượng tái tạo cũng đồng tình rút phương án một giá điện vì chỉ khoảng 2% số hộ sử dụng điện có thể lựa chọn phương án này.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, phương án một giá điện "đánh đồng giữa các đối tượng sử dụng điện, vi phạm nguyên tắc trong xây dựng biểu giá bán lẻ điện là đảm bảo tiết kiệm năng lượng", nếu thực hiện sẽ "rất phức tạp".

Trước đó, đề xuất giá bán lẻ điện mới, bao gồm phương án điện một giá bị dư luận phản đối do cao hơn 45 – 55% bình quân giá bán lẻ điện hiện hành, và rằng đề xuất của EVN thực chất “chỉ là cho có” để xoa dịu dư luận, còn bản chất giá điện cao và thiếu minh bạch thì không thay đổi.

 

Vì sao bộ Công Thương muốn rút phương án điện một giá?

Thứ 3, 18/08/2020 | 16:56
Liên quan đến việc cải tiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, cục Điều tiết điện lực đề nghị rút lại phương án để người dân lựa chọn giữa điện một giá và điện bậc thang.

Điện một giá cao gấp rưỡi giá bán lẻ điện bình quân sẽ “chỉ là cho có”?

Thứ 6, 14/08/2020 | 10:50
Dự luận đưa ra ý kiến cho rằng, nếu đã là một giá điện thì phải gần với giá bán điện bình quân vì thực chất đây đã là mức giá đã gồm chi phí, lợi nhuận cho ngành điện. Nếu vậy, quy định mức điện một giá bằng 145-155% giá bán lẻ điện bình quân sẽ “chỉ là cho có”?

Điện một giá cao nhất 2.889 đồng/kWh: Có thực sự rẻ hơn giá bậc thang?

Thứ 5, 13/08/2020 | 07:17
Bộ Công Thương chính thức đưa ra đề xuất giá bán lẻ điện một giá bên cạnh biểu giá điện 5 bậc thang để khách hàng dùng điện sinh hoạt lựa chọn. Theo đề xuất này, mức giá điện một giá sẽ cao hơn từ 145 - 155% so với giá bán lẻ điện bình quân, tức từ 2.703 - 2.889 đồng/kWh (chưa tính VAT). Với cách tính mới, người dùng nhiều điện sẽ có phần lợi hơn nếu tính tiền theo điện một giá, còn dùng ít sẽ có lợi nếu tính theo bậc thang.

Bộ Công Thương chính thức đề xuất biểu giá "điện một giá", cao nhất là 2.889 đồng/kWh

Thứ 2, 10/08/2020 | 20:52
Bên cạnh phương án tính giá điện 5 bậc thang, bộ Công Thương chính thức đề xuất thêm việc áp dụng cách tính giá bán lẻ điện một giá.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Doanh thu du lịch đạt hơn 1.306 tỷ đồng dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 4, 01/05/2024 | 18:41
Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 – 1/5), Khánh Hòa đón 969.955 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng. Công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú khoảng 87,4%.

Giá gạo có chiều hướng giảm nhẹ: Những con số và dự báo

Thứ 3, 30/04/2024 | 11:31
Giá lúa gạo hôm nay (30/4) tại thị trường trong nước điều chỉnh giảm nhẹ 50 - 100 đồng/kg với gạo và giữ ổn định với lúa.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:39
Theo EVN, hiện mới vào mùa nắng nóng ở miền Bắc nên dự báo nhiều khả năng tiếp tục tăng lên trong những tháng tiếp theo.

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc "chờ sức bật"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:00
Thời gian qua trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Quảng Nam thêm sản phẩm mới kích cầu du lịch hè 2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 13:48
Dự án bên cạnh tạo điểm đến mới còn tạo công ăn việc làm hơn 1.000 đồng bào người Cơ Tu, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế huyện miền núi.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 30/4: Biến động khó lường

Thứ 3, 30/04/2024 | 09:48
Giá vàng hôm nay biến động khó lường khi thị trường tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu vào ngày 30/4.

Gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đồng Nai: Chạy đua tiến độ xuyên lễ trên công trường cầu Nhơn Trạch

Thứ 3, 30/04/2024 | 19:15
Dự án thi công cầu Nhơn Trạch nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp.HCM có tổng chiều dài 2,6km, đường dẫn 2 đầu cầu dài 5,6km với 500 kỹ sư, công nhân thi công xuyên lễ.

Khánh Hòa: Doanh thu du lịch đạt hơn 1.306 tỷ đồng dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 4, 01/05/2024 | 18:41
Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 27/4 – 1/5), Khánh Hòa đón 969.955 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng. Công suất phòng bình quân của các cơ sở lưu trú khoảng 87,4%.

Giá gạo có chiều hướng giảm nhẹ: Những con số và dự báo

Thứ 3, 30/04/2024 | 11:31
Giá lúa gạo hôm nay (30/4) tại thị trường trong nước điều chỉnh giảm nhẹ 50 - 100 đồng/kg với gạo và giữ ổn định với lúa.