Đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá cả hàng hóa từ nay đến cuối năm

Đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá cả hàng hóa từ nay đến cuối năm

Chủ nhật, 17/09/2023 | 07:08
0
Các doanh nghiệp phân phối đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung ổn định, không có sự gián đoạn trong cung cấp hàng hóa cũng như đột biến về giá cả từ nay cho đến cuối năm.

Báo Kinh tế & Đô thị dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước đạt 515,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ năm học mới tăng cao và tháng 8 là tháng mùa hè cuối cùng của năm, cũng là thời điểm cuối kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên nên các hoạt động du lịch cũng như vui chơi ngoài trời nhộn nhịp hơn.

Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.043,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 19,2%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,7% (cùng kỳ năm 2022 tăng 15,1%).

Như vậy, chỉ còn 4 tháng tới là bước vào cao điểm hàng hóa cuối năm, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về bình ổn giá từ nay cho đến cuối năm và đặc biệt trong các dịp lễ, Tết, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, các doanh nghiệp phân phối đang nỗ lực đảm bảo nguồn cung ổn định, không có sự gián đoạn trong cung cấp hàng hóa cũng như đột biến về giá cả cho người tiêu dùng.

Thường xuyên mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long, chị Hoàng Kim Anh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, chia sẻ với VTV: "Ở đây mình thấy có thịt gà lúc nào cũng dao động trong khoảng 30.000 - 40.000 đồng. Hiện VAT giảm nên mình có thể mua thêm nhiều hoa quả hơn, tiết kiệm được tiền đi ăn với bạn bè ở ngoài".

"Bánh mì vẫn giữ giá, thịt tăng giá không đáng kể, rau, các thứ cô mua thoải mái hơn", cô Đỗ Bích Linh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết.

Giá cả các mặt hàng không biến động nhiều là nhận định chung của người tiêu dùng khi mua sắm tại siêu thị.

Kinh tế - Đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá cả hàng hóa từ nay đến cuối năm

Người dân mua sắm tại siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh: Nguyễn Đăng/Kinh tế & Đô thị

Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trong tháng 8 vừa qua, đại diện siêu thị Big C Thăng Long cho biết, lượng khách hàng đến mua sắm tăng hơn tháng trước và cũng rộng tay chi tiền mua đồ ăn, thức uống. Trong thời gian tới, siêu thị sẽ làm việc với hơn 1.000 nhà cung cấp để đảm bảo không tăng giá các mặt hàng thiết yếu.

"Siêu thị sẽ làm việc với các nhà cung cấp để đặt một số lượng hàng lớn trong thời gian nhất định, nhằm đảm bảo hàng hóa luôn dồi dào và đảm bảo chính sách về giá", ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long nói.

Bên cạnh đó, các hệ thống phân phối cũng cho biết họ luôn có kế hoạch điều tiết vận hành, tiết kiệm tối đa chi phí để cắt giảm giá trực tiếp sản phẩm cho khách hàng nhằm bình ổn giá.

"Mô hình online to offline đang dần mang lại hiệu quả cùng với việc đảm bảo một sản lượng lớn trong thời gian dài, chúng tôi cũng có điều kiện kết nối với nhà cung cấp đến khách hàng ở mức giá gần như không thay đổi", ông Phạm Ngọc Long, Phó Giám đốc Ubo Food, cho biết.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch để đảm bảo nguồn cung và giá cả hàng hóa từ nay đến cuối năm, không gây ra tình trạng đẩy giá, đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.

"Từ nay đến cuối năm, Bộ Công thương cũng có những chỉ đạo với UBND các tỉnh, thành phố và Sở Công Thương đẩy mạnh chương trình kích cầu gắn với bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024. Những hàng hóa để phục vụ người dân trong dịp Lễ Tết sẽ được bảo đảm đầy đủ, với giá cả phù hợp", bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, thông tin với VTV.

Bộ Công Thương cũng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cơ sở kinh doanh, chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, chợ trung tâm thương mại, kho để nắm được nguồn cung cũng như giá bán, có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm về găm hàng, đầu cơ gây ảnh hưởng giá cả thị trường.

Trong khi đó, theo Thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội, để kích cầu tiêu dùng, chương trình khuyến mại năm nay kéo dài hơn và tập trung vào từng loại hàng hoá theo chủ đề từng tháng.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, Trần Thị Lan Phương cho biết, hiện đơn vụ đã nhận được 21.000 chương trình khuyến mại của 4.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, gấp đôi năm trước và còn tiếp tục bổ sung thêm trong thời gian tới.

Trong tháng 11, sự kiện “Tháng khuyến mại” được triển khai trên địa bàn toàn thành phố với đối tượng tham gia là các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Cũng trong tháng 11, sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight sale 2023” diễn ra vào dịp Black Friday, thu hút khoảng 200 doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, các chuỗi, cơ sở sản xuất, kinh doanh...

Minh Hoa (t/h)

Hết quý II/2023, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu hơn 7.400 tỷ đồng

Thứ 5, 14/09/2023 | 14:57
Ngày 13/9, Bộ Tài chính công bố thông tin về tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu quý II/2023.

Tp.HCM: Giải pháp bình ổn giá, không để hàng hóa "ăn theo" tăng lương

Thứ 2, 24/07/2023 | 11:20
Để kìm giá cả hàng hóa, Tp.HCM đã triển khai hàng loạt hoạt động bình ổn giá, thúc đẩy bán lẻ, góp phần ngăn chặn làn sóng tăng giá khi lương tăng.

Vì sao đưa thịt lợn vào danh mục bình ổn giá?

Thứ 3, 23/05/2023 | 17:47
Thịt lợn là mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, thiết yếu đối với người dân và nếu gặp sự cố về dịch bệnh, cung ứng... sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.

Quỹ bình ổn xăng dầu có đang gây bất ổn?

Thứ 3, 14/02/2023 | 17:34
PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, Quỹ bình ổn xăng dầu chưa thực hiện tốt chức năng bình ổn giá, nhất là khi sử dụng quỹ có xu hướng cao hơn trong 3 năm gần đây.
Cùng chuyên mục

Lăng kính chứng khoán 13/5: Chọn "tiền tươi thóc thật" thay vì kỳ vọng

Thứ 2, 13/05/2024 | 07:00
Tốc độ phục hồi lợi nhuận sẽ là yếu tố tiên quyết cần được quan tâm để tránh rơi vào trạng thái "bẫy giá trị" khi cổ phiếu tưởng rẻ nhưng lại không tăng trưởng.

Quảng Nam đồng ý gia hạn tiến độ dự án của Công ty An Dương

Thứ 2, 13/05/2024 | 07:00
Trường hợp không thể hoàn thành công tác bồi thường giải phóng phần diện tích còn lại, chủ đầu tư rà soát lập hồ sơ, thủ tục đề xuất phương án để kết thúc dự án.

Mỹ trình làng USV thứ 3 thuộc chương trình “Chúa tể Hạm đội Ma” – Overlord

Thứ 2, 13/05/2024 | 06:15
Chương trình “Chúa tể Hạm đội Ma” – Overlord của Hải quân Mỹ rất quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng công nghệ không người lái trên khắp các tuyến đường biển.

Saigon Glory của Chủ tịch Vũ Quang Bảo bị xử phạt

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:24
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Saigon Glory bị phạt 92,5 triệu đồng vì không gửi nội dung công bố thông tin trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Tiềm năng nào cho mảng BĐS bán lẻ Việt Nam trong năm 2024?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 18:02
Tâm lý người tiêu dùng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến đà tăng trưởng của thị trường BĐS cho thuê bán lẻ tại Việt Nam.
     
Nổi bật trong ngày

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.

Giá vàng 12/5: Vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới kết thúc tuần tăng giá. Giá vàng trong nước giảm mạnh cuối tuần nhưng vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng.

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp: Mở rộng cơ hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:00
Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam vừa được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp.